Sunday 23 September 2012

Nhất nha, nhì kỹ, ba y: Ngành học lãnh lương cao khi ra trường tại Úc


Cập nhật lúc: 10/3/2008 9:16:50 PM
Nhất nha, nhì kỹ, ba y: Ngành học lãnh lương cao khi ra trường tại Úc

Một buổi lễ tốt nghiệp và phát văn bằng tại Đại học Melbourne vào tháng 8 năm 2008 

10 ngành học lãnh lương cao nhất khi ra trường tại Úc


1. Nha khoa: $68,000
2. Kỹ sư hầm mỏ: $64,500
3. Kỹ sư hoá học: $49,900
4. Địa chất học: $49,000
5. Kỹ sư cơ khí: $48,000
6. Kỹ sư điện: $47,500
7. Kỹ sư hàng không: $47,000
8. Các ngành kỹ sư khác: $47,000
9. Y khoa: $47,000
10. Kỹ sư cầu đường: $45,400


Theo tường trình mới nhất của Hội đồng Hướng dẫn Nghề nghiệp cho Sinh viên Tốt nghiệp tại Úc (Graduate Careers Council of Australia), cứ năm cô cậu đội mũ mặc áo cử nhân năm 2006  thì bốn tháng sau đã có bốn an vị trong những chỗ làm toàn thời với mức lương khẩm. Số còn lại hoặc làm bán thời hoặc học lên cao học, tiến sỹ. Chỉ một dúm nhỏ (5.5%) mang tấm bằng đem lộng kiếng mà thôi.

Đây là điều rất mừng cho các bậc sinh thành dày công nuôi con ăn học thành tài. Thật vậy, nhiều cô cậu miệt mài đèn sách giật cho được văn bằng cử nhân vào những năm 2003 và 2004 mà cuối cùng phải xếp hạng ngữa tay xin tiền trợ cấp từ CentreLink.

Nhưng tình trạng thê thảm này đã giảm bớt từ năm 2005 và được coi là không đáng kể với cô cậu cử nhân năm ngoái. Nhờ kinh tế tiếp tục tăng trưởng, người ta dự đoán cô cậu tốt nghiệp đại học năm nay rất nhiều hy vọng được hãng xưởng mở rộng tay chào đón.

Đền đáp công ơn sinh thành


Khi cô cậu lận lưng mảnh bằng cử nhân bước vào sở làm thì không những lương khởi đầu rất khẩm mà mức lương mày còn nhảy vọt lên rất nhanh. Như mọi năm, lương khởi đầu cao nhất vẫn là ông bà nha sỹ vừa bóc tem: họ lãnh sơ sơ trung bình $68,000 một năm. Tức là mỗi tuần đút túi đem về cho cha mẹ trung bình  $1307 để đền đáp công ơn sinh thành(?).

Cùng một lúc, đền bù lại công khó đèn sách tất cả cử nhân năm 2006 đều đút túi trung bình $769 mỗi tuần.  Nếu ai đó nhọc công đèn sách tại đại học mà ra trường năm ngoái rồi lãnh lương $40,800 một năm thì có thể tự hài lòng mình đã thành một ông bà cử  'thường thường bậc trung' tại Úc rồi đó.

Đây là mức lương trung bình của năm đầu tiên và đã tăng lên đều đặn từng năm 2000 cho tới nay. Thật vậy, vào năm 2000, lương của sinh viên tốt nghiệp đại học chỉ ở mức $35,000 trong năm đầu tiên. Đến năm 2005, cử nhân mặt còn búng ra sữa được lãnh lương trung bình doọt lên $38,000. Năm sau, $40,000 và năm nay $40,800. Xin nhớ cho: Đó là lương trung bình trong năm đầu tiên. Mức lương này sẽ doọt lên nhanh như hoả tiễn nếu cô cậu học ba ngành nha, kỹ sư, y khoa và luật.

