Monday, 7 October 2013

$9 tỉ Mỹ kim: Đại gia kín tiếng đứng sau thương vụ 92 máy bay của Vietjet Air là ai?



Cập nhật lúc: 10/1/2013 5:03:31 PM
$9 tỉ Mỹ kim: Đại gia kín tiếng đứng sau thương vụ 92 máy bay của Vietjet Air là ai?


Vợ chồng doanh nhân Hùng - Thảo

Chỉ trong một ngày, hai thương vụ trị giá hàng tỷ USD là thông qua việc sáp nhập hai ngân hàng và mua 100 máy bay mới đã gây rung động thị trường Việt Nam. Điều đáng nói, cả hai đều liên quan đến một tập đoàn lớn và doanh nhân thành đạt, kín tiếng.
           
Chỉ với hai thương vụ nay, doanh nghiệp và doanh nhân này đã xứng là đại gia số 1 của năm 2013.


Sovico ai biết đều nể

Trong giới đầu tư, cái tên Sovico Holdings đã rất nổi tiếng với khá nhiều vụ đầu tư lớn trong lĩnh vực BĐS và liên quan tới nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, tên tuổi của một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này chưa thực sự được biết đến trên diện rộng cho đến khi DN này lấn sân sang lĩnh vực hàng không.

Hôm 25/9, hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJetAir đã ký kết thỏa thuận mua 92 chiếc A320 của hãng Airbus tại Paris trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thương vụ trị giá khoảng 9 tỷ USD của VietjetAir gây chấn động ngành hàng không không chỉ trong nước mà cả quốc tế và nó được xem như một cú bứt phá mạnh mẽ muốn vươn rộng hơn ra các thị trường quốc tế của hãng hàng không giá rẻ mới vài năm tuổi đời này.

Thông tin ban đầu cho thấy, số tiền khổng lồ dùng để mua 92 máy bay (62 chiếc sẽ được giao cho VietJetAir trong vòng 8 năm) và thuê 8 chiếc nói trên chủ yếu sử dụng vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài.

Cũng giống như đại đa số các hãng hàng không giá rẻ khác, VietJetAir dùng tiền vay để tài trợ cho đội bay của mình. Tuy nhiên, quyết định trang bị thêm 100 máy bay cùng với số tiền bỏ ra rất lớn cho thấy thực lực cũng như vị thế của các ông chủ VietJetAir quả là to lớn.

Vậy ai là ông chủ của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, mới chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2011 và đã bất ngờ ước lãi khoảng 120 tỷ đồng trước thuế trong 7 tháng đầu năm 2013; dự kiến IPO, niêm yết trên TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới này?

Cho tới thời điểm hiện nay, thông tin đầy đủ về cổ đông VietJetAir chưa có nhưng giới đầu tư đã biết đến tập đoàn tư nhân Sovico Holdings có vai trò là cổ đông cổ đông lớn của hãng hàng không này. Và như thế, thương vụ của VietJetAir là một sự bất ngờ về vị thế của tập đoàn Sovico.

Cùng ngày với thương vụ “trăm tỷ USD” nói trên, giới đầu tư còn đón nhận thông tin Đại hội cổ đông bất thường Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) đã thông qua các văn kiện quan trọng để sáp nhập vào HDBank.

Thông tin về vụ sáp nhập này đã được nói đến nhiều và đã được NHNN chấp thuận từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, đại hội của DaiABank hôm 25/9 mới là câu trả lời cuối cùng của cổ đông của ngân hàng có vốn điều lệ 3.100 tỷ và mạng lưới gần 70 điểm giao dịch trên cả nước, chấp nhận xóa sổ tên tuổi để sáp nhập vào HDBank. Gần đây, 2 vị trí cao nhất tại DaiABank đều là người từ HDBank sang.

Điều mà nhiều người quan tâm là HDBank và DaiABank có quan hệ mật thiết với Tập đoàn Sovico Holdings. Ông Chu Việt Cường vừa được bầu vào vị trí chủ tịch HĐQT DaiABank là thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc điều hành của Sovico Holdings. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - cổ đông sáng lập, chủ tịch điều hành của Sovico Holdings là phó chủ tịch HDBank.


Gương mặt đại gia bí ẩn

Nói đến VietJetAir và HDBank gần đây nhiều người mới biết đến Sovico Holdings nhưng với giới đầu tư tài chính, cái tên này khá quen thuộc. Chủ nhân của tập đoàn tư nhân này là vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng-Nguyễn Thị Phương Thảo, là 2 trong 3 sáng lập viên xây dựng Sovico (cùng ông Nguyễn Cảnh Sơn) từ những ngày đầu thành lập - năm 1992.

Ông Hùng hiện là chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, trong khi bà Thảo là chủ tịch điều hành.

Ông Hùng được biết đến là thành viên Hội đồng tư vấn doanh nghiệp của APEC (ABAC) do Thủ Tướng phê chuẩn; là phó chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản; uỷ viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ; thành viên duy nhất của DN Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.

