Monday 30 November 2009

Bài học từ Dubai World


Bài học từ Dubai World

Ánh sáng trên sa mạc từ khách sạn Atlantis ở Dubai

Với nhiều người Việt Nam, phi cảng Dubai là điểm dừng chân sau chặng bay dài về thăm quê nhà, là nơi mua sắm hàng miễn thuế thả phanh và rảo bộ hoa cả mắt giữa những quầy hàng hào nhoáng.

Ngoài các ngoại kiều Âu Mỹ đến đóng vai trò quản lý, chuyên gia tài chính, kỹ thuật, đây còn là nơi công nhân Pakistan, Sri Lanka, Trung Quốc và cả Việt Nam đổ mồ hôi góp phần tạo ra một thế giới xa hoa giữa sa mạc.

Nhưng nay cú mắc nợ 60 tỷ đôla của Dubai World, một vụ Lehman Brothers của Trung Đông đang đặt câu hỏi về mô hình tăng trưởng chóng mặt nhờ các dự án vay tiền từ các quỹ đầu tư và dựa vào bảo đảm của chính quyền.

Nhân vụ Dubai World, báo chí quốc tế cũng cảnh báo cả các trường hợp "vay nhiều gây quan ngại", từ Mexico đến cả Việt Nam.

Mộng trên cát vàng?

Vậy phép lạ trên sa mạc Dubai là gì mà nay bị cho là 'lâu đài trên cát' và bài học của Dubai World có gì đáng nói?

Trước hết, theo Christopher Davidson từ Đại học Durham, nguyên nhân trực tiếp của cú choáng tuần qua là việc chính quyền Dubai, một tiểu vương quốc Hồi giáo không có dầu mỏ, mất đi khả năng chi trả cho những khoản nợ khổng lồ mà tập đoàn Dubai World do nhà nước nắm, gây ra.

Là một trong số các quốc gia thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), một liên bang ra đời sau khi người Anh rút đi năm 1971, Dubai không có mỏ dầu nhưng lại nắm một thương cảng truyền thống có tiếng.

Đang có những lo ngại về một số nền kinh tế mới lên như Mexico, Việt Nam và cả Latvia

Báo Sunday Times ở London

Đã có những ý kiến cho rằng Dubai không thể tự tồn tại được và phải dần trở thành một phần của UAE và trung tâm quyền lực là Abu Dhabi, với bằng chứng là việc giao nộp lại Lực lượng Phòng vệ Dubai cho UAE năm 1996.

Đổi lại, Dubai có toàn quyền quản lý và phát triển thương cảng, gồm hải cảng và phi trường.

Chính quyền Dubai chọn con đường 'tăng trưởng là trên hết', với việc mở rộng cửa mời gọi đầu tư vào hệ thống dịch vụ.

Vì thiếu cả nhân lực và tài lực, Dubai chủ yếu là đi vay và đi thuê, thuê từ người làm đến nhà quản trị.

Vẫn theo nhà nghiên cứu Christopher Davidson, tác giả cuốn sách "Dubai: The Vulnerability of Success", thì trên giấy tờ, thành công của Dubai quả là ngời sáng, với 95% GDP cho đến năm 2008 là từ khu vực dịch vụ.

Nhưng cùng cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu, đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm.

Căn bệnh của Dubai, như ông Davidson nhận định, là "vươn ra quá rộng" với nhiều dự án khổng lồ (mega projects), từ đảo nhân tạo cho đến cao ốc nhất vùng, tất cả chỉ nhờ tiền vay từ bên ngoài.

Trên thực tế, ngay từ đầu 2009, chính phủ nước này đã biết chuyện và tìm mọi cách nhằm thu hút dòng đầu tư tiếp tục nhưng đã không thành công.

Nay có vẻ như Abu Dhabi cũng không hào hứng trong việc nhảy vào cứu Dubai.

Bây giờ ra sao?