Nhất nha, nhì kỹ, ba y


Từ năm 1977 tới nay, đứng chót vót trên bảng lương luôn luôn là nha sỹ tân khoa. Lúc đó, ngay trong năm đầu tiên cầm 'kềm cầm buá' nhổ răng, nha sỹ đã lãnh $46,400. Đây là số lương chót vót, nhưng không dầy cộm so với lớp nha sỹ đàn anh đàn chị ra trường năm 2000. Năm 2000, nha sỹ ra trường khi bắt đầu đi làm đã đút túi liền tay $50,000. Nhưng số lương này thấm là bao so với nha sỹ bắt đầu nhỗ răng năm 2007 đã đút túi $68,000 một năm rồi đó.

Thứ đến là các thầy/ cô kỹ sư. Trong số này, lương cao nhất là...  kỹ sư đào mỏ, vì hai năm gần đây thế giới cần mua rất nhiều quặng mỏ mà Úc là quốc gia bỏ ngành nông nghiệp chuyển qua khai mỏ. Kinh tế tại hai tiểu bang Tây Úc và Queensland bùng nổ vì không kịp khai mỏ bán ra nước ngoài (trong đó Trung quốc và Nhật bản là hai khách hàng mua bao nhiêu quặng mỏ cũng không đủ dùng).

Thế là, ai lận lương mảnh bằng cử nhân khai mỏ năm 2006 thì năm nay lãnh lương sơ sơ cũng ở mức $64,500. Chỉ thua nha sỹ mới bóc tem mà thôi. Kế tiếp là các văn bằng cử nhân gì cũng được miễn là có chữ 'kỹ sư' in chữ nổi ở trên. Đó là kỹ sư hoá học, địa chất học, cơ khí, điện, hàng không và các ngành kỹ sư khác. Tất cả đều lãnh lương trung bình từ $47,000 cho tới $49,900 trong năm đầu tiên.

Sau tầng lớp kỹ sư rồi mới lương của tu bíp. Điều này cho thấy nấc thang xã hội tại Úc có phần thay đổi. Bác sỹ ngày nay không còn 'có giá' bằng kỹ sư nữa. Bác sỹ 'mặt búng ra sữa' năm nay chỉ lãnh trung bình $47,000. Không biết nha sỹ làm bao nhiêu giờ mỗi tuần, chứ người ta nói trong năm đầu tiên một bác sỹ đã phải làm việc ít nhất 52 giờ mỗi tuần rồi. Làm ngần ấy giờ, mà chỉ lãnh chưa tới 50k thì quả là không bõ(?).

Dược sỹ ở cuối bậc thang


Mười ngành học tiếp theo giúp cho cô cậu cử nhân lãnh lương cao là: kỹ sư cầu đường ($45,400); kỹ sư tin học ($45,000) ; giáo viên có bằng cao học/ tiến sỹ ($44,500); thiết kế đô thị ($44,000); giáo viên ($43,000); phục hồi chức năng (Rehabilitation, $42,600); toán ($42,500); nhân viên xã hội ($42,000); địa trắc (Surveying, $42,000).

Bạn đọc có thể thắc mắc: thế thì cô cậu luật sư trên thông thiên văn dưới rành địa lý, hay bác sỹ thú y hay dược sỹ và kiến trúc sư  đi đâu mất rồi. Xin thưa: luật sư còn thơm mùi bút mực năm ngoái và bắt đầu đi làm năm nay chỉ lãnh lương bằng nhân viên xã hội và người đo đạc ruộng đất: $42,000. 

Thú y là ngành học đòi điểm ENTER chót vót lại chỉ lãnh lương ở nấc thang gần cuối: $38,000. Nghĩa là hơn kiến trúc sư ba ngàn.  Ở cuối bậc thang lương trung bình năm nằm cũng là ông bà dược sỹ ăn mặc bảnh bao. Lương năm nay của dược sỹ vừa ra trường là $32,000.