Ông là kỹ sư năng lượng, tiến sỹ chuyên ngành tự động hóa, viện sỹ Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên bang Nga. Còn bà Thảo là cử nhân kinh tế và tín dụng - ngân hàng, tiến sỹ kinh tế, ủy viên sáng lập Viện Hàn Lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên Bang Nga.

Với năng lực cá nhân và uy tín ở trong nước và quốc tế, ông Hùng và bà Thảo đã cùng Sovico đầu tư vào nhiều DN trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tập đoàn này hiện là cổ đông chính của HDBank, Chứng khoán Phú Gia, Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital. Trong lĩnh vực BĐS, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng; rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, CTCP Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM… Trước đó, theo thông tin từ Sovico, tập đoàn này là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank.

Trong lĩnh vực hàng không, Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam - VietJet Air. Ngoài ra, Sovico còn rót vốn vào những lĩnh vực khác như thủy điện, cao su, giáo dục, thương mại...

Giống như đại gia “gốc” Nga khác, ông Hùng đã xây dựng cơ nghiệp ban đầu của mình tại Liên bang Nga từ cuối thập kỷ 80 với các ngành hàng như tiêu dùng, nhu yếu phẩm, hàng thực phẩm, điện tử, may mặc… Chủ trường quay về thị trường Việt Nam bắt đầu tư giữa những năm 2.000 đến nay và tập trung trong hai lĩnh vực chính là BĐS, tài chính ngân hàng.

Riêng với ông Hùng, mảng hàng không là một sự khác biệt và là dấu mốc quan trọng thể hiện định hướng chiến lược phát triển của Sovico.

Trong khi rất nhiều DN từ nhỏ tới lớn đang vật lộn trong khó khăn vì đầu tư dàn trải, đa ngành, tập đoàn của ông Hùng-bà Thảo lại đang đầu tư rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực. Nhiều người cảm giác e ngại về sự phát triển mạnh mẽ của tập đoàn này. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, những dự án mà Sovico triển khai, trong đó có VietJetAir - một dự án rất mạo hiểm trong một thị trường “tồn tại đã khó” - lại rất tích cực.

Hãng hàng không tư nhất duy nhất của Việt Nam hiện còn bay hồi đầu tháng 9 cho biết, DN đã có lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm (thay vì dự kiến lỗ 3 năm) và dự định sẽ IPO và niêm yết ở TTCK nước ngoài trong vòng 18 tháng tới. Tới cuối tháng 8 vừa qua, VietJetAir đã nâng thị phần ở thị trường nội địa lên 20% bằng việc mở thêm các đường bay mới, vượt qua Jetstar Paciffic - một hãng hàng không giá rẻ khác thuộc quyền sở hữu của Vietnam Airlines (hiện nắm 12%).


Theo Vietnamnet
source
TiVi Tuan San

Wednesday, 4 September 2013

Microsoft mua lại hãng điện thoại Nokia với giá 7.2 tỷ Mỹ kim



Microsoft mua lại hãng điện thoại Nokia với giá 7.2 tỷ Mỹ kim
(VienDongDaily.Com - 03/09/2013)
HELSINKI, Phần Lan - Vào tối Thứ Hai, hãng điện tử Microsoft loan báo rằng, hãng sẽ mua lại ngành kinh doanh điện thoại di động của Nokia – một thỏa thuận quan trọng làm cho Microsoft trở thành đối thủ trực diện với Apple và Google, trong thị trường điện thoại thông minh hiện nay.
Cuộc mua bán trị giá 5.4 tỷ euro (7.2 tỷ Mỹ kim) này cho phép Microsoft kiểm soát hãng chế tạo điện thoại di động lớn hàng thứ hai trên thế giới, theo IDC cho biết. Hãng Nokia của Phần Lan đứng sau Samsung trong số thương vụ bán điện thoại di động, nhưng vượt xa vị trí thứ ba của Apple, theo IDC cho hay.
Tuy nhiên, Nokia là một công ty gặp khó khăn trầm trọng và nhanh chóng mất đi sức mạnh thương nghiệp. Điều này đặc biệt đúng trong thị trường điện thoại thông minh, mà Microsoft ao ước. Từng một thời thống trị trong lãnh vực này, Nokia không còn cạnh tranh nổi với 5 hãng sản xuất hàng đầu thế giới .
Số thương vụ bán điện thoại thông minh Lumia đứng hàng đầu của Nokia đang phát triển nhanh chóng, nhưng Nokia chỉ có hệ điều hành thấp đến nỗi các máy điện thoại Lumia phần lớn vẫn không có những chức năng quan trọng so với iPhone, Samsung Galaxy S4 và thậm chí Moto X mới của Google, tất cả các loại điện thoại này đều thu hút được sự chú ý của công chúng.
Apple và Google kiểm soát 86% thị trường điện thoại thông minh, trong khi hệ điều hành Windows Phone của Microsoft chỉ chiếm 3.7%. Trong lý do chiến lược của mình cho thỏa thuận này, Microsoft cho biết, họ không thể nhượng quyền kiểm soát hoàn toàn thị trường điện thoại thông minh cho Google và Apple.
Tại một cuộc họp báo ở Phần Lan, ông Steve Ballmer, giám đốc điều hành sắp rời chức vụ của Microsoft, nói: “Chúng tôi rất vui mừng được kết hợp những thiết bị di động tốt nhất của Microsoft và Nokia”. Ballmer nói rằng thỏa thuận này là có lợi cho cả 2 công ty. Cổ phiếu của Nokia tăng lên hơn 45% trong phiên giao dịch ở Helsinki, Phần Lan.
Nokia là một hãng rất phù hợp với Microsoft. Cả hai công ty đạt đến một quan hệ hợp tác chiến lược trong năm 2011, trong đó Nokia hủy bỏ hệ điều hành điện thoại thông minh Symbian do hãng này chế tạo, và thay thế nó bằng Windows Phone của Microsoft.
Nokia sản xuất 82% trong tổng số các thiết bị Windows Phone, giữa lúc Samsung, HTC và các đối tác khác của Microsoft hầu như không nhúng tay vào lĩnh vực điện thoại Windows.
 source
Vien Dong Daily