Tất nhiên, một số nhà quan sát khác lại cho rằng tình hình Dubai vẫn chưa phải là quá tệ, và Dubai vẫn có mức tăng trưởng 6%, xuống từ 10% năm ngoái.

Theo ông Mohammed Alabbar, chủ nhiệm ủy ban chống khủng hoảng của chính phủ, thì nợ của Dubai là khoảng 80 tỷ đôla, so với 350 tỷ tài sản.

Dubai muốn đi thật nhanh từ lạc hậu lên hiện đại

Cũng có tin các tập đoàn Goldman Sachs, Morgan Stanley, UBS và Credit Suisse đang tính chuyện hợp sức cứu nợ cho Dubai.

Dan Roberts trên báo Anh, tờ The Guardian 30/11 thì giải thích vì sao Dubai là 'lâu đài trên cát':

"Tiền cho vay rẻ đã thu hút các nhà đầu tư cố tin rằng sự giàu có nhiều hơn thực được tạo ra. Cơ chế này hoạt động chừng nào đồng tiền còn được hút vào việc mua các tài sản giá bị thổi phồng lên nhưng sẽ tan rã một khi tiền biến mất."

Hàng vạn công nhân nước ngoài, đa số từ Nam Á, đã bị kẹt ở Dubai và sẽ còn nhiều công ty tại đây ngưng hoạt động, khiến số phận của những người này chưa rõ sẽ ra sao.

Những người Phương Tây cũng sẽ mất việc, không kể những người bỏ tiền vào đầu tư bất động sản tại Dubai, nay không chỉ mất tiền mà có thể mất cả quỹ hưu.

Tin hôm 29/11 của hãng Bloomberg nói chính quyền UAE ra lệnh cấm phát hành ấn bản của báo Anh, tờ Sunday Times về món nợ của Dubai.

Cơ quan quản lý báo chí của UAE từ chối không bình luận nhưng theo Bloomberg thì bức hình ghép mô tả vị vương của Dubai, Shaikh Mohammed Bin Rashid Al Maktoum ngập đầu trong đống nợ.

Đây không phải là lần đầu tờ Times of London có bài cảnh báo ngoại kiều Anh sang làm ăn ở Dubai.

Hôm 21/06 vừa qua, báo này đã có bài "Dubai's dream is built on sand' (Giấc mộng trên bãi cát của Dubai) nói rằng "khủng hoảng tín dụng đã đến Dubai".

Vẫn theo the Times, thì các nhà đầu tư Anh đã ném vào 200 triệu bảng trong số dự án bất động sản một tỷ bảng Anh ở Dubai, mà đa số không hoàn tất.

Theo báo này, du lịch Dubai, chiếm 20% GDP xứ này vào năm ngoái, cũng sụt.

Có vẻ như chính quyền Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất chọn cách ngăn không cho "tin xấu" lan truyền về khó khăn tài chính của họ.

Bài học cho những ai?

Tác giả John Arlidge trong bài trên Sunday Times 29/11 nói nhân vụ Dubai, đang có những lo ngại về "một số nền kinh tế mới lên như Mexico, Việt Nam và cả Latvia".

Còn tại châu Âu, lo ngại về nợ nước ngoài của Ireland và Hy Lạp cũng nổi bật lên sau cơn choáng Dubai.

Riêng về Việt Nam, theo các hãng tin quốc tế, nợ của chính phủ Việt Nam đang tăng nhanh, chiếm 44,6% của GDP năm 2008.

Hãng tin DPA trích nguồn trong nước nói GDP của Việt Nam là 89 tỷ đôla năm ngoái.

Trong vùmg Đông Nam Á, lo ngại về Việt Nam cũng được báo The Philipine Star nêu ra nhân bài học Dubai.

Bài của Valentino Sy hôm 30/11 bày tỏ sự lo ngại rằng từ Dubai nạn vỡ nợ có thể "lan truyền đến các nước mà cơ sở nền tảng yếu kém như Hy Lạp, Latvia, Hungary và Việt Nam".

