Wednesday, 3 February 2010

Trung Quốc lao đao đi tìm chữ 'Tín'


- Trung Quốc đang chuyển mình sang kỷ nguyên mới với những mối lo tiềm ẩn. Kinh tế tăng trưởng nóng nhưng thiếu bền vững làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, phân hóa sâu hơn giai tầng xã hội, giảm mạnh độ tuổi phạm tuổi; Sự trì trệ của thể chế đã bộc lộ nhiều nhược điểm gây bất an trong xã hội như: tư pháp bất công, công bằng xã hội giảm mạnh, nạn tham nhũng ngày càng lan tràn.

a
Bê bối sữa bẩn 2008 tại Trung Quốc làm cả thế giới lo ngại (Ảnh telegraph)
Đặc biệt, sự vận hành tương đối công khai của thị trường thiếu giàng buộc chặt chẽ về các quy phạm đạo đức đã không che giấu nổi trạng thái hỗn loạn chưa từng có về quan niệm đạo đức nghề nghiệp và làm xấu đi diện mạo “con rồng thông minh”, “tử tế” mà Trung Quốc đang muốn tô đậm với thế giới.

Nói cách khác, trong khi chính phủ nước này ra sức quảng bá những hình ảnh về tốc độ ngoạn mục, diện mạo hoành tráng và vị thế siêu cường của nền kinh tế mới nổi, thì một số doanh nghiệp vẫn bất chấp pháp luật và lợi ích quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng loạt đồ chơi trẻ em kém chất lượng, thực phẩm và sữa nhiễm độc. Những hiện tượng trên cho thấy, khủng hoảng đạo đức nghề nghiệp đang ngày càng trở nên trầm trọng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cũng như vị thế của đại lục trên trường quốc tế.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện nay, đạo đức nghề nghiệp và tín dụng kinh tế những giá trị đảm bảo ở mức thấp nhất cho kinh tế thị trường vận hành đang bị chà đạp thậm tệ ở Trung Quốc. Dường như mọi ngành nghề ở nước này đều xuất hiện khủng hoảng đạo đức nghề nghiệp. Rất nhiều người kiếm được tiền giàu lên không phải do làm theo nghề giỏi, chấp hành chức trách của mình tốt, mà là do dựa vào chức quyền, phá hoại chuẩn mực đạo đức cơ bản của nghề nghiệp.

Cùng với nó là hiện tượng thất thường trong tín dụng kinh tế được biểu hiện ở hai dạng: một là hợp đồng kinh tế mất hiệu lực dẫn đến bế tắc nghiêm trọng trong tín dụng kinh tế; hai là hàng giả hàng xấu tràn ngập thị trường thế giới, hình thành “mô hình thị trường xe hỏng” khiến cho thị trường Trung Quốc mất hiệu lực và uy tín.

Một điều tra của Đại học Bắc Kinh còn cho thấy, nguyên nhân sâu xa của vấn đề nằm trong sự băng hoại đạo đức xã hội của chính đất nước khai sinh ra chữ Tín: “Trong con mắt của nhiều học sinh, cái thời “vì nhân dân phục vụ” đã qua lâu rồi, nay chỉ là “lạm dụng từ cũ” thôi.

Số đông người Trung Quốc đã lấy mình làm trung tâm, thậm chí có một học sinh nói thẳng với ký giả: “Lấy lợi ích bản thân mình làm trung tâm để phấn đấu cho mục tiêu tìm kiếm tiền bạc”. Khi bình luận sự đúng sai trong câu “nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt”, có 187 người trả lời, thì 45 người (24%) trả lời đúng hoặc tán đồng (theo “Công nhân nhật báo” số ra ngày 31 tháng 3 năm 2005).

Cuộc thử nghiệm “nhường chỗ được thưởng” trên xe buýt ở Thượng Hải, Trường Xuân, Chu Châu, Yên Đài, Thiệu Hưng cũng cho thấy rõ hơn sự lúng túng đến thảm hại đối với đức tốt “kính trên nhường dưới” trong xã hội vật chất Trung Quốc.

  • Thu Phương

  • source
  • http://www.vietnamnet.vn/thegioi/201002/Trung-Quoc-lao-dao-di-tim-chu-Tin-893117/
  • Trung Quốc lao đao đi tìm chữ 'Tín'

    Cập nhật lúc 12:36, Thứ Năm, 04/02/2010 (GMT+7)

No comments:

Post a Comment