Monday, 3 June 2013

10 nhà hàng sân bay tốt nhất nước Mỹ


10 nhà hàng sân bay tốt nhất nước Mỹ


10 nhà hàng sân bay tốt nhất nước Mỹ

CNBC
 vừa thống kê những sân bay có nhà hàng tốt nhất nước Mỹ, thậm chí một số nơi còn xứng với đẳng cấp hàng đầu thế giới.

1. Nhà hàng Encounter

Địa điểm: Sân bay Los Angeles.
Thực đơn đặc trưng: Các món nấm và đồ ăn châu Á.
Giá trung bình: 17,5 USD một món.
Encounter được xây dựng từ năm 1961 và trang trí theo phong cách cổ điển, sang trọng với mái hình chân vòm. Thực khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thành phố với góc rộng lên tới 360 độ từ cửa sổ nhà hàng.
2. Nhà hàng Pappadeaux Seafood Kitchen, Fort Wort
Địa điểm: Sân bay Dallas, Fort Worth.
Thực đơn đặc trưng: Hải sản (nhất là hàu), đồ ăn kiểu Âu và Mỹ.
Đây là thương hiệu gia đình nổi tiếng đến từ Houston. Điểm nổi bật tại Pappadeaux là hải sản tươi sống thay vì bảo quản đông lạnh như những quán ăn khác. Một du khách nhận xét: “Bạn sẽ không có cảm giác mình đang ở sân bay khi dùng bữa tại Pappadeaux. Không khí bên trong thật yên bình và ấm cúng, trái ngược hẳn với sự nhộn nhịp bên ngoài sân bay”. Nhà hàng nằm tại ga A, cổng 25 và mở cửa từ 9h tới 21h30.

3. Nhà hàng One Flew South

Địa điểm: Sân bay Hartsfield Jackson Atlanta
Thực đơn đặc trưng: Sushi, sandwich vịt rút xương.
Giá trung bình: 20 USD một người
Nhà hàng One Flew South nằm ở cửa E tại sân bay quốc tế Hartsfield Jackson Atlanta. Đây được xem như nhà hàng số một tại Atlanta với những lời khen ngợi tới tấp từ du khách. Kiến trúc bên trong One Flew South cũng rất độc đáo, tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên cho các thực khách.

4. Nhà hàng Tortas Frontera

Địa điểm: Sân bay quốc tế O’Hare, Chicago.
Thực đơn đặc trưng: Bánh kẹp thịt gà, các loại nước ép theo phong cách Mexico.
Giá trung bình: Khoảng 5-9 USD một món.
Nhà hàng do đầu bếp Rich Bayless nổi tiếng với các món ăn Mexico quản lý. Dù nhiều người phàn nàn về tốc độ phục vụ, quán ăn này vẫn là điểm hút khách nhất tại sân bay O’Hare.

5. Nhà hàng Pappadeux Seafood Kitchen, Houston

Địa điểm: Sân bay George Bush Intercontinental, Houston.
Thực đơn đặc trưng: Bánh cua, hàu chế biến đa phong cách.
Giá trung bình: 35 USD một suất.
Theo CNBC, đây là một trong số những nhà hàng ngon nhất vùng Houston. Nhiều doanh nhân cũng chọn địa điểm này dùng bữa và chiêu đãi đối tác trong khi chờ quá cảnh.

6. Nhà hàng Chef Jimmy’s Bistro & Spirits

Địa điểm: Sân bay quốc tế Denver.
Thực đơn đặc trưng: Bít tết kiểu Italy, đậu xanh chế biến đa phong cách.
Giá trung bình: 28 USD một người.
Những du khách từng đến Chef Jimmy’s Bistro & Spirit đều có chung nhận định chất lượng đồ ăn cũng như thực đơn rất phong phú. Chủ nhà hàng cho biết, ông đã truyền tất cả cảm hứng của mình vào món ăn. Nhà hàng nằm tại cửa A của sân bay quốc tế Denver.

