Monday 29 June 2009

Niềm tin của giới tiêu thụ Hoa Kỳ tăng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua


Niềm tin của giới tiêu thụ Hoa Kỳ tăng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua, người dự tính mua xe tăng, người dự tính mua nhà giảmMay 26, 2009

Photo courtesy: AFP
Cali Today News – Theo số liệu vừa mới công bố của The Conference Board vào sáng hôm nay thứ ba thì chỉ số niềm tin của giới tiêu thụ vào tháng 5 đã tăng vọt lên đến 54.9, so với 40.8 vào tháng 4 trước đó.Giới kinh tế chỉ mong đợi một cách khiêm tốn là chỉ số này tăng lên đến mức 42.0 mà thôi. Đây là con số tăng cao nhất trong vòng một tháng kể từ tháng 4, 2003, và như thế đây là con số tăng cao nhất trong vòng 6 năm qua, mặc dù rằng tình trạng thất nghiệp vẫn còn căng thẳng tuy có dễ chịu hơn đôi chút, và tâm trạng người Mỹ vẫn còn nặng nề.Theo bà Lynn Franco, Giám đốc của Trung tâm Nghiên Cứu Người Tiêu Thụ của tổ chức Conference Board, thì “người tiêu thụ giảm bi quan một cách đáng kể trong thời điểm hiện nay so với thời điểm cách đây một năm.”Các số liệu hiện nay cho thấy rằng mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn “co thắt” lại, vẫn còn suy giảm trong thời điểm hiện nay, thế nhưng mức độ suy giảm đã chậm lại một cách đáng kể.Nhờ vào các tin tức mới này mà sáng nay thị trường chứng khoán Hoa Kỳ gia tăng đáng kể. Vào lúc 9 giờ sáng hôm nay, chỉ số Dow Jone tăng 2.01% và chỉ số Nasdaq tăng 3.1%.Các cuộc thăm dò khác cũng cho thấy rằng người Mỹ bắt đầu tiêu xài trở lại. Số người dự tính mua xe mới trong vòng 6 tháng tới gia tăng 5.5%, mức cao nhất trong vòng một năm qua.Tuy thế số người dự tính mua nhà thì đang bị suit giảm: Chỉ có 2.3%. Điều này cho thấy rằng thị trường địa ốc sẽ vẫn còn gặp khó khăn và là ngành bị ảnh hưởng của cơn khủng hoảng kinh tế một cách nặng nề nhất.Một bản báo cáo khác cũng tiết lộ rằng giá nhà tại Hoa Kỳ giảm 18.7% vào tháng 3 so với một năm trước đó.Đó là một vài nét chính của nền kinh tế Hoa Kỳ trong ngày đầu tuần cuối tháng 5 và nhật báo Cali Today sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề này trong những tin tức tới.Trần Thị Sông Dinh
source
Calitoday

