Monday 25 January 2010

Lại bán sữa nhiễm độc ở Trung Quốc



Trẻ em TQ đợi khám bệnh

Khoảng 300 ngàn em nhỏ TQ bị bệnh sau khi dùng sữa nhiễm melamine

Người ta lại phát hiện các sản phẩm sữa nhiễm độc melamine bày bán tại Trung Quốc, hơn một năm sau khi hàng ngàn trẻ em mắc bệnh trong một vụ bê bối lớn về an toàn thực phẩm.

Các quan chức cho biết sản phẩm của ba công ty khác nhau bị phát hiện có chứa melamine và hiện nay đã được gỡ bỏ khỏi các siêu thị trong tỉnh Quý Châu.

Melamine là một hóa chất công nghiệp có thể được bổ sung vào sữa kém phẩm chất nhằm tăng hàm lượng protein của sữa.

Sáu trẻ em đã thiệt mạng và khoảng 300 ngàn em bị bệnh sau khi dùng sữa nhiễm độc vào năm 2008.

Nếu dùng với số lượng đủ, melamine có thể gây suy thận và sỏi thận.

Truyền thông nhà nước TQ cho hay các công ty liên quan đến vụ thu hồi mới nhất đổ lỗi cho sữa bột ô nhiễm mà họ đã mua làm nguyên liệu để thêm vào sản phẩm của mình.

Một quan chức tham gia vào vụ điều tra năm 2008 nói với tờ China Daily loại sữa bột đó có thể nằm trong số bị thu hồi nhưng vẫn được lưu hành trên thị trường.

Ông Wang Dingmian, cựu Chủ tịch Hiệp hội sữa Quảng Đông, nói: "Vẫn còn một lượng sữa bị bỏ mặc trong tay các đại lý mà không ai quan tâm".

Ông Wang nói quy định của chính phủ về các sản phẩm sữa là quá lỏng lẻo và người ta nên yêu cầu các công ty phải kiểm tra mỗi lô sữa mà họ sử dụng.

Trung Quốc cho biết 21 người đã bị kết tội trong vụ bê bối năm 2008, trong đó có các nhà sản xuất, thương gia và giám đốc điều hành công ty sữa Tam Lộc (Sanlu).

Trong tháng 11/2009, hai người đã bị hành quyết vì tội sản xuất và bán hàng trăm tấn sản phẩm sữa nhiễm độc melamine.

*************************

source

BBC Vietnamese

Friday 22 January 2010

Trung Quốc ngưng phim Avatar 2D



Cập nhật: 13:45 GMT - thứ năm, 21 tháng 1, 2010

Các rạp hát tại Trung Quốc quảng cáo phim Khổng Tử trong lúc đang chiếu phim Avatar

Trung Quốc đã ngưng cho chiếu phim Avatar bản 2D (hai chiều) tại các rạp hát giữa lúc có cáo buộc theo đó nội dung cốt truyện phản ánh các vụ chính quyền chiếm đất của người dân.

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc nhất mực rằng quyết định này chỉ có tính cách thương mại mà thôi, vì bảnn 3D chiếm tới hai phần ba số thu.

Các nhà phê bình phim nói rằng nội dung cuốn phim phản ánh chuyện các công ty xây cất nhà o ép hàng triệu người dân phải rời bỏ đất đai của họ.

Chính phủ Trung Quốc cũng đã bác bỏ tin nói rằng họ đưa ra quyết định này để giảm bớt sự cạnh tranh của các cuốn phim sản xuất trong nước.

Trong số này, có một cuốn phim được nhà nước Trung Quốc bảo trợ nói về cuộc đời của Khổng Tử, vai chính do tài tử Châu Nhuận Phát thủ diễn, sẽ được trình chiếu vào tuần tới.

Nhưng ông Zhang Hongsen, thuộc Cục Quản Lý Truyền Thanh, Truyền Hình và Phim Ảnh, đã cho truyền thông chính thức của Trung Quốc biết như sau: "Không có bao nhiêu người xem bản 2D, nên chuyện hết sức bình thường là phải ngưng chiếu bản 2D của cuốn phim Avatar."

Phim có số thu cao nhất

Viết trên nhật báo China Daily bằng Anh ngữ, cây viết xã luận Huang Hung nói rằng phim Avatar rất ăn khách đã phản ánh được luật về trưng dụng đất đai tại Trung Quốc.

Một nhân vật trong phim khoa học giả tưởng Avatar

Bà Huang Hung viết "Tất cả những vụ đuổi đất đai tại Trung Quốc làm cho chúng ta trở thành giống người duy nhất ngày nay thực sự cảm nhận được nổi đau của bộ tộc Na'vi."