7. Tiệm ăn nhanh Surdyk’s Flights

Địa điểm: Sân bay quốc tế Minneapolis – St. Paul, Minnesota.
Thực đơn đặc trưng: Gà quay, sandwich pho mát.
Giá trung bình: 7-9 USD một món.
Tuy Surduk’s Flights chỉ là một tiệm ăn nhanh nhưng chất lượng đồ ăn có đẳng cấp một nhà hàng tốt, CNBC cho biết. Quầy ăn được thành lập từ năm 1934 trong khuôn viên sân bay Minneapolis – St. Paul. Ngoài các thực phẩm cần thiết, Surduk’s Flights còn phục vụ rượu vang, bánh mì tấm nhỏ và hành khách được phép mang lên máy bay.

8. Nhà hàng Garden State Diner

Địa điểm: Sân bay quốc tế Newark Liberty, New Jersey.
Thực đơn đặc trưng: Các món rán.
Giá trung bình: 25 USD cho hai người.
Garden State Diner tọa lạc ở cửa ga C, sân bay Newark Liberty. Đây là nhà hàng phù hợp nhất với khẩu vị và tiêu chuẩn chất lượng của người dân sống tại khu vực New Jersey. Một du khách nhận xét, Garden State Diner thực sự là nhà hàng đúng nghĩa mà một sân bay có thể sở hữu.

9. Nhà hàng Anthony’s Fish Bar

Địa điểm: Sân bay Seattle – Tacoma, Seattle.
Thực đơn đặc trưng: Súp kem hải sản, cá hồi nướng.
Giá trung bình: 20 USD một người.
Đứng sau nhà hàng là công ty thủy sản chuyên phân phối các loại thực phẩm tươi sống nhằm đảm bảo nguyên liệu tại Anthony’s Fish Bar luôn hảo hạng nhất. Nhiều hành khách quá cảnh tại sân bay Seattle – Tacoma rất quen thuộc với thương hiệu này. Theo CNBC, Anthony’s Fish Bar được xem là quán ăn phục vụ tại sân bay ngon nhất thế giới.

10. Nhà hàng Legal Sea Foods

Địa điểm: Sân bay Boston Logan, Boston.
Món đặc trưng: Súp kem hải sản.
Giá trung bình: 20-30 USD một người.
Legal Sea Foods thuộc chuỗi nhà hàng chuyên cung cấp các món hải sản tươi sống kể từ năm 1950 với chi nhánh trải rộng khắp bang Massachusetts. Hiện tại, sân bay Boston Logan có 2 nhà hàng nhãn hiệu này bố trí ở cửa ga B và C. Dù nhiều người phàn nàn về tốc độ phục vụ chậm, số đông hành khách vẫn hài lòng về chất lượng đồ ăn và sẵn sàng bỏ qua những chi tiết khác.
Tường Vi (theo CNBC)
======================================
Sân bay tìm cách giải khuây cho khách

Sân bay Changi (Singapore) có cầu trượt cho trẻ em, hành khách tại Nashville (Mỹ) được nghe nhạc sống miễn phí, còn sân bay Munich (Đức) tổ chức cả lễ hội bia.

Trong suy nghĩ của nhiều người, sân bay là nơi hàng nghìn hành khách vội vã đi lại bên cạnh nhân viên an ninh mặt lạnh như tiền. Vì vậy, rất nhiều sân bay lớn trên thế giới nỗ lực đang cải thiện bằng cách tổ chức các hoạt động giải trí hấp dẫn, từ hòa nhạc, triển lãm nghệ thuật đến đánh golf và chiếu phim.

1. Sân bay Changi (Singapore)

Changi là một trong những cái tên đi đầu trong trào lưu “giải trí hóa” sân bay. Từ cuối thập niên 90, ở đây đã có khu wifi miễn phí, bể bơi trên gác mái và bồn tắm nóng. Các hoạt động mới được đưa vào gần đây là triển lãm nghệ thuật tương tác, cầu trượt cho trẻ em và đường rừng khám phá thiên nhiên. Khách chờ chuyển tiếp trên 5 tiếng cũng có cơ hội tham quan thành phố miễn phí.

2. Sân bay Nashville (Mỹ)

Nashville từ lâu đã được coi là cái nôi của nền âm nhạc Mỹ. Vì vậy, sân bay quốc tế Nashville cũng thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn nhạc sống cho hành khách và người yêu nghệ thuật. Bốn sân khấu ở đây làm tới hơn 100 sự kiện miễn phí mỗi năm. Nhạc đồng quê và jazz là thể loại chủ yếu, nhưng rock và nhạc Celtic truyền thống cũng không hề vắng mặt.