Tuy nhiên, phụ huynh dừng vội can ngăn con mình ghi tên học kiến trúc hay dược khoa. Hai ngành này có mức lương thấp sau khi tốt nghiệp đại học vì cần thêm một thời gian thục tập trước chính thức hành nghề. Sau thời gian thực tập, ông bà kiến trúc sư và dược sỹ sẽ lãnh lương... không kịp đếm. 

Cũng như thế, bác sỹ mới ra trường có lương thấp vì thường phải nôi trú trong bệnh viện. Khi nào bác sỹ mở được phòng mạch thì rủng rỉnh 'kéo cạc'  ăn tiền tới suốt đời cũng không hết.

(TVTS – 1114)

SOURCE
TIVI TUAN SAN

Tuesday 8 May 2012

Giá xăng dầu giảm bớt nhưng các hãng hàng không vẫn còn lo ngại

Thứ Hai, 07 tháng 5 2012

Giá xăng dầu giảm bớt nhưng các hãng hàng không vẫn còn lo ngại

Giá dầu sụt giảm trong những ngày mới đây sau khi tăng vọt hồi đầu năm nay. Những lo ngại về việc có đủ dầu đã vượt quá những lo ngại về tin tức như cử tri Châu Âu phản đối các biện pháp khắc khổ, một số nước rơi trở lại vào cuộc suy thoái kinh tế, và các nước mới trỗi dậy quan trọng đang tăng trưởng chậm chạp. Nhưng giá năng lượng tăng cao đã đem lại những thay đổi lớn trong một ngành hàng không và có thể làm ngành này thua lỗ trở lại.

Phi cơ của hãng hàng không American Airlines trong sân bay Ronald Reagan ở thủ đô Washington
Hình: AP
Phi cơ của hãng hàng không American Airlines trong sân bay Ronald Reagan ở thủ đô Washington
Giá xăng cho các máy bay phản lực chiếm khoảng 1/7 chi phí cho một hãng hàng không điển hình một thập niên trước đây – không bằng chi phí trả lương cho phi công và các công nhân khác.

Nhưng Perry Flint, phát ngôn viên Hiệp Hội Vận Chuyển Hàng Không Quốc Tế, ATA, nói tình trạng đó đã thay đổi mạnh và giờ đây giá nhiên liệu vượt quá chi tiêu về lương bổng cho nhân viên. Ông nói:

“Trong khắp các hãng hàng không, chúng tôi ước tính rằng nó chiếm khoảng 34% chi phí hoạt động.”

Các chuyên gia ATA nói giá nhiên liệu cao đã khiến họ cắt bớt dự báo lợi nhuận trông đợi hằng năm khoảng nửa tỷ đô la, xuống chỉ còn 3 tỷ đô la.

Lợi nhuận có thể sụt giảm hơn nữa nếu xảy ra một vụ xung đột chính trị hoặc quân sự khiến giá dầu thô tăng vọt lên tới 150 đôla một thùng. Ông Flint nói việc đó có thể đẩy toàn bộ ngành hàng không tới chỗ thua lỗ nặng.

Vậy thì việc gì sẽ xảy ra cho giá dầu trong mấy tháng sắp tới?

Bà Rayola Dougher là một cố vấn kinh tế cao cấp cho Viện Dầu Hỏa Hoa Kỳ, đại diện cho các công ty dầu.

Bà nói thật khó mà biết được giá dầu sẽ ra sao, nếu biết thì bà sẽ trở thành người phụ nữ giầu có nhất hành tinh này.

Bà nói giá dầu tăng cao bởi vì những lo ngại xáo trộn tại những quốc gia xuất khẩu dầu có thể làm hại tới sản xuất, cắt giảm nguồn tiếp liệu cho thế giới. Bà nói:

“Hiện nay chúng ta đang ở trong tình trạng hết sức bất trắc, đặc biệt là tình trạng bất ổn tại vùng Trung Đông, ta không biết sẽ xảy ra như thế nào. Ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran.”

Mới đây, mức cầu và giá cả sụt giảm bởi vì một số nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm hơn, hay thậm chí co cụm lại.