Hồi tháng 12, một người đàn ông Trung Quốc đã tự thiêu tại Bắc Kinh để phản đối chính quyền phá sập nhà của ông.

Ông này không chết nhờ cứu kịp, nhưng tháng trước đó, một phụ nữ đã chết vì tự thiêu trong một vụ phản đối với lý do tương tự.

Avatar được chiếu tại 2.500 rạp trên khắp nước Trung Quốc. Một phần ba là các rạp có trang bị hệ thống Imax và màn ảnh 3D trong lúc các rạp còn lại chỉ có màn ảnh 2D bình thường mà thôi.

Giá vé phim hiện vẫn còn cao tại Trung Quốc: giá một vé đi coi phim Avatar bản 2D là từ 30 đến 40 trong lúc vé coi phim 3D là từ 60 đến 80 nhân dân tệ.

Avatar là phim ăn khách nhất tại Trung Quốc và số thu cho tới nay là trên 300 triệu nhân dân tệ tức là tương đương với 27 triệu bảng.

Nhưng không phải phim nào cũng được nhập vào thị trường Trung Quốc, vì hàng năm, chỉ có 20 phim ngoại quốc được chiếu, và định mức này đã làm cho Hoa Kỳ khiếu nại.


source
BBC Vietnamese

Tuesday 12 January 2010

Siêu thị Mỹ tẩy chay nữ trang Trung Quốc nhiễm độc



Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart hôm nay tuyên bố gỡ bỏ toàn bộ các mặt hàng nữ trang đồ chơi Trung Quốc cùng chủng loại với mẫu bị phát hiện chứa chất cực độc catmi.
> Nữ trang trẻ em chứa chất kịch độc / Mỹ điều tra vụ nữ trang nhiễm độc

Quyết định được đưa ra ngay sau khi AP công bố kết quả điều tra cho thấy nhà sản xuất Trung Quốc đã sử dụng chất cực độc thay thế cho chì trong chế tác nữ trang đồ chơi trẻ em. Kết quả từ phòng thí nghiệm cho thấy một số mẫu thử có hàm lượng catmi quá cao.

Đây là chiếc vòng cố làm theo chủ đề phim "Princess and the Frog", được AP mua từ tháng trước ở siêu thị Wal-Mart bang Ohio. Sản phẩm này cũng chứa chất kịch độc catmi. Ảnh: AP

Bà Melissa Hill, phát ngôn viên Wal-Mart bình luận vụ việc mới phát hiện thật tệ hại và với tư cách nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart phải có trách nhiệm hành động khẩn trương.

Ủy ban An toàn sản phẩm Mỹ cũng đã tiến hành điều tra để làm sáng tỏ vụ việc. Theo USA Today, Chủ tịch Ủy ban, bà Inez Tenenbaum dự kiến có bài phát biểu tại Hong Kong ngày mai trong đó cảnh báo các nhà sản xuất Trung Quốc có thể đối mặt với lệnh cấm nghiêm ngặt trong năm mới.

Còn theo AP, nhiều khả năng các nhà sản xuất châu Á sẽ bị cấm sử dụng bất cứ chất độc hại nào thay thế cho chì trong quá trình làm vòng tay và mặt dây chuyền cho trẻ nhỏ. Từ năm 2008, Mỹ đã cấm sử dụng chì trong những sản phẩm này, song chưa có quy định cấm đối với các chất khác như catmi.

Catmi là một kim loại màu trắng, mềm, thường tìm thấy trong đất. Nguyên liệu này rất rẻ và dễ chế tác, vì vậy thường được các nhà sản xuất dùng. Catmi có thể gây ung thư và giống như chì có thể ngăn cản quá trình phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là trong 103 mẫu thử của AP, chỉ 12 mẫu có hàm lượng catmi chiếm trên 10%, một sản phẩm chứa tới 91% và một chứa hơn 80%. 89 sản phẩm còn lại không chứa catmi.

Một số tập đoàn và doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ, chuyên phân phối và bán loại sản phẩm giống mẫu thử có chứa chất độc khẳng định hàng họ nhập đáp ứng các tiêu chí an toàn. Thường thì catmi được sử dụng trong các loại đồ chơi sơn trang trí, không có trong trang sức.

Một chuyên gia về catmi tại văn phòng Bắc Kinh của hãng Asian Metal cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc thường dùng chất này khi làm sản phẩm bán trong nước.