Tiền hoa hồng và hành vi hối lộ



Tiền hoa hồng và hành vi hối lộ

Báo The Age đưa tin công ty Úc Securency đã trả nhiều triệu đô la tiền hoa hồng cho công ty CFTD của VN.
Qua vụ công ty Úc giành hợp đồng in tiền polymer ở Việt Nam, dù khoản tiền đối tác nước ngoài (Securency) cho công ty Việt Nam (CFTD) rất lớn, nhưng một số người gọi nó là tiền hoa hồng.
Một tờ báo tại Việt Nam gọi đây là tiền "lại quả."
Cảnh sát Úc đặt nghi vấn và mở cuộc điều tra. Tin nói rằng họ gọi đây là tiền hối lộ để kiếm hợp đồng.
Vậy nên hiểu các từ như hoa hồng, lại quả, hối lộ và tham nhũng trong các giao dịch kinh doanh như thế nào? Trong cuộc trao đổi với đài BBC từ TP. HCM, tiến sĩ Luật Nguyễn Vân Nam nói điểm quan trọng nhất để phân biệt tiền hoa hồng hay tiền hối lộ là vị trí của người nhận tiền. TS Nguyễn Vân Nam: Theo cách hiểu của Việt Nam, từ lại quả bao gồm tiền hoa hồng và tiền hối lộ. Lại quả là khoản tiền được nhận sau khi một thương vụ kết thúc. Cái khoản tiền được nhận đó có thể là hợp pháp. Nếu số tiền này là hợp pháp thì người ta gọi là hoa hồng. Còn cái tiền nhận được sau khi ký được một giao dịch bất hợp pháp theo những tiêu chí nhất định, thì người ta gọi là tiền hối lộ.
BBC: Thưa ông Việt Nam chưa có luật để nói rằng khoản chi nào nào là lại quả và khoản nào là hối lộ?
TS Nguyễn Vân Nam: Việt Nam chưa có quy định rõ ràng thế nào là tiền hoa hồng, thế nào là tiền hối lộ. Tuy nhiên chúng ta đã hội nhập vào kinh tế thế giới ở mức độ mà phải chú ý và phải có trách nhiệm chú ý để tuân thủ quy định trong giao dịch quốc tế. Dù muốn dù không phía Việt Nam cũng phải biết những quy định như vậy. Ở quốc tế, đặc biệt Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) người ta đã có tiêu chuẩn để phân biệt rất rõ thế nào là hối lộ, thế nào là hoa hồng. Không có gì là bí mật cả.
BBC: Ông có thể nói rõ hơn trong tập quán quốc tế khi giao dịch làm ăn, ký hợp đồng, những hành vi nào được cho là hối lộ. Ranh giới đặt ở đâu giữa việc tôn trọng và ban thưởng cho một đối tác, và bên kia là hối lộ?
TS Nguyễn Vân Nam: Cái ranh giới nó nằm ở một điểm thôi. Tức là cái người nhận, nhận lợi ích như vậy, cái vị trí của người ta trong quá trình đàm phán là như thế nào. Nếu người đó là người có thẩm quyền và có trách nhiệm trực tiếp, (hoặc gián tiếp nhưng ở mức độ có ảnh hưởng đến quyết định ký kết), khoản tiền đó sẽ được coi là tiền hối lộ. Bởi vì quốc tế và nhiều nước trong Tổ chức Thương mại thế giới, trong điều luật hình sự họ có định nghĩa rất rõ ràng về hành vi hối lộ.
Người ta xuất phát từ cái cơ bản nhất đó là cái định nghĩa về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Thế giới. Vì hối lộ là một trong các hình thức tham nhũng. Chúng ta phải nói đến định nghĩa tham nhũng là gì.
Việt Nam chưa có quy định rõ ràng thế nào là tiền hoa hồng, thế nào là tiền hối lộ. Tuy nhiên chúng ta đã hội nhập vào kinh tế thế giới ở mức độ mà phải chú ý.
TS. Nguyễn Vân Nam
Tham nhũng, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, đó là sự lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân. Chỉ giản dị như vậy thôi. Một số nước, trong luật hình sự, họ định nghĩa hành vi hối lộ cụ thể hơn. Ví dụ nước Đức, điều 334 của Bộ Luật hình sự Đức, hay điều 322 Luật hình sự Thụy Sĩ, người ta nói như thế này: Hành vi hối lộ là hành vi mời chào, hứa hẹn. Hoặc bảo đảm lợi ích, mà cái lợi ích này người nhận được không phải trả tiền cho người có thẩm quyền trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định đến một giao dịch có thành hay không thành, để có lợi cho người chào hàng. Hoặc có lợi cho người thứ ba. Đó là định nghĩa về hành vi hối lộ.
BBC: Vậy quốc tế phân biệt ra sao giữa việc nhận tiền hoa hồng và hành vi hối lộ?
TS Nguyễn Vân Nam: Ở đây chúng ta có thể xác định rất rõ hành vi hối lộ với hoa hồng. Rất là đơn giản thôi. Hoa hồng là khoản tiền trả cho công sức môi giới một giao dịch. Quan trọng ở chỗ người nhận tiền, vị trí đó nó quan trọng như thế nào. Nếu là một người có một vị trí trực tiếp (hay gián tiếp có thể quyết định được thành hay bại của một giao dịch) mà nhận khoản tiền như thế. Hoặc chưa cần phải nhận, chỉ cần đưa ra lời hứa hẹn thôi, để mà quyết định cho giao dịch thành đạt. Thì đó là hối lộ. Trong khi khoản tiền gọi là hoa hồng, thì người nhận cái khoản tiền đó, hoàn toàn không phải nằm trong vị trí có thể trực tiếp hay gián tiếp quyết định sự thành bại của mối giao dịch.
Điểm quan trọng nhất để phân biệt tiền hoa hồng hay tiền hối lộ là vị trí của người nhận tiền.
BBC: Ở Việt Nam có hình thức kinh doanh mối quan hệ, và công ty ngoại quốc đến VN đều biết tìm ai để giao dịch. Đó là công ty của con cháu hay người nhà của quan chức có quyền. Thưa, ông nhìn nhận chuyện này ra sao?
TS Nguyễn Vân Nam: Việt Nam sẽ nhận thấy rằng càng ngày họ sẽ càng phải để ý và chú ý đến những thông lệ và tiêu chuẩn trong giao dịch thương mại quốc tế. Bởi vì dù Việt Nam muốn hay không, các nước như Nhật, Úc chẳng hạn, họ sẽ điều tra công ty hay người của Việt Nam theo luật của nước họ. Và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Điều đó có nghĩa gì? Thông lệ quốc tế người ta định nghĩa rất rõ rằng cái người đó hoặc là có quyền trực tiếp, hoặc là gián tiếp. Hoặc là được thủ lợi cho chính mình. Hoặc là thủ lợi cho bên thứ ba. Đều nằm trong hành vi hối lộ cả.
Hiện nay chính quyền Việt Nam có thể nói rằng phía Việt Nam chưa có quy định như thế. Nhưng một thực tế cho thấy rất rõ, bên nước ngoài, hay quốc tế chẳng hạn họ không để ý đến lập luận ấy của phía Việt Nam. Đây là cái thứ nhất. Cái thứ hai nữa là theo thông lệ quốc tế thì khi đã hội nhập quốc tế, anh không thể nào nói anh không biết. Mà phải biết rằng, anh có trách nhiệm phải biết.
SOURCE
BBC Vietnamese

