Monday 23 May 2011

Giá xăng dầu sụt giảm trước những lo ngại về kinh tế của Châu Âu


VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Ba, 24 tháng 5 2011


Các nhà buôn dầu thô trên sàn giao dịch thương phẩm New York
Hình: Reuters

Các nhà buôn dầu thô trên sàn giao dịch thương phẩm New York


Giá xăng dầu sụt giảm 2% tại Châu Âu hôm thứ Hai khi các nhà đầu tư lo ngại về vấn đề nợ nần của Châu Âu có thể gây phương hại tới tăng trưởng kinh tế và giảm mức cầu năng lượng.

Các nhà đầu tư bán cổ phần dầu và các thương phẩm khác để đầu tư vào những thứ an toàn như đô la Mỹ.

Giá một thùng dầu thô tại Hoa Kỳ sụt hơn 2 đô la, xuống tới dưới 97 đô la một thùng trong phiên giao dịch hôm thứ Hai tại New York.

Các nhà đầu tư nói rằng, có nhiều diễn biến có thể làm chính phủ các nước Châu Âu khó khăn hơn trong việc trả nhiều tỉ đô la tiền nợ.

Tại Tây Ban Nha, một loạt các biện pháp khắc khổ nhắm mục đích cắt giảm tình trạng thâm thủng của quốc gia đã gây tức giận cho các cử tri, những người đã từ bỏ Đảng Xã Hội đương quyền, không bỏ phiếu cho đảng này nữa trong các cuộc bầu cử địa phương và thành phố.

Điều đó có thể gây khó khăn hơn cho lời hứa tiếp tục cắt giảm chi tiêu.

Các cơ quan thẩm định mức tín nhiệm cũng hạ giảm hoặc cảnh cáo sẽ hạ giảm chỉ số tín nhiệm đối với nợ nần của chính phủ tại Hy Lạp, Ý, và Bỉ.
source
VOA Vietnamese

Saturday 21 May 2011

Melbourne hiện là thành phố dễ sống thứ nhì thế giới


Cập nhật lúc: 3/3/2011 9:03:42 PM
Melbourne hiện là thành phố dễ sống thứ nhì thế giới

Chân trời thành phố Melbourne, chụp từ Studley Park, hướng đông bắc. Hình: TVTS

Theo một cuộc nghiên cứu mới, bất chấp nạn kẹt xe trầm trọng, Melbourne hiện được bầu là thành phố dễ sống thứ nhì trên thế giới.

Thành phố Vancouver ở Canada đứng đầu trong bảng danh sách của cuộc thăm dò mang tên Global Liveability Survey, trong khi Vienna chiếm hạng ba.

Các thành phố Úc dành được mức điểm tuyệt đối về lãnh vực giáo dục và y tế, và Melbourne chiếm số một, bất chấp một điểm xấu vì nạn kẹt xe.

Một cuộc nghiên cứu gần đây đã tìm thấy việc lái xe đi làm vào mỗi buổi sáng ở Melbourne là một cơn ác mộng còn tệ hại hơn ở Los Angeles và New York.

Đường La Trobe Street dẫn vào trung tâm thành phố Melbourne, chụp từ Docklands, hướng tây. Hình: TVTS

Sydney được xếp hạng bảy trong khi Adelaide và Perth chiếm đồng hạng thứ tám. Brisbane chiếm hạng 21 trên tổng số 140 thành phố.

Bảng xếp hạng tính đến những yếu tố như mức độ tội phạm, giá sinh hoạt, hạ tầng cơ sở và khí hậu.

Các thành phố Úc đã qua mặt rất xa một số nơi đến rất được du khách ưa chuộng. Luân Đôn dành được hạng 53 và New York hạng 56.

Những thành phố khó sống nhất thế giới là Port Moresby ở Papua New Guinea, đứng hạng 138, Dhaka ở Bangladesh hạng 139 và Harare ở Zimbabwe đứng hạng 140.
source
Ti Vi Tuan San

Wednesday 18 May 2011

Giá nhà tại Trung Quốc tiếp tục tăng


Kinh Doanh Cập nhật Thứ Tư, 18 tháng 5 2011

Giá nhà tại Trung Quốc tiếp tục tăng

Giá nhà tăng cao tại 67 trong số 70 thành phố ở Trung Quốc mà chính phủ có theo dõi
Hình: AP

Giá nhà tăng cao tại 67 trong số 70 thành phố ở Trung Quốc mà chính phủ có theo dõi


Tại Trung Quốc, giá nhà vẫn tiếp tục lên cao khắp nước, bất chấp nỗ lực kiềm chế của chính phủ.