Bà Dougher nói mức cầu có thể giảm hơn nữa khi giá dầu cao hơn khiến người Mỹ tiết kiệm nhiên liệu bằng cách đi xe nhỏ hơn và lái xe ít hơn. Bà nói những thay đổi này chắc sẽ xảy ra nếu giá xăng dầu Mỹ lên cao hơn 1,05 đôla một lít và đứng ở mức đó.

Giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ gần tới mức đó trong mấy tuần lễ qua, nhưng mới đây đã giảm.

Bà nói giá dầu thấp hơn có thể giúp tăng trưởng kinh tế, vì các doanh nghiêp và người tiêu thụ có thêm tiền để tiêu, và làm tăng số cầu về hàng hóa và dịch vụ.
source
VOA Vietnamese

Tuesday 3 April 2012

Thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong khu vực đồng euro


CHÂU ÂU-KINH TẾ -
Bài đăng : Thứ ba 03 Tháng Tư 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 03 Tháng Tư 2012

Thất nghiệp đạt mức kỷ lục trong khu vực đồng euro

Trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp của khối đồng tiền chung châu Âu lên tới 10,8%.
Trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp của khối đồng tiền chung châu Âu lên tới 10,8%.
REUTERS

Đức Tâm

Theo các số liệu được công bố hôm qua, 02/04/2012, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực đồng euro, trong tháng Hai vừa qua, đã lên tới mức kỷ lục, đặc biệt là tại các nước phía nam châu Âu do các cắt giảm ngân sách. Điều này cho thấy là cuộc khủng hoảng tài chính tuy có lắng dịu, nhưng cuộc khủng hoảng xã hội vẫn tiếp tục gay gắt hơn.

Cơ quan thống kê châu Âu – Eurostat cho biết, trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp của khối đồng tiền chung châu Âu lên tới 10,8%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng Sáu năm 1997, thời điểm trước khi thành lập khu vực đồng euro và như vậy, trong 10 tháng liên tiếp vừa qua, thất nghiệp luôn ở mức 10% hoặc cao hơn.

Trong ngắn hạn, tình hình này khó có thể được cải thiện. Các chỉ số tổng hợp sản xuất chế biến – PMI (Purchasing Managers Index) do Viện Markit công bố, cho thấy, hoạt động của lĩnh vực công nghiệp bị co thắt rõ rệt trong tháng Ba này vì số lượng đơn đặt hàng giảm và giá dầu lửa lại tăng cao. Hậu quả là số người lao động tiếp tục giảm trong tháng Ba.

Chuyên gia Howard Archer, thuộc viện nghiên cứu HIS Global Insight cảnh báo: « Với việc co thắt các hoạt động trong quý một và nguy cơ suy giảm còn rõ nét hơn trong quý hai, tỷ lệ thất nghiệp trong khối euro có nhiều khả năng vượt quá 11% trong năm nay ».

Theo tính toán của Eurostat, trong tháng Hai, tại 17 nước thành viên khối đồng tiền chung châu Âu, đã có 17,13 triệu người thất nghiệp, cao hơn tháng Giêng 162 000 người và so với một năm trước, thì số người mất việc làm tăng thêm 1,47 triệu.

Tuy nhiên, bức tranh thất nghiệp trong khối euro khá tương phản: Tại Đức, nền kinh tế số một châu Âu, thị trường lao động đang trong quá trình phục hồi và tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 5,7% trong tháng Hai. Trong khi đó, Tây Ban Nha tiếp tục có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất: 23,6%, theo sau là Hy Lạp (21%), Bồ Đào Nha (15%), Ailen (14,7%). Kinh tế Ý cũng có tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, 9,3% trong tháng Hai.

Theo chuyên gia Jennifer McKeown thuộc tổ chức tư vấn, phân tích Capital Economics, « sự gia tăng thất nghiệp tại các nước phía nam châu Âu phần lớn là do các yếu tố cơ cấu nhưng nó cũng phản ánh các hậu quả nghiêm trọng của các biện pháp khắc khổ » được áp đặt để giảm các thâm hụt, do khủng hoảng nợ công.

Đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là lao động trẻ, dưới 25 tuổi: tính trung bình trong toàn khối euro, khoảng 20%. Riêng tại Tây Ban Nha, Hy Lạp, tỷ lệ này lên đến 50%. Trên phạm vi 27 thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, trong tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp cũng lên tới mức kỷ lục, 10,2%. Còn tại Mỹ là 8,3% và ở Nhật Bản 4,7%.

source

RFI Vietnamese

Sunday 4 March 2012

Giá xăng cao, xe nhỏ bán chạy


Giá xăng cao, xe nhỏ bán chạy
Friday, March 02, 2012 7:20:59 PM


DETROIT (AP) -
Giá xăng tăng vọt bắt đầu từ tháng trước, khiến nhu cầu xe nhỏ trở nên mạnh hơn bao giờ. Ford, Honda và nhiều hãng chế tạo xe khác hôm Thứ Năm báo cáo có mức bán gia tăng trong Tháng Hai.

Kiểu xe Fiat 500 Abarth trưng bày tại buổi triển lãm xe ở Los Angeles hồi Tháng Mười Một, 2011. Do giá xăng tiếp tục cao, giới tiêu thụ bắt đầu đổ xô đi mua xe nhỏ ít tốn xăng hơn. (Hình: Kevork Djansezian/Getty Images)

Số xe Subaru bán được tăng 17% nhờ nhu cầu cao đối với kiểu xe nhỏ Impreza. Trong Tháng Hai, Subaru bán được hơn 25,000 chiếc, tăng từ gần 22,000 chiếc vào cùng kỳ năm trước. Riêng kiểu Impreza số bán tăng gấp đôi.

Xe Honda Civic bán ra cao gần 42% với tổng số là 27,000 chiếc, được xem là bán chạy nhất trong tháng đối với các kiểu xe nhỏ.

Ford có số bán tăng 14%, hầu hết là kiểu xe Focus. Số xe bán được trong Tháng Hai cao hơn gấp đôi, lên đến hơn 23,000 chiếc, khiến tháng này là tháng tốt nhất của kiểu xe này trong 12 năm.

Phân tích gia về thương vụ của Ford là ông Erich Merkle cho biết, xe nhỏ chiếm hết 19% số xe bán ra trong Tháng Mười Hai, tăng 21% trong Tháng Giêng và có thể cao đến 24% trong Tháng Hai sau khi hoàn tất kiểm toán.

Hãng xe Fiat của Ý trình làng kiểu Fiat 500 hồi năm ngoái, với Texas là thị trường bán chạy hàng thứ ba, chỉ sau California và Florida.

Số bán của Volkswagon tăng 42%, dẫn đầu với kiểu xe hạng trung Passat.

Giá xăng trung bình trên toàn quốc lên đến $3.74/gallon, khiến giới tiêu dùng đổ xô đi mua xe ít tốn xăng. Yếu tố khác là nhờ mức tin cậy của xe mới khiến người ta mua xe nhiều hơn, với tuổi xe trung bình đang sử dụng hiện nay là gần 11 năm/chiếc. (TP)

source

Nguoi-Viet Online

Sunday 19 February 2012

Kinh tế Trung Quốc lớn hơn Mỹ?


Thứ Năm, 16 tháng 2 2012

Kinh tế Trung Quốc lớn hơn Mỹ?

Ða số người Mỹ tin một cách thiếu chính xác rằng Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới
Hình: Reuters
Ða số người Mỹ tin một cách thiếu chính xác rằng Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới

Trong khi Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ, một cuộc thăm dò ý kiến dư luận cho thấy phần lớn người Mỹ hiện giờ tin tưởng một cách thiếu chính xác rằng Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cuộc thăm dò do công ty nghiên cứu Gallup có trụ sở ở Hoa Kỳ thực hiện, cho thấy 53% người Mỹ coi Trung Quốc là chiếm ưu thế về kinh tế.