Tác giả này nhắc lại rằng, "Việt Nam, chỉ mới tuần trước đã phá giá đồng tiền của họ vì ngân sách không bền vững và thâm hụt ngoại thương."

Báo chí trong và ngoài nước từ một thời gian nay cũng đặt câu hỏi về tính khả thi và hiệu quả của nhiều dự án to tát của các tập đoàn nhà nước tại Việt Nam.

Bài học Dubai có thể là một cảnh báo trước tâm lý 'đi tắt đón đầu', làm ăn lớn nhưng khả năng không theo kịp tham vọng.

*************************

source

BBC Vietnamese

Sunday 15 November 2009

Treo cao giá ngọc


November 13, 2009


NGUYỄN XUÂN NGHĨA-Việt Tribune

Đồng “Nguyên” Trong Quan Hệ Mỹ-Hoa

Chuẩn bị chào đón Tổng thống Hoa Kỳ, Trung Quốc bắn tiếng sẽ điều chỉnh hối suất đồng “Nhân dân tệ” của họ so với đồng Mỹ kim. Ai ơi xin chớ vội mừng.

Hôm 11 tháng 11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bỗng đổi giọng trong phúc trình về chính sách tiền tệ. Rằng họ sẽ định giá đồng “Nhân dân tệ” (Renminbi – đồng Nguyên) “theo luồng giao dịch tư bản và sự chuyển động của các ngoại tệ khác”. Diễn giải cho dễ hiểu, Bắc Kinh bắn tiếng là có thể điều chỉnh hối suất thay vì giàng giá đồng bạc vào tiền Mỹ theo một tỷ giá nhất định quá thấp. Các thị trường trên thế giới lập tức phỏng đoán là vài ngày trước chuyến viếng thăm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama (vào các ngày 15-18 tháng 11), Bắc Kinh muốn giải tỏa một đầu mối tranh chấp với Hoa Kỳ.

Người dân Tàu đọc báo về TT Obama tại Bắc Kinh. LIU JIN/AFP/Getty Images

Sự thật có khi không được như vậy.

Nhưng vì sao hối suất đồng bạc Trung Quốc lại là một đầu mối tranh chấp?

Xưa kia, dưới chế độ tập trung quản ký kinh tế, vấn đề hối suất đồng Nguyên không được đặt ra vì không có sự trao đổi rộng rãi với bên ngoài mà chỉ một số cơ quan nhất định là có quyền giao dịch về ngoại tệ. Khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa – ba chục năm trước – chánh sách hối đoái trở thành bài toán mới: làm sao định giá đồng bạc với các ngoại tệ khác? Vì mua bán nhiều nhất với Hoa Kỳ, Bắc Kinh ấn định hối suất đồng bạc theo một tỷ giá cố định so với Mỹ kim – ta gọi là giàng giá đồng nội tệ vào tiền Mỹ. Chính sách hối đoái ấy có ưu điểm là bảo đảm một hối suất ổn định khiến doanh nghiệp xuất nhập cảng có thể dự báo phí tổn và lời lãi mà không bị nhiều giao động giá cả từ bên ngoài dội vào.

Nhưng, ấn định tỷ giá nào thì thích hợp sau khi Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO năm 2001 và ngày càng đạt xuất siêu cao hơn nhờ xuất cảng nhiều hơn nhập cảng? Hối suất chính thức do Ngân hàng Trung ương đặt ra bị sức ép của lượng xuất siêu ấy, như một dây neo ngày một căng vì con thuyền đã nổi lên cùng con nước. Các quốc gia buôn bán với Trung Quốc cũng than phiền là hối suất được Bắc Kinh ấn định quá thấp để giúp cho hàng rẻ và dễ bán ra ngoài, một hình thức cạnh tranh bất chính. Than phiền nhiều nhất là Hoa Kỳ, một quốc gia bị nhập siêu quá nặng khi mua bán với Trung Quốc.

