Sunday 19 February 2012

Kinh tế Trung Quốc lớn hơn Mỹ?


Thứ Năm, 16 tháng 2 2012

Kinh tế Trung Quốc lớn hơn Mỹ?

Ða số người Mỹ tin một cách thiếu chính xác rằng Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới
Hình: Reuters
Ða số người Mỹ tin một cách thiếu chính xác rằng Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới

Trong khi Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ, một cuộc thăm dò ý kiến dư luận cho thấy phần lớn người Mỹ hiện giờ tin tưởng một cách thiếu chính xác rằng Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cuộc thăm dò do công ty nghiên cứu Gallup có trụ sở ở Hoa Kỳ thực hiện, cho thấy 53% người Mỹ coi Trung Quốc là chiếm ưu thế về kinh tế.

Trong khi đó, chỉ có 33% số người được hỏi cho biết họ coi Mỹ là cường quốc kinh tế hàng đầu.

Con số này cho thấy sự thay đổi đáng kể về nhận thức của người Mỹ đối với Trung Quốc.

Hồi năm 2000, chỉ có khoảng 10% người Mỹ nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc lớn nhất thế giới.

Một cuộc thăm dò lấy ý kiến của dân chúng trên đường phố Washington dường như cũng xác nhận sự chuyển biến về quan điểm này.

Một số người Mỹ được VOA hỏi ý kiến, trong đó có một phụ nữ trẻ chỉ cho biết tên là Cleo, nói họ tin nền kinh tế Mỹ nhỏ hơn so với kinh tế Trung Quốc.

source

VOA Vietnamese

Friday 3 February 2012

Phúc trình về giá các sản phẩm TQ gây phản ứng mạnh trong nước


thứ Tư, 01 tháng 2 2012



Các bài báo tường thuật chi tiết về các điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các hãng xưởng do công ty Foxconn, một công ty Đài Loan chuyên lắp ráp các sản phẩm Apple, điều hành
Hình: REUTERS/Bobby Yip/Files
Các bài báo tường thuật chi tiết về các điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các hãng xưởng do công ty Foxconn, một công ty Đài Loan chuyên lắp ráp các sản phẩm Apple, điều hành

Các bản tin mới đây tố cáo các điều kiện làm việc khắc nghiệt trong các hãng sản xuất ở Trung Quốc đã khiến những người sử dụng Internet ở Trung Quốc xem xét lại luật lao động quốc gia và đường lối các luật này được thực thi.

Hai bài báo đăng trên tờ The New York Times của Hoa Kỳ hồi tuần trước, phân tích hệ thống cung cấp sản phẩm của Apple tại Trung Quốc.

Các bài báo tường thuật chi tiết về các điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các hãng xưởng do công ty Foxconn, một công ty Đài Loan chuyên lắp ráp các sản phẩm Apple, điều hành.

Tờ The New York Times mô tả “môi trường làm việc tệ hại và những vấn đề nghiêm trọng về mặt an toàn, có nguy cơ gây tử vong.”

Bài báo nói công nhân làm giờ phụ trội quá tải, trong một số trường hợp tới 7 ngày mỗi tuần, trong khi sống trong các phòng ngủ tập thể đông đúc.

Công ty Foxconn bác bỏ lời tố cáo đó, và Giám đốc điều hành của Apple, ông Tim Cook, đã gửi email tới các nhân viên, nói rằng bất cứ đề nghị nào cho rằng Apple không quan tâm tới công nhân viên cũng “sai lầm một cách hiển nhiên.”

Công ty Apple không hồi đáp những cú điện thoại của ban Tiếng Quan Thoại của Đài VOA.

Bài báo đăng trên tờ The New York Times dẫn lời một cựu giám đốc điều hành Apple, nói rằng tính linh động và cần cù của công nhân Trung Quốc đã khiến công ty đạt được mức hiệu quả cao hơn xa nếu sản xuất tại đây, so với sản xuất tại Hoa Kỳ.

Hai bài báo này đã được tạp chí kinh doanh Tài Tấn có trụ sở ở Bắc Kinh dịch lại và đăng trên trang web của họ. Từ đó, chúng được phát tán rộng rãi trên mạng, khơi ra phản ứng của hàng trăm độc giả.

Một độc giả không nêu danh tính nói ông hết sức kinh ngạc khi đọc được rằng Trung Quốc đã thu hút được các công ty nước ngoài nhờ lao động Trung Quốc dễ bị khai thác hơn.

Nhưng ông Lưu Mãnh Kỳ, một giáo sư thuộc Viện Khoa học Xã hội Quảng Đông, lập luận rằng áp lực từ các công ty nước ngoài đã giúp cải thiện các điều kiện làm việc của công nhân Trung Quốc.

Ông Lý Khai Phục, cựu Giám đốc của Google China, thừa nhận các nỗ lực của công ty Apple đối với giới công nhân làm việc cho công ty, tuy nhiên Apple nên làm nhiều hơn nữa.

Ông Lý cho rằng Apple nên sử dụng nhiều lợi nhuận của công ty hơn vào việc “cải thiện môi trường làm việc và giúp giới lao động.”

Từ năm 2008 tới nay, Trung Quốc đã áp dụng luật lao động mới, mà trên nguyên tắc, đòi hỏi giới chủ nhân phải cung cấp các biện pháp bảo vệ lao động chưa từng có trước đây.

Nhưng các nhóm bênh vực quyền lao động nói việc thực thi luật lao động mới đã tỏ ra chậm chạp.

source

VOA Vietnamese