Chính phủ Trung Quốc từ nhiều tháng qua đã áp đặt một loạt các biện pháp nhằm ngăn chặn nạn đẩy giá và nạn đầu cơ bất động sản. Nhưng hôm thứ Tư, những số liệu mới nhất cho thấy vào tháng Tư, so với cách nay một năm, giá nhà đã tăng cao tại 67 trong số 70 thành phố mà chính phủ có theo dõi.

Từ tháng Ba tới tháng Tư, giá nhà đã tăng tại 56 thành phố, tuy nhịp tăng giá nhà hàng năm có giảm xuống đôi chút, từ 5,2% trong tháng 3 xuống còn 4,3% trong tháng Tư.

Trước không khí phẫn nộ gia tăng vì giá nhà cửa quá cao, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng một bước trấn an là năm nay tăng hơn gấp đôi diện tích đất cấp cho loại nhà dành cho những người thu nhập thấp.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc còn tăng số tiền dự trữ pháp định của các ngân hàng lên 5 lần nhằm giảm bớt lượng tiền mà họ có để cho vay. Lãi suất cũng đã tăng 4 lần kể từ tháng 10.

Ngoài ra, tại một số thành phố còn cấm mua căn nhà thứ 2, đồng thời áp dụng thuế tài sản tại Thượng Hải và Trùng Khánh.

Dù áp dụng những bước kiềm chế mới, những số liệu thống kê mới nhất cho thấy giá nhà tại các thành phố lớn vẫn tiếp tục tăng, ngoại trừ một số trường hợp nhịp tăng có phần chậm hơn là hồi đầu năm.

Giá nhà tại Bắc Kinh đã tăng lên 2,8% vào tháng Tư so với cách đây 1 năm, nhưng không bằng nhịp tăng hàng năm 6,8 hồi tháng Giêng.

source

VOA Vietnamese

Sunday 15 May 2011

Doanh nghiệp và ngân hàng đang cùng “đói” vốn


19:20 (GMT+7) - Chủ Nhật, 15/5/2011
Doanh nghiệp và ngân hàng đang cùng “đói” vốn
picture

Lãi suất cao phần nào phản ánh tình trạng nguồn vốn của ngân hàng.

BẢO ANH
14:39 (GMT+7) - Thứ Tư, 11/5/2011

Chỉ có 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, 2/3 còn lại không hoặc khó tiếp cận được vốn từ nguồn này