3. Sân bay San Francisco (Mỹ)

Triển lãm nghệ thuật là dịch vụ thường thấy tại các sân bay trên thế giới. Tuy nhiên, sân bay quốc tế Sanfrancisco đã áp dụng dịch vụ này từ 30 năm trước. Bảo tàng ở đây tổ chức hơn 20 cuộc triển lãm miễn phí tại 4 nhà ga về rất nhiều chủ đề. Gần đây là triển lãm gốm sứ châu Á từ thế kỷ 17 và ảnh về thế giới thực vật.

4. Sân bay Incheon (Hàn Quốc)

Sân bay quốc tế Incheon nằm ở ngoại ô thủ đô Seoul (Hàn Quốc), nổi tiếng về trải nghiệm dành cho hành khách. Incheon cũng được Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI) bình chọn là sân bay có dịch vụ tốt nhất 7 năm liên tiếp.
Tại đây, hành khách được tham gia vào rất nhiều hoạt động như trượt băng, casino, spa hay tắm hơi. Họ cũng có thể sử dụng sân golf 18 lỗ của Câu lạc bộ Golf sân bay Incheon.

5. Sân bay Munich (Đức)

Munich nổi tiếng với lễ hội bia Oktoberfest và sân bay thành phố, dĩ nhiên, cũng muốn quảng bá hoạt động vui nhộn này đến hành khách. Tại nhà ga số 11 là Airbau, một quán bar kiểu Bavaria với nơi ủ bia và vườn bia truyền thống của Đức, có thể phục vụ hơn 416.000 lít mỗi năm. Airbau cũng tổ chức các chương trình ca nhạc trong lúc khách hàng thưởng thức đồ uống.

6. Sân bay Sydney (Australia)

Chậu cây là những hình ảnh quen thuộc tại phòng chờ của bất kỳ sân bay nào trên thế giới. Tuy nhiên, phòng chờ của hãng hàng không Qantas ở sân bay quốc tế Sydney lại có tới 8.400 loại cây trong một khu vườn dài 30m.
Ngoài ra, ở đây còn có nhà hàng, phòng spa trị liệu để hành khách thư giãn. Các doanh nhân bận rộn cũng có thể tới trung tâm kinh doanh hoặc thư viện để có không gian yên lặng tuyệt đối.

7. Sân bay quốc tế Hong Kong (Trung Quốc)

Với màn chiếu cao 13,8m và rộng 22,4m, đây là sân bay duy nhất trên thế giới sử dụng công nghệ chiếu phim độ phân giải cao của IMAX. Đây cũng là màn chiếu phim lớn nhất tại Trung Quốc hiện nay.
Màn hình này đã thay thế hai rạp 4D Extreme Screen cũ từ tháng 6 năm ngoái. Ở đây chiếu cả phim 2D và 3D, trong đó có những bom tấn mới nhất của Hollywood.
Thùy Linh (theo CNN)
====================================
TÌM CON
Tên: CAO THỊ MINH PHƯƠNG
Sinh năm 1964
Thất lạc lúc 11 tuổi tại bến tàu căn cứ Chu Lai, tỉnh Quảng Tín vào Tháng Hai năm 1975 khi gia đình di tản. Cháu lúc đó được gởi cho một người tên Minh giữ hộ trong khi gia đình lo bồng bế các đứa con khác trong khi loạn lạc.
Cha: Cao Anh Vân
Mẹ: Nguyễn Thị Lan
Địa chỉ cha mẹ hiện nay: 13931 Newland St. #7
Westminster, CA 92683 USA
Phone cha mẹ: 714-799-4383
Gia đình xin đa tạ nếu có ai biết được thông tin.
Kính chuyển,

source
Tre Dep Online

Friday, 11 January 2013

Những quảng cáo gợi cảm nhất năm 2012





Những quảng cáo gợi cảm nhất năm 2012
Thursday, 12/27/12
nvquangchien - Theo NS
source
TRe Today

Sunday, 23 September 2012

Nhất nha, nhì kỹ, ba y: Ngành học lãnh lương cao khi ra trường tại Úc


Cập nhật lúc: 10/3/2008 9:16:50 PM
Nhất nha, nhì kỹ, ba y: Ngành học lãnh lương cao khi ra trường tại Úc

Một buổi lễ tốt nghiệp và phát văn bằng tại Đại học Melbourne vào tháng 8 năm 2008 

10 ngành học lãnh lương cao nhất khi ra trường tại Úc


1. Nha khoa: $68,000
2. Kỹ sư hầm mỏ: $64,500
3. Kỹ sư hoá học: $49,900
4. Địa chất học: $49,000
5. Kỹ sư cơ khí: $48,000
6. Kỹ sư điện: $47,500
7. Kỹ sư hàng không: $47,000
8. Các ngành kỹ sư khác: $47,000
9. Y khoa: $47,000
10. Kỹ sư cầu đường: $45,400


Theo tường trình mới nhất của Hội đồng Hướng dẫn Nghề nghiệp cho Sinh viên Tốt nghiệp tại Úc (Graduate Careers Council of Australia), cứ năm cô cậu đội mũ mặc áo cử nhân năm 2006  thì bốn tháng sau đã có bốn an vị trong những chỗ làm toàn thời với mức lương khẩm. Số còn lại hoặc làm bán thời hoặc học lên cao học, tiến sỹ. Chỉ một dúm nhỏ (5.5%) mang tấm bằng đem lộng kiếng mà thôi.