Vì vậy, năm 2005, Bắc Kinh phải nhượng bộ và đồng ý cho đồng Nguyên được tăng giá một cách tiệm tiến, như chầm chậm thả dây neo cho dài hơn. Tháng Bảy năm đó, Trung Quốc bắt đầu điều chỉnh tỷ giá đồng bạc và trong ba năm liền, đồng Nguyên tăng được 21% so với Mỹ kim.

Nhưng, đến tháng Bảy năm ngoái thì Bắc Kinh quyết định chấm dứt chính sách điều chỉnh tiệm tiến ấy. Lý do là họ đã thấy nạn suy trầm kinh tế tại Hoa Kỳ rồi vụ khủng hoảng tài chánh khiến kinh tế toàn cầu bị suy thoái. Mặc dù khi ấy lạm phát đang hoành hành vì giá lương thực và năng lượng tăng vọt, Trung Quốc ấn định trị giá đồng bạc theo hối suất khoảng 6,83 đồng Nguyên ăn một đô la (trước đó, vào những năm 2000, hối suất cố định là 8,28). Bắc Kinh duy trì hối suất ấy trong suốt một năm bão tố của kinh tế toàn cầu, cho tới ngày nay.

Ngày nay, kinh tế thế giới đã đụng đáy và bắt đầu hồi phục, riêng kinh tế Trung Quốc thì bật lên rất mạnh vì chánh sách kích cầu qua tăng chi và bơm thêm tín dụng. Trong khi ấy, Mỹ kim lại tuột giá nặng so với các ngoại tệ mạnh của thế giới vì kế hoạch tăng chi để cải tạo xã hội của Chính quyền Obama. Bội chi ngân sách (tới 12% Tổng sản lượng GDP) và quyết định ghìm lãi suất căn bản ở số không của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ khiến Mỹ kim mất giá liên tục từ đầu năm nay. Trong hoàn cảnh ấy, Mỹ kim chìm giá tới đâu thì đồng Nguyên chìm theo tới đó, lại là hiện tượng dây neo quá căng.

Trung Quốc bị sức ép của thế giới là phải thả thêm dây neo, là điều chỉnh hối suất. Nhưng, với đởm lược bằng trái quít, Chính quyền Obama chỉ dám úp mở than phiền thôi. Tổng trưởng Tài chánh Mỹ Timothy Geithner cho thấy chuyện đó khi điều trần trước Quốc hội rằng Bắc Kinh có can thiệp vào thị trường hối đoái, sau đó lại chối quanh.

Bắc Kinh cân nhắc hối suất theo những động lực nào?

Khi ấn định hối suất quá thấp, Bắc Kinh có lợi nhờ xuất cảng rẻ hơn và cần xuất cảng mạnh để tạo thêm việc làm hầu tránh động loạn. Nếu phải tăng giá đồng bạc – như thế giới đang yêu cầu – đầu máy xuất cảng sẽ khó kéo kinh tế ra khỏi nạn suy trầm. Ngược lại, với hối suất cao hơn, lợi tức người dân sẽ tăng và số cầu gia tăng của thị trường nội địa có thể bù đắp cho thị trường xuất cảng và nhất là giúp cho bộ máy xuất cảng cải thiện được năng suất. Nhưng, ngay trước mắt thì ưu thế xuất cảng xây dựng bấy lâu nay có thể mất, và nhiều người sẽ mất việc. Cái giá chính trị của việc nâng hối suất như vậy là một rủi ro lớn cho lãnh đạo. Chưa kể là nếu thị trường dự báo là sẽ có điều chỉnh hối suất thì sẽ có nạn đầu cơ, tiền chảy vào để mua đồng Nguyên rồi chờ ngày lên giá thì kiếm lời.

Ngày nay, Bắc Kinh đang đứng trước một chọn lựa theo kiểu lưỡng nan, mặt nào cũng có vấn đề.