T.Thủy

source

http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/01/3BA17A3B/

Thứ ba, 12/1/2010, 15:29 GMT+

Wednesday 6 January 2010

Công ty tin học Mỹ kiện TQ hơn 2 tỉ đô



Green Dam Girl

Tranh hoạt hình Cô gái Green Dam đã được dùng để chế nhạo phần mềm lọc mạng của TQ

Một công ty của Mỹ đã kiện đòi bồi thường 2.2 tỉ USD, cáo buộc Bắc Kinh đã lấy cắp loạt mật mã từ phần mềm lọc mạng của họ.

Công ty Cybersitter hiện đang kiện chính phủ Trung Quốc, hai công ty và bảy hãng sản xuất máy tính của nước này ra tòa án Mỹ quanh chuyện phân phối chương trình Green Dam Youth Escort của Trung Quốc.

Cybersitter cáo buộc các công ty này là đã biển thủ bí mật thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, có âm mưu và vi phạm bản quyền.

Trung Quốc đã cố gắng buộc tất cả mọi người dùng máy tính phải sử dụng phần mềm lọc mạng Green Dam.

Chính phủ Trung Quốc chưa có phản ứng gì kể từ khi tin về vụ kiện được đưa ra.

Công ty Trung Quốc sản xuất phần mềm Green Dam, là công ty tin học Jinhui, trước đó đã bác bỏ chuyện họ phạm điều gì sai trái.

‘Đòn giáng’

Cybersitter khẳng định rằng các nhà sản xuất đã lên âm mưu với giới lãnh đạo Trung Quốc phân phát hơn 56 triệu bản phần mềm đánh cắp này ra toàn Trung Quốc.

Công ty có trụ sở tại California cáo buộc rằng hàng triệu phiên bản phần mềm đã được phân phối, ngay cả sau khi nhà sản xuất biết rằng chương trình lọc nội dung này đã bị đánh cắp.

Vụ kiện cũng cáo buộc rằng các nhà sản xuất phần mềm Trung Quốc đã vi phạm luật Mỹ về tình báo kinh tế và bí mật thương mại.

Luật sư của Cybersitter nói: “Vụ kiện này sẽ đưa ra một đòn giáng vào hành vi quá phổ biến của các công ty phần mềm và phân phối nước ngoài, những người tin rằng họ có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty nhỏ của Mỹ mà không bị trừng phạt, không bị đưa ra trước công lý tại các tòa án Mỹ”.

Công chúng phản đối

Người dùng máy tính TQ

Nhiều người dùng máy tính TQ cũng phản đối phần mềm Green Dam

Từ tháng Bảy vừa rồi, mọi máy tính mới bán ra tại Trung Quốc theo kế hoạch phải được cài kèm phần mềm Green Dam Youth Escort.

Phần mềm này được tạo ra để ngăn chặn mọi người vào các trang mạng khiêu dâm và bạo lực.

Tuy nhiên, do sự phản đối rộng khắp từ Trung Quốc, do những thách thức về pháp lý và chỉ trích của nước ngoài, chính phủ Trung Quốc đã phải hoãn chính sách này.

Các thỉnh nguyện thư kêu gọi bỏ đi Green Dam được đưa ra rộng khắp, và các phân tích cho thấy phần mềm này chỉ có tác dụng rất nhỏ trong việc ngăn chặn các mạng khiêu dâm, trong khi lại vô tình chặn các mạng xử lý các vấn đề về sức khỏe tình dục.

Các nhà phân tích từ đại học Michigan đã phát hiện những điểm yếu trong địa chỉ URL, văn bản và hình ảnh của hệ lọc mạng này, cũng như những sơ hở trong phần mềm khiến cho máy tính dễ bị tin tặc tấn công.

***************

source

BBC Vietnamese

Vụ sữa có melamine mới đây ở công ty Gấu trúc Thượng Hải: Thông tin bị ém nhẹm từ một năm trước


Thứ Năm, 07/01/2010, 08:13 (GMT+7)


TT - Kiểu giấu giếm thông tin xem ra đang được lặp lại trong vụ sữa có melamine mới đây tại Trung Quốc. Hôm 6-1, Trung Quốc Nhật báo đưa tin nhà chức trách vừa thừa nhận chính quyền Thượng Hải đã biết vụ sữa có melamine của Công ty Gấu Trúc Thượng Hải từ cách đây một năm.