Đây là điều rất mừng cho các bậc sinh thành dày công nuôi con ăn học thành tài. Thật vậy, nhiều cô cậu miệt mài đèn sách giật cho được văn bằng cử nhân vào những năm 2003 và 2004 mà cuối cùng phải xếp hạng ngữa tay xin tiền trợ cấp từ CentreLink.

Nhưng tình trạng thê thảm này đã giảm bớt từ năm 2005 và được coi là không đáng kể với cô cậu cử nhân năm ngoái. Nhờ kinh tế tiếp tục tăng trưởng, người ta dự đoán cô cậu tốt nghiệp đại học năm nay rất nhiều hy vọng được hãng xưởng mở rộng tay chào đón.

Đền đáp công ơn sinh thành


Khi cô cậu lận lưng mảnh bằng cử nhân bước vào sở làm thì không những lương khởi đầu rất khẩm mà mức lương mày còn nhảy vọt lên rất nhanh. Như mọi năm, lương khởi đầu cao nhất vẫn là ông bà nha sỹ vừa bóc tem: họ lãnh sơ sơ trung bình $68,000 một năm. Tức là mỗi tuần đút túi đem về cho cha mẹ trung bình  $1307 để đền đáp công ơn sinh thành(?).

Cùng một lúc, đền bù lại công khó đèn sách tất cả cử nhân năm 2006 đều đút túi trung bình $769 mỗi tuần.  Nếu ai đó nhọc công đèn sách tại đại học mà ra trường năm ngoái rồi lãnh lương $40,800 một năm thì có thể tự hài lòng mình đã thành một ông bà cử  'thường thường bậc trung' tại Úc rồi đó.

Đây là mức lương trung bình của năm đầu tiên và đã tăng lên đều đặn từng năm 2000 cho tới nay. Thật vậy, vào năm 2000, lương của sinh viên tốt nghiệp đại học chỉ ở mức $35,000 trong năm đầu tiên. Đến năm 2005, cử nhân mặt còn búng ra sữa được lãnh lương trung bình doọt lên $38,000. Năm sau, $40,000 và năm nay $40,800. Xin nhớ cho: Đó là lương trung bình trong năm đầu tiên. Mức lương này sẽ doọt lên nhanh như hoả tiễn nếu cô cậu học ba ngành nha, kỹ sư, y khoa và luật.

Nhất nha, nhì kỹ, ba y


Từ năm 1977 tới nay, đứng chót vót trên bảng lương luôn luôn là nha sỹ tân khoa. Lúc đó, ngay trong năm đầu tiên cầm 'kềm cầm buá' nhổ răng, nha sỹ đã lãnh $46,400. Đây là số lương chót vót, nhưng không dầy cộm so với lớp nha sỹ đàn anh đàn chị ra trường năm 2000. Năm 2000, nha sỹ ra trường khi bắt đầu đi làm đã đút túi liền tay $50,000. Nhưng số lương này thấm là bao so với nha sỹ bắt đầu nhỗ răng năm 2007 đã đút túi $68,000 một năm rồi đó.

Thứ đến là các thầy/ cô kỹ sư. Trong số này, lương cao nhất là...  kỹ sư đào mỏ, vì hai năm gần đây thế giới cần mua rất nhiều quặng mỏ mà Úc là quốc gia bỏ ngành nông nghiệp chuyển qua khai mỏ. Kinh tế tại hai tiểu bang Tây Úc và Queensland bùng nổ vì không kịp khai mỏ bán ra nước ngoài (trong đó Trung quốc và Nhật bản là hai khách hàng mua bao nhiêu quặng mỏ cũng không đủ dùng).

Thế là, ai lận lương mảnh bằng cử nhân khai mỏ năm 2006 thì năm nay lãnh lương sơ sơ cũng ở mức $64,500. Chỉ thua nha sỹ mới bóc tem mà thôi. Kế tiếp là các văn bằng cử nhân gì cũng được miễn là có chữ 'kỹ sư' in chữ nổi ở trên. Đó là kỹ sư hoá học, địa chất học, cơ khí, điện, hàng không và các ngành kỹ sư khác. Tất cả đều lãnh lương trung bình từ $47,000 cho tới $49,900 trong năm đầu tiên.

Sau tầng lớp kỹ sư rồi mới lương của tu bíp. Điều này cho thấy nấc thang xã hội tại Úc có phần thay đổi. Bác sỹ ngày nay không còn 'có giá' bằng kỹ sư nữa. Bác sỹ 'mặt búng ra sữa' năm nay chỉ lãnh trung bình $47,000. Không biết nha sỹ làm bao nhiêu giờ mỗi tuần, chứ người ta nói trong năm đầu tiên một bác sỹ đã phải làm việc ít nhất 52 giờ mỗi tuần rồi. Làm ngần ấy giờ, mà chỉ lãnh chưa tới 50k thì quả là không bõ(?).