Với bên ngoài, hối suất quá thấp khiến các nước mở chiến dịch phản công trên mặt trận ngoại thương qua nhiều vụ kiện cáo trước tổ chức WTO hoặc bằng biện pháp bảo hộ mậu dịch. Chính quyền Obama đang bị áp lực khá mạnh từ các nghiệp đoàn nên cũng đã viện dẫn khoản 421 để trả đũa trên các loại vỏ xe bình dân của Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ.

Nhưng nhìn sâu vào bên trong, cuộc tranh luận về hối suất đồng Nguyên không chỉ là một đề mục quốc tế mà đã ăn sâu vào hệ thống chính trị. Các tỉnh miền Đông sống nhờ xuất cảng thì muốn giữ hối suất cho thấp để xuất cảng sẽ là đầu máy tăng trưởng và đó là quan điểm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Ngân hàng Trung ương. Các tỉnh bị khoá trong lục địa và phải làm gia công cho bên ngoài thì mong là đồng bạc kiếm được sẽ có giá cao hơn, nên trông đợi vào việc điều chỉnh. Đây cũng là chủ trương của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi muốn tái phân lợi tức cho các tỉnh nghèo ở bên trong.

Vì ngần ấy yếu tố, Ngân hàng Trung ương của Bắc Kinh mới đổi giọng và nói nước đôi: hối suất cũng tùy vào luồng giao dịch tư bản, tức là có thể điều chỉnh, nhưng trong sự ổn định. Về thực tế, Trung Quốc chỉ có thể nâng hối suất rất chậm – trong cả năm nữa – và rất nhẹ sau một đợt đầu đầy “ấn tượng” để chặn trước nạn đầu cơ.

Trong khi ấy, cả Bắc Kinh lẫn Chính quyền Obama đều sẽ thổi lớn chuyện “sẽ điều chỉnh” như một biểu hiện về thiện chí của Trung Quốc và về sức thuyết phục của Hoa Kỳ.

Một màn khói rất mờ và một trò diễu rất nhạt. [NXN]

*********************

source

Viet Tribune Online

Thursday 5 November 2009

Úc tăng lãi suất


Úc tăng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Úc hồi đầu năm hạ lãi suất mức thấp nhất trong nhiều thập niên.

Australia vừa tăng lãi suất chính trong tháng thứ hai liên tiếp từ 3,25% lên 3,5%.

Quyết định của ngân hàng trung ương không nằm ngoài dự kiến bởi Úc là nước có nền kinh tế duy nhất trong nhóm các nước phát triển có tăng trưởng dương trong nửa đầu của năm 2009.

Trên thực tế, Úc đã tránh được suy thoái kinh tế, chỉ bị tăng trưởng âm trong quí cuối cùng năm 2008.

Và việc thông báo mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm vào tuần trước đã tạo sự chuẩn bị cho kế hoạch tăng lãi suất.

Úc đã chi nhiều cho các chương trình bao gồm cấp tiền mặt cho người nghỉ hưu và các hộ có thu nhập thấp và trung bình, cũng như triển khai một số dự án cơ sở hạ tầng.

Các chương trình này đã giúp nền kinh tế tăng trưởng 0,4% trong quý một năm nay, và 0,6% vào quí hai.

'Cẩn trọng về chính sách’

Thống đốc Glenn Stevens từ ngân hàng trung ương nói trong một tuyên bố giải thích về việc tăng lãi suất rằng lạm phát "có thể sẽ không giảm nhiều như đã tưởng" và "sẽ có thể sẽ tăng chút ít trong năm tới".

"Với nguy cơ kinh tế sẽ bị suy giảm nghiêm trọng không còn thì ban giám đốc ngân hàng thấy cần thận trọng trong việc giảm dần mức độ kích thích bằng tiền tệ”, ông nói thêm.

Úc đã tránh được suy thoái nhờ các gói kích thích chi tiêu của chính phủ và nhu cầu mạnh từ Trung Quốc đối với nhiên liệu tại Úc.

Ông Stevens cũng nói rằng "triển vọng kinh tế của các đối tác thương mại châu Á của Úc dường như khá hơn".