Trong khi đó, chỉ có 33% số người được hỏi cho biết họ coi Mỹ là cường quốc kinh tế hàng đầu.

Con số này cho thấy sự thay đổi đáng kể về nhận thức của người Mỹ đối với Trung Quốc.

Hồi năm 2000, chỉ có khoảng 10% người Mỹ nghĩ rằng nền kinh tế Trung Quốc lớn nhất thế giới.

Một cuộc thăm dò lấy ý kiến của dân chúng trên đường phố Washington dường như cũng xác nhận sự chuyển biến về quan điểm này.

Một số người Mỹ được VOA hỏi ý kiến, trong đó có một phụ nữ trẻ chỉ cho biết tên là Cleo, nói họ tin nền kinh tế Mỹ nhỏ hơn so với kinh tế Trung Quốc.

source

VOA Vietnamese

Friday 3 February 2012

Phúc trình về giá các sản phẩm TQ gây phản ứng mạnh trong nước


thứ Tư, 01 tháng 2 2012



Các bài báo tường thuật chi tiết về các điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các hãng xưởng do công ty Foxconn, một công ty Đài Loan chuyên lắp ráp các sản phẩm Apple, điều hành
Hình: REUTERS/Bobby Yip/Files
Các bài báo tường thuật chi tiết về các điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các hãng xưởng do công ty Foxconn, một công ty Đài Loan chuyên lắp ráp các sản phẩm Apple, điều hành

Các bản tin mới đây tố cáo các điều kiện làm việc khắc nghiệt trong các hãng sản xuất ở Trung Quốc đã khiến những người sử dụng Internet ở Trung Quốc xem xét lại luật lao động quốc gia và đường lối các luật này được thực thi.

Hai bài báo đăng trên tờ The New York Times của Hoa Kỳ hồi tuần trước, phân tích hệ thống cung cấp sản phẩm của Apple tại Trung Quốc.

Các bài báo tường thuật chi tiết về các điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các hãng xưởng do công ty Foxconn, một công ty Đài Loan chuyên lắp ráp các sản phẩm Apple, điều hành.

Tờ The New York Times mô tả “môi trường làm việc tệ hại và những vấn đề nghiêm trọng về mặt an toàn, có nguy cơ gây tử vong.”

Bài báo nói công nhân làm giờ phụ trội quá tải, trong một số trường hợp tới 7 ngày mỗi tuần, trong khi sống trong các phòng ngủ tập thể đông đúc.

Công ty Foxconn bác bỏ lời tố cáo đó, và Giám đốc điều hành của Apple, ông Tim Cook, đã gửi email tới các nhân viên, nói rằng bất cứ đề nghị nào cho rằng Apple không quan tâm tới công nhân viên cũng “sai lầm một cách hiển nhiên.”

Công ty Apple không hồi đáp những cú điện thoại của ban Tiếng Quan Thoại của Đài VOA.

Bài báo đăng trên tờ The New York Times dẫn lời một cựu giám đốc điều hành Apple, nói rằng tính linh động và cần cù của công nhân Trung Quốc đã khiến công ty đạt được mức hiệu quả cao hơn xa nếu sản xuất tại đây, so với sản xuất tại Hoa Kỳ.

Hai bài báo này đã được tạp chí kinh doanh Tài Tấn có trụ sở ở Bắc Kinh dịch lại và đăng trên trang web của họ. Từ đó, chúng được phát tán rộng rãi trên mạng, khơi ra phản ứng của hàng trăm độc giả.

Một độc giả không nêu danh tính nói ông hết sức kinh ngạc khi đọc được rằng Trung Quốc đã thu hút được các công ty nước ngoài nhờ lao động Trung Quốc dễ bị khai thác hơn.

Nhưng ông Lưu Mãnh Kỳ, một giáo sư thuộc Viện Khoa học Xã hội Quảng Đông, lập luận rằng áp lực từ các công ty nước ngoài đã giúp cải thiện các điều kiện làm việc của công nhân Trung Quốc.