Dược sỹ ở cuối bậc thang


Mười ngành học tiếp theo giúp cho cô cậu cử nhân lãnh lương cao là: kỹ sư cầu đường ($45,400); kỹ sư tin học ($45,000) ; giáo viên có bằng cao học/ tiến sỹ ($44,500); thiết kế đô thị ($44,000); giáo viên ($43,000); phục hồi chức năng (Rehabilitation, $42,600); toán ($42,500); nhân viên xã hội ($42,000); địa trắc (Surveying, $42,000).

Bạn đọc có thể thắc mắc: thế thì cô cậu luật sư trên thông thiên văn dưới rành địa lý, hay bác sỹ thú y hay dược sỹ và kiến trúc sư  đi đâu mất rồi. Xin thưa: luật sư còn thơm mùi bút mực năm ngoái và bắt đầu đi làm năm nay chỉ lãnh lương bằng nhân viên xã hội và người đo đạc ruộng đất: $42,000. 

Thú y là ngành học đòi điểm ENTER chót vót lại chỉ lãnh lương ở nấc thang gần cuối: $38,000. Nghĩa là hơn kiến trúc sư ba ngàn.  Ở cuối bậc thang lương trung bình năm nằm cũng là ông bà dược sỹ ăn mặc bảnh bao. Lương năm nay của dược sỹ vừa ra trường là $32,000.

Tuy nhiên, phụ huynh dừng vội can ngăn con mình ghi tên học kiến trúc hay dược khoa. Hai ngành này có mức lương thấp sau khi tốt nghiệp đại học vì cần thêm một thời gian thục tập trước chính thức hành nghề. Sau thời gian thực tập, ông bà kiến trúc sư và dược sỹ sẽ lãnh lương... không kịp đếm. 

Cũng như thế, bác sỹ mới ra trường có lương thấp vì thường phải nôi trú trong bệnh viện. Khi nào bác sỹ mở được phòng mạch thì rủng rỉnh 'kéo cạc'  ăn tiền tới suốt đời cũng không hết.

(TVTS – 1114)

SOURCE
TIVI TUAN SAN

Tuesday, 8 May 2012

Giá xăng dầu giảm bớt nhưng các hãng hàng không vẫn còn lo ngại

Thứ Hai, 07 tháng 5 2012

Giá xăng dầu giảm bớt nhưng các hãng hàng không vẫn còn lo ngại

Giá dầu sụt giảm trong những ngày mới đây sau khi tăng vọt hồi đầu năm nay. Những lo ngại về việc có đủ dầu đã vượt quá những lo ngại về tin tức như cử tri Châu Âu phản đối các biện pháp khắc khổ, một số nước rơi trở lại vào cuộc suy thoái kinh tế, và các nước mới trỗi dậy quan trọng đang tăng trưởng chậm chạp. Nhưng giá năng lượng tăng cao đã đem lại những thay đổi lớn trong một ngành hàng không và có thể làm ngành này thua lỗ trở lại.

Phi cơ của hãng hàng không American Airlines trong sân bay Ronald Reagan ở thủ đô Washington
Hình: AP
Phi cơ của hãng hàng không American Airlines trong sân bay Ronald Reagan ở thủ đô Washington
Giá xăng cho các máy bay phản lực chiếm khoảng 1/7 chi phí cho một hãng hàng không điển hình một thập niên trước đây – không bằng chi phí trả lương cho phi công và các công nhân khác.

Nhưng Perry Flint, phát ngôn viên Hiệp Hội Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế, ATA, nói tình trạng đó đã thay đổi mạnh và giờ đây giá nhiên liệu vượt quá chi tiêu về lương bổng cho nhân viên. Ông nói:

“Trong khắp các hãng hàng không, chúng tôi ước tính rằng nó chiếm khoảng 34% chi phí hoạt động.”

Các chuyên gia ATA nói giá nhiên liệu cao đã khiến họ cắt bớt dự báo lợi nhuận trông đợi hằng năm khoảng nửa tỷ đô la, xuống chỉ còn 3 tỷ đô la.

Lợi nhuận có thể sụt giảm hơn nữa nếu xảy ra một vụ xung đột chính trị hoặc quân sự khiến giá dầu thô tăng vọt lên tới 150 đôla một thùng. Ông Flint nói việc đó có thể đẩy toàn bộ ngành hàng không tới chỗ thua lỗ nặng.

Vậy thì việc gì sẽ xảy ra cho giá dầu trong mấy tháng sắp tới?

Bà Rayola Dougher là một cố vấn kinh tế cao cấp cho Viện Dầu Hỏa Hoa Kỳ, đại diện cho các công ty dầu.

Bà nói thật khó mà biết được giá dầu sẽ ra sao, nếu biết thì bà sẽ trở thành người phụ nữ giầu có nhất hành tinh này.