************

source

BBC Vietnamese

Wednesday 4 November 2009

G20 Meet To Finalize Dumping Of Dollar?


G20 Meet To Finalize Dumping Of Dollar?
Researcher says consolidation of world’s monetary system, global currency on elite's agenda this weekend

Steve Watson
Infowars.net
Wednesday, Nov 4, 2009






TwitThis
StumbleUpon Related Content

Researcher and author Daniel Estulin, best known for his exposé of the ultra secretive Bilderberg Group, says inside sources have informed him that the core focus of the G20 meeting this weekend will be to discuss ditching the Dollar and implementing a global centralized monetary system.

A press release detailing Estulin's statements says that G20 Finance Ministers and Central Bank Governors, meeting in St. Andrews, Scotland, will debate actions to sink the U.S. Dollar, thereby crashing the present world financial system.

The instability and chaos resulting out of such a breakdown would act as a pretext to launch a consolidating new economic world order.

"Estulin says that the success or failure of this callous plan hinges on the ability of the US and UK representatives to convince the Russian, the Chinese and other national governments to go along with their scheme." The release states.

Estulin first reported on this agenda at this year's Bilderberg conference held in Greece back in May. According to the author, the elite group has termed the move “demand destruction”.

The Bilderberg Group meeting is an annual confab of around 150 of the world’s most influential powerbrokers in government, industry, banking, media, academia and the military-industrial complex. The secretive group operates under “Chatham House rules,” meaning that no details of what is discussed can ever be leaked to the media, despite editors of the world’s biggest newspapers, the Washington Post, the New York Times and the Financial Times, being present at the meeting.

Insiders at the meeting told Estulin that Bilderberg was divided on whether to put into motion, “Either a prolonged, agonizing depression that dooms the world to decades of stagnation, decline and poverty … or an intense-but-shorter depression that paves the way for a new sustainable economic world order, with less sovereignty but more efficiency.”

According to the researcher, some Bilderberg insiders fear that the fallout from the chaos of a major crash could ultimately result in a loss of control over the world.

Estulin believes this weekend's G20 meeting, being held on the site of the 1998 Bilderberg conference, will be used to finalize this deliberation.

(ARTICLE CONTINUES BELOW)

The motivation for collapsing the US dollar would be to initiate a chain reaction shift away from the nation-state structure of the global economy toward the creation of a “World Company”, Estulin maintains.

This has been a longtime agenda of the corporate and political kingpins that make up the Bilderberg organisation, elites who would profit from replacing the authority of national sovereignty with a ruling corporation like order, headed by international bankers and financiers.

Estulin was also informed by Bilderberg sources back in May that a false notion of recovery would be proffered in order to draw back investment into the system before finally pulling the plug, leaving the world in financial hardship too destructive to recover from without radical action.

Estulin’s sources have been proven highly accurate in the past. The researcher correctly predicted the housing crash and the 2008 financial meltdown as a result of what his Bilderberg sources told him they had discussed at their 2006 meeting in Canada and the 2007 conference in Turkey.

Debunkers have denounced Bilderberg as nothing more than a talking shop or golfing retreat for the elite, however, the group's track record for hosting future Presidents and Prime Ministers long before they have become recognizable names in politics speaks for itself.

Indeed, earlier this year, Belgian viscount and current Bilderberg-chairman Étienne Davignon bragged that Bilderberg helped create the Euro by first introducing the policy agenda for a single currency in the early 1990’s. Bilderberg’s agenda for a European federal superstate and a single currency likely goes back even further. A BBC investigation uncovered documents from the early Bilderberg meetings which confirmed that the European Union was a brainchild of Bilderberg.

Estulin’s sources also informed him in May that Bilderberg would again attempt to push for the enactment of the Lisbon Treaty, a key centerpiece of the agenda to fully entrench a federal EU superstate, by forcing the Irish to vote again on the document in September/October. Following an Irish yes vote last month the Treaty now looks set to be enacted imminently.

*********************

source

http://www.infowars.net/articles/november2009/041109Estulin.htm