Một bà mẹ mất con do sữa có melamine đứng trước trụ sở Bộ Y tế Trung Quốc tại Bắc Kinh than khóc hồi tháng 5-2009 - Ảnh: Getty Images

>> Trung Quốc: lại phát hiện sữa nhiễm melamine

Chính quyền Thượng Hải đã đóng cửa Công ty Gấu Trúc Thượng Hải (tên tiếng Anh là Shanghai Panda) từ ngày 31-12-2009 và bắt giữ ba lãnh đạo công ty, trong đó có tổng giám đốc và phó tổng giám đốc. Các quan chức địa phương cho biết đã phát hiện chất melamine trong một kiện sữa bột cho người già, bốn kiện sữa đặc và bốn kiện sữa bột khác. Các sản phẩm của Gấu Trúc Thượng Hải đang được bày bán trên toàn quốc cũng đã bị thu hồi.

Thế nhưng, theo Trung Quốc Nhật báo, trên thực tế, chính quyền địa phương đã biết sữa Gấu Trúc Thượng Hải có melamine từ ngày 30-12-2008, nghĩa là cách đây một năm, và đã mở cuộc điều tra công ty này từ tháng 2-2009. Rõ ràng chính quyền Thượng Hải đã che giấu thông tin về vụ việc này trong suốt một năm qua. Giải thích về thái độ chậm thông tin này, ông Thẩm Vệ Bình, một quan chức chính quyền Thượng Hải, mới đây cho biết “vụ việc này không được phép công bố”!?

Trung Quốc Nhật báo dẫn lời ông Nghiêm Phùng Mẫn, phó giám đốc nhánh điều tra của Tổng cục Quản lý - thanh tra và kiểm dịch (AQSIQ), cho biết sở dĩ vụ việc ở Công ty Gấu Trúc Thượng Hải được giữ bí mật trong suốt một thời gian dài là do “sau khi phát hiện vụ việc, chính quyền địa phương mở cuộc điều tra và phát hiện những đối tượng có liên quan có thể đã vi phạm luật hình sự. Do đó, vụ việc đã được chuyển giao cho Bộ Công an”.

Theo mô tả của ông Nghiêm Phùng Mẫn, đây chỉ là một vụ án “đơn lẻ”, không liên quan gì đến vụ bê bối sữa có melamine hồi năm 2008.

Trên thực tế, Công ty Gấu Trúc Thượng Hải là một trong 22 doanh nghiệp dính líu đến vụ xìcăngđan sữa có melamine năm 2008 làm sáu trẻ em thiệt mạng và hơn 300.000 trẻ em khác bị bệnh. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì công ty này vẫn được phép tiếp tục hoạt động, thậm chí như Nhật báo Thượng Hải đưa tin Công ty Gấu Trúc Thượng Hải lại còn sử dụng các sản phẩm sữa có melamine còn sót lại từ năm 2008 của Công ty sữa Gấu Trúc Ninh Hạ ở Ninh Hạ.

Ông Nghiêm Phùng Mẫn khẳng định chính quyền Trung Quốc đã tiêu hủy toàn bộ số sữa có melamine của năm 2008 trên toàn quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc Nhật báo lại dẫn lời ông Vương Đinh Miên, cựu chủ tịch Hiệp hội Sữa tỉnh Quảng Đông, bày tỏ sự bi quan: “Vụ bê bối mới này cho thấy một số sản phẩm sữa bẩn của năm 2008 vẫn lọt qua kẽ tay của các thanh tra nhà nước”.

Ông Vương Đinh Miên kể hồi tháng 7-2009, một nhà sản xuất thức ăn gia súc cho ông biết người này đã mua 6-7 tấn bột sữa có melamine với giá rẻ để sản xuất thức ăn gia súc!?

HIẾU TRUNG

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=357194&ChannelID=2

Tuesday 5 January 2010

10 công ty đáng đầu tư nhất thập kỷ qua



Trong 10 năm qua, 116 công ty tại Mỹ đã mang lại cho các nhà đầu tư của mình lợi nhuận trên 1.000%. So sánh với giá cổ phiếu của ngày 1/1/2000, 10 công ty sau đây được coi nhà những "mỏ vàng" tại Mỹ.