Bà nói giá dầu tăng cao bởi vì những lo ngại xáo trộn tại những quốc gia xuất khẩu dầu có thể làm hại tới sản xuất, cắt giảm nguồn tiếp liệu cho thế giới. Bà nói:

“Hiện nay chúng ta đang ở trong tình trạng hết sức bất trắc, đặc biệt là tình trạng bất ổn tại vùng Trung Đông, ta không biết sẽ xảy ra như thế nào. Ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran.”

Mới đây, mức cầu và giá cả sụt giảm bởi vì một số nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm hơn, hay thậm chí co cụm lại.

Bà Dougher nói mức cầu có thể giảm hơn nữa khi giá dầu cao hơn khiến người Mỹ tiết kiệm nhiên liệu bằng cách đi xe nhỏ hơn và lái xe ít hơn. Bà nói những thay đổi này chắc sẽ xảy ra nếu giá xăng dầu Mỹ lên cao hơn 1,05 đôla một lít và đứng ở mức đó.

Giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ gần tới mức đó trong mấy tuần lễ qua, nhưng mới đây đã giảm.

Bà nói giá dầu thấp hơn có thể giúp tăng trưởng kinh tế, vì các doanh nghiêp và người tiêu thụ có thêm tiền để tiêu, và làm tăng số cầu về hàng hóa và dịch vụ.
source
VOA Vietnamese

Tuesday, 3 April 2012

Thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong khu vực đồng euro


CHÂU ÂU-KINH TẾ -
Bài đăng : Thứ ba 03 Tháng Tư 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 03 Tháng Tư 2012

Thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong khu vực đồng euro

Trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp của khối đồng tiền chung châu Âu lên tới 10,8%.
Trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp của khối đồng tiền chung châu Âu lên tới 10,8%.
REUTERS

Đức Tâm

Theo các số liệu được công bố hôm qua, 02/04/2012, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng euro, trong tháng Hai vừa qua, đã lên tới mức kỷ lục, đặc biệt là tại các nước phía nam châu Âu do các cắt giảm ngân sách. Điều này cho thấy là cuộc khủng hoảng tài chính tuy có lắng dịu, nhưng cuộc khủng hoảng xã hội vẫn tiếp tục gay gắt hơn.

Cơ quan thống kê châu Âu – Eurostat cho biết, trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp của khối đồng tiền chung châu Âu lên tới 10,8%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng Sáu năm 1997, thời điểm trước khi thành lập khu vực đồng euro và như vậy, trong 10 tháng liên tiếp vừa qua, thất nghiệp luôn ở mức 10% hoặc cao hơn.

Trong ngắn hạn, tình hình này khó có thể được cải thiện. Các chỉ số tổng hợp sản xuất chế biến – PMI (Purchasing Managers Index) do Viện Markit công bố, cho thấy, hoạt động của lĩnh vực công nghiệp bị co thắt rõ rệt trong tháng Ba này vì số lượng đơn đặt hàng giảm và giá dầu lửa lại tăng cao. Hậu quả là số người lao động tiếp tục giảm trong tháng Ba.

Chuyên gia Howard Archer, thuộc viện nghiên cứu HIS Global Insight cảnh báo: « Với việc co thắt các hoạt động trong quý một và nguy cơ suy giảm còn rõ nét hơn trong quý hai, tỷ lệ thất nghiệp trong khối euro có nhiều khả năng vượt quá 11% trong năm nay ».

Theo tính toán của Eurostat, trong tháng Hai, tại 17 nước thành viên khối đồng tiền chung châu Âu, đã có 17,13 triệu người thất nghiệp, cao hơn tháng Giêng 162 000 người và so với một năm trước, thì số người mất việc làm tăng thêm 1,47 triệu.

Tuy nhiên, bức tranh thất nghiệp trong khối euro khá tương phản: Tại Đức, nền kinh tế số một châu Âu, thị trường lao động đang trong quá trình phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 5,7% trong tháng Hai. Trong khi đó, Tây Ban Nha tiếp tục có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất: 23,6%, theo sau là Hy Lạp (21%), Bồ Đào Nha (15%), Ailen (14,7%). Kinh tế Ý cũng có tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, 9,3% trong tháng Hai.

Theo chuyên gia Jennifer McKeown thuộc tổ chức tư vấn, phân tích Capital Economics, « sự gia tăng thất nghiệp tại các nước phía nam châu Âu phần lớn là do các yếu tố cơ cấu nhưng nó cũng phản ánh các hậu quả nghiêm trọng của các biện pháp khắc khổ » được áp đặt để giảm các thâm hụt, do khủng hoảng nợ công.

Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là lao động trẻ, dưới 25 tuổi: tính trung bình trong toàn khối euro, khoảng 20%. Riêng tại Tây Ban Nha, Hy Lạp, tỷ lệ này lên đến 50%. Trên phạm vi 27 thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp cũng lên tới mức kỷ lục, 10,2%. Còn tại Mỹ là 8,3% và ở Nhật Bản 4,7%.

source

RFI Vietnamese