Ông Lý Khai Phục, cựu Giám đốc của Google China, thừa nhận các nỗ lực của công ty Apple đối với giới công nhân làm việc cho công ty, tuy nhiên Apple nên làm nhiều hơn nữa.

Ông Lý cho rằng Apple nên sử dụng nhiều lợi nhuận của công ty hơn vào việc “cải thiện môi trường làm việc và giúp giới lao động.”

Từ năm 2008 tới nay, Trung Quốc đã áp dụng luật lao động mới, mà trên nguyên tắc, đòi hỏi giới chủ nhân phải cung cấp các biện pháp bảo vệ lao động chưa từng có trước đây.

Nhưng các nhóm bênh vực quyền lao động nói việc thực thi luật lao động mới đã tỏ ra chậm chạp.

source

VOA Vietnamese

Thursday 5 January 2012

China Likely to Cut Bank Reserve Ratios Soon: Analysts


China Likely to Cut Bank Reserve Ratios Soon: Analysts

Published: Wednesday, 4 Jan 2012 | 1:16 AM ET
Text Size
By: Ansuya Harjani
Assistant Producer, CNBC Asia


  • Twitter
    33

    LinkedIn
    Share

China’s central bank is likely to announce further cuts to banks’ reserve requirement ratios to boost slowing growth, a number of analysts told CNBC on Wednesday, a day after the country’s premier warned of a "difficult" period ahead for the economy.

A Chinese bank worker attends to a customer.
STR | AFP | Getty Images

In comments published on Tuesday, Wen Jiabao also said the government would fine-tune monetary policy to deal with a slowdown in 2012.

Three of the four analysts CNBC spoke to, believe the central bank could slash the reserve requirement ratio (RRR) by up to 50 basis points before the Chinese New Year holiday, which falls on January 24th and 25th. One of the analysts said a RRR cut could come as early as this week.

“It is likely they will allow the liquidity in the system to rise going into the Chinese New Year to facilitate… and encourage a general feeling of well being,” Andrew Sullivan, Principal Sales Trader at financial services firm Piper Jaffray Asia Securities told CNBC on Wednesday.

The reserve ratio is the percentage of bank deposits, which need to be parked with the central bank. China last cut its RRR for banks by 50 basis points on November 30th, reducing the ratio to 21 percent for large banks. Analysts said that helped free up $61 billion in funds for banks to lend.

In addition to monetary easing, Eddie Tam, CIO at the hedge fund manager Central Asset Investments said the government was likely to provide further stimulus measures in the form of tax cuts for small and medium sized enterprises (SMEs) and incentives to boost consumer spending.

Piper Jaffray’s Sullivan also expects measures to boost consumer spending, but he says the government will try and make sure the money doesn’t find its way to the property sector, which it has been trying to cool.

A cut in the RRR will boost market sentiment, Dickie Wong, Executive Director at Kingston Securities told CNBC. As a result, he recommends investors increase exposure to the country’s retail sector.

He said he was bullish on jewelry retailers including Chow Tai Fook [1929.HK 14.76 0.20 (+1.37%) ], Chow Sang Sang [0116.HK 17.50 -0.18 (-1.02%) ] and Emperor Watch & Jewellery [0887.HK 0.86 -0.04 (-4.44%) ] as well as luxury brands such as Prada [1913.HK 32.30 -1.05 (-3.15%) ], and BMW’s Chinese partner Brilliance Automotive [1114.HK 8.36 0.02 (+0.24%) ].

Chow Tai Fook...
14.76
0.20
+1.37%
23,645,400
Chow Sang San...
17.50
-0.18
-1.02%
1,605,000
Emperor Watch...
0.86
-0.04
-4.44%
54,752,987
Prada SpA
32.30
-1.05
-3.15%
2,463,993
Brilliance Ch...
8.36
0.02
+0.24%
6,012,059
source
http://www.cnbc.com/id/45866398