Chỉ có 1/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, 2/3 còn lại không hoặc khó tiếp cận được vốn từ nguồn này. Thông tin trên được Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đưa ra tại hội thảo “Giải pháp vốn cho doanh nghiệp” do đơn vị này tổ chức ngày 10/5. Đa số doanh nghiệp “nhỏ” gặp khó về vốn Theo ông Vũ Tiến Lộc, trên thực tế, lâu nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp này không đáp ứng đủ điều kiện cho vay. Mối bận tâm thường trực đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là vốn. Vậy nên, theo ông Lộc, dù tiếp cận vốn từ ngân hàng rất khó khăn, song đây vẫn là kênh chính khi có đến 74,47% doanh nghiệp hướng tới, trong khi các kênh khác chưa được sử dụng hiệu quả. Theo VCCI, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng, lý do chính khiến họ khó tiếp cận vốn là do thủ tục ngân hàng đặt ra là “quá sức” đối với họ. Hiện tại, mức lãi suất trần huy động vốn của Ngân hàng Nhà nước quy định đối với các ngân hàng thương mại là 14%/năm, lãi suất cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xê dịch khoảng 17-18%/năm. Song, vì phải chạy đua cạnh tranh huy động vốn, nên các ngân hàng thương mại đã "phá rào", đẩy lãi suất huy động vốn lên từ 15 -19%/năm, tuỳ vào thời điểm và số lượng tiền gửi. Điều này đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay ra từ các ngân hàng có thể bị đẩy lên 20 - 22%. Một số ngân hàng còn tự đặt ra nhiều loại phí, khiến mức lãi suất thật mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vay có thể lên tới 27%. Dẫn tới không ít doanh nghiệp không dám vay vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, về phía các ngân hàng, tình hình cũng không mấy sáng sủa hơn. TS. Nguyễn Thị Mùi (ngân hàng Vietinbank) cho hay, mức lãi suất hiện nay đã nói lên năng lực vốn của các ngân hàng thương mại. Theo bà, nếu ngân hàng nhiều vốn không việc gì phải “phá trần” huy động và nâng lãi suất cho vay. Không ít ngân hàng thương mại đang “kêu” về tình trạng sụt giảm mạnh nguồn tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Bà Mùi cho hay, chỉ đơn cử tại Vietinbank, tính đến ngày 28/4/2011, lượng tiền gửi của doanh nghiệp đã giảm tới 17,1% so với thời điểm 31/12/2010; còn so với ngày 31/3/2011, tức chỉ cách đó một tháng, con số này đã giảm 5,77%. Lý do được cho là hệ quả của cuộc đua lãi suất huy động, một số ngân hàng chào lãi suất huy động hấp dẫn khiến vốn từ ngân hàng này chảy sang ngân hàng khác. Đồng thời, trước bối cảnh lãi suất cho vay cao, rất nhiều doanh nghiệp tạm thời rút vốn từ ngân hàng về để phục vụ sản xuất kinh doanh, càng tạo thêm áp lực về vốn cho các ngân hàng. Bất động sản không “ngán” lãi suất? Theo TS.Nguyễn Thị Mùi, đối với khối sản xuất kinh doanh, mức lãi suất vay vốn 15-17% là đã khiến đa phần các doanh nghiệp gặp khó khăn. Thế nhưng, với khối phi sản xuất (tiêu dùng và đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán), các doanh nghiệp vẫn tỏ ra “vô tư” vay ngân hàng mà không một lời kêu ca. Lý giải điều này, TS. Nguyễn Bá Ân , Phó viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mức lãi suất có thể lên tới 25 - 27% nhưng vẫn thu hút doanh nghiệp bất động sản vay vốn, là do tiềm năng lợi nhuận cao của dự án. “Nếu các dự án đô thị mới của Hà Nội mà được đấu giá sòng phẳng trên thị trường thì chắc không ai dám vay vốn mức như vậy, nhưng vì có trường hợp được giao đất, do mối quan hệ, doanh nghiệp có dự án rất tốt rồi, cần làm thì họ vẫn dám huy động, vay mức cao”, ông Ân nói. Thế nhưng, với việc các doanh nghiệp bất động sản chấp nhận vay lãi suất cao, hiện đang có hai luồng ý kiến trái chiều trước thực tế này. Một bên cho rằng, thực chất bất động sản không phải là lĩnh vực phi sản xuất vì vẫn tạo ra nhiều việc làm cho chính lao động trong ngành này và nhiều ngành khác như vận tải, dịch vụ... nên nếu quy bất động sản vào nhóm hạn chế cho vay là không hợp lý và thiếu công bằng. Một bên khác lại cho rằng, việc hạn chế cho vay bất động sản nhằm kiềm chế lạm phát là một biện pháp đúng. Nếu tiếp tục thả lỏng tín dụng đối với lĩnh vực này tất yếu sẽ dẫn tới mất cân bằng trong nền kinh tế, khiến sản xuất, kinh doanh toàn xã hội sẽ gặp khó khăn.
source
http://vneconomy.vn/20110511120914323P0C5/doanh-nghiep-va-ngan-hang-dang-cung-doi-von.htm

Wednesday 4 May 2011

Việt Nam tăng lãi suất liên ngân hàng lên 14%


Cập nhật Thứ Tư, 04 tháng 5 2011

Việt Nam tăng lãi suất liên ngân hàng lên 14%


Ngân hàng trung ương của Việt Nam tăng 100 điểm cơ bản, tức 1%, lãi suất của các khoản tín dụng mà họ cung cấp thông qua thị trường mở lên tới 14%.

Hãng thông tấn Reuters trích dẫn một loan báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà họ được xem và cho biết như thế hôm thứ Tư.

Bản tin nói thêm rằng việc tăng lãi suất liên ngân hàng diễn ra tiếp theo sự gia tăng của hai lãi suất chủ chốt khác là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu mà giới hữu trách Việt Nam loan báo hôm thứ Sáu vừa qua sau khi tỉ lệ lạm phát tính theo năm trong tháng tư lên tới 17,51%, mức cao nhất trong vòng 28 tháng.

Giới hữu trách Việt Nam đã nhiều lần tăng các lãi suất chủ chốt kể từ khi bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ hồi trung tuần tháng hai.

Chính phủ cũng tuyên bố sẽ giảm thiểu chi tiêu để kiềm chế tình trạng lạm phát hiện đang ở mức cao nhất trong số các nền kinh tế quan trọng ở Á châu.

Hôm qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết kiềm chế lạm phát giờ đây có ưu tiên cao hơn tăng trưởng. Ông cũng loan báo việc hạ thấp tỉ lệ tăng trưởng dự báo cho năm 2011 và nâng cao chỉ tiêu về lạm phát.

Hôm nay, Bộ trưởng Tài chánh Vũ Văn Ninh nói rằng vấn đề lạm phát ở Việt Nam khác với nhiều nước khác ở Á châu vì chính phủ vẫn có khả năng kiểm soát giá cả của một số loại hàng hóa.

Nguồn: Reuters, sbv.gov.vn

source

VOA Vietnamese