IBM: Bây giờ là lúc đầu tư vào Đổi mới của Việt Nam




IBM: Bây giờ là lúc đầu tư vào Đổi mới của Việt Nam

Dean Takahashi DCVOnline lược dịchIBM hôm nay thông báo nâng cấp mức đầu tư tại Việt Nam một phần để cải thiện việc đổi mới công nghệ tại Việt Nam và giữ chỗ vùng công nghệ tiêu thụ đang lên.Đó là một bước tiến lớn cho một đất nước cách đây một thế hệ đã bị chiến tranh tàn phá và đã phát triển chậm dưới quyền cai trị của Đảng cộng sản trong nhiều năm qua. 1994, Hoa Kỳ gỡ hàng rào bao vây kinh tế trong thời Clinton, rồi Intel quyết định đầu tư 1 tỷ đô-la vào một xưởng lắp ráp chip trong năm 2006. IBM đang mở một Trung tâm Đổi mới để giúp đỡ những công ty mới hoạt động và các doanh nghiệp địa phương cùng phát triển thị trường công nghệ mới. IBM cũng sẽ phát triển các mối quan hệ với Việt Nam và các trường đại học tiến hành nghiên cứu chung với họ trong các lĩnh vực như phân tích lô gíc và cloud computing. IBM cho biết đã có 300 nhân viên tại Việt Nam. Tuy nhiên, dự kiến số nhân viên sẽ tăng. Trung tâm Đổi mới hiện có 12 nhân viên.
Drew ClarkNguồn: venturevoice.com
Drew Clark, lãnh đạo về chiến lược của nhóm IBM Venture Capital Group, cho biết, vì không có cơ sở hạ tầng dùng cáp như các quốc gia tiên tiến, Việt Nam có thể tiến nhanh hơn về công nghệ băng thông rộng không dây. Clark ước tính một vài quỹ đầu tư như DFJ VinaCapital và IDG Ventures Việt Nam đến nay đã có vốn trong một vài chục công ty công nghệ ở Việt Nam. DFJ VinaCapital thành lập một quỹ 50 triệu đô-la để đầu tư vào các công ty công nghệ tại Việt Nam trong năm 2006. Một số hoạt động của những công ty mới trong lãnh vực công nghệ mạng và trò chơi trò chơi trực tuyến. IBM muốn có thêm nhiều quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam. Clark nói “Điều quan trọng là chúng tôi không ở Việt Nam một mình.”Mặc dù số đầu tư suy giảm toàn cầu hiểm, IBM tin rằng vẫn còn có các vùng Đổi mới trong khu vực như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nam Phi, và Việt Nam. Một số đề xuất đang được thử nghiệm gồm việc dùng công nghệ cao trong hệ thống chuyển điện, thông tin y tế điện tử và trung tâm dữ liệu dùng ít năng lượng hơn trước.Công nghệ thông tin của Việt Nam phát triển trên 20 phần trăm mỗi năm, nhờ những nhu cầu về Internet và nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng. Mức truy cập Internet ở Việt Nam đã tăng từ 