Green Mountain Coffee Roasters - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 7.434%
Cà phê là một trong những đố uống khiến người ta phải chi nhiều tiền nhất trong 10 năm qua. Công ty có trụ sở tại Vermont (Mỹ) chế biến và bán gần như tất cả các loại cà phê mà thị trường đòi hỏi. Tuy nhiên, nguồn thu lớn nhất của Green Mountain lại đến từ Keurig, loại máy pha cà phê phổ biến nhất ở các văn phòng tại Mỹ và châu Âu hiện nay. (Ảnh: Corbis)

Hansen Natural Corporation - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 6.455%
Bên cạnh cà phê, nước uống năng lượng là một "món hời" của ngành công nghiệp giải khát Mỹ trong vòng 10 năm qua. Được coi là một trong những nhãn hiệu nước uống tăng lực số một tại Mỹ, Monster Energy đã mang lại cho công ty sở hữu nó, Hansen Natural nhiều tỷ USD trong 10 năm qua. Hãng giải khát có trụ sở tại California này cũng thu lời lớn từ các loại nước ép trái cây và soda. (Ảnh: Getty Images)

Terra Nitrogen - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 6.156%
Rất ít người tin rằng một công ty sản xuất phân bón tại Oklahoma như Terra lại cho lợi nhuận lớn đến vậy. Tuy nhiên, đó là sự thật. Công ty này chia cổ tức cho cổ đông theo quý. Những chính sách ngắn hạn mà ban lãnh đạo đề ra chính là động lực chủ yếu giúp công ty này phát triển. Cổ đông lớn nhất, đồng thời là công ty mẹ, Terra Industries cũng đạt mức tăng trưởng giá cổ phiếu lên tới 2.500% trong thập kỷ qua. (Ảnh: Corbis)

Bally Technologies - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 5.965%
Khởi đầu cách đây 75 năm với duy nhất một máy trò chơi pinball, Bally hiện là nhà cung cấp các loại máy casino lớn nhất thế giới. Hệ thống của Bally xuất hiện tại hầu hết các sòng bạc toàn cầu. Hãng cũng đang lên kế hoạch tấn công mạnh mẽ vào ngành công nghiệp phần mềm. (Ảnh: Corbis)

Southwestern Energy - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 5.411%
Công ty có trụ sở tại Houston (Texas) này là một trong những hãng thăm dò, khai thác khí thiên nhiên hàng đầu tại Mỹ. Trong hoàn cảnh thị trường năng lượng tại Mỹ và thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, việc sở hữu nhiều dự án lớn tại Arkansas, Oklahoma, Texas và Pennsylvania khiến tương lai của Southwestern càng trở nên xán lạn. (Ảnh: Corbis)

Clean Harbors - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 4.564%
Clean Harbors là một trong số ít những công ty Mỹ thành công và thu lợi từ... rác thải. Công ty dịch vụ môi trường của bang Massachusetts chuyên đảm nhận công việc thu, tái chế và xử lý rác thải (bao gồm cả rác thải độc hại và không độc hại). Khách hàng của Clean Harbors gồm rất nhiều "đại gia" trong bảng xếp hạng Fortune 500 cũng như các cơ quan của Chính phủ Mỹ. (Ảnh: Corbis)

Amedisys - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 4.452%
Trong khi dân số tại hầu hết các nước phát triển đang có dấu hiệu già đi thì ngành công nghiệp y tế được xem là "quả bom tấn" kinh doanh của thế kỷ 21. Tại Mỹ, Amedisys được coi là một trong những tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn nhất với rất dịch vụ như bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng, viện dưỡng lão... Amedisys đương nhiên cũng kiếm bộn tiền từ sự hài lòng của khách hàng. (Ảnh: Corbis)

Quality Systems - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 3.592%
Cũng hoạt động trong lĩnh vực y tế, Quality Systems chuyên bán công nghệ và các thiết bị cho các bệnh viện, phòng khám... Sản phẩm của hãng rất đa dạng, bao gồm từ ống nghiệm đến máy X-quang. Quality Systems còn phát triển hệ thống phần mềm quản lý y tế và tài chính bệnh viện. (Ảnh: Corbis)

Deckers Outdoor Corporation - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 3.549%
Deckers là hãng sản xuất và bán các sản phẩm giầy dép đi ngoài trời của Mỹ. Hai nhãn hiệu nổi tiếng nhất của hãng Teva và UGG - loại ủng đi tuyết có độ bền cực cao. Hãng thu lãi chủ yếu tại thị trường Bắc Mỹ. (Ảnh: Corbis)

XTO Energy - Mức tăng giá cổ phiếu trong 10 năm: 3.533%
Đặt trụ sở tại (Fort Worth, Texas), XTO Energy là một trong những công ty năng lượng hàng đầu của Mỹ. Khởi nghiệp vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, XTO hiện là nhà cung cấp dầu và khí thiên nhiên số 1 tại miền Trung nước Mỹ. XTO thành công tới mức gã khổng lồ Exxon đã quyết định thâu tóm hãng này vào giữa tháng 12/2009. (Ảnh: AP)

Nhật Minh

source

Thứ ba, 5/1/2010, 15:19 GMT+7

http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Quoc-te/2010/01/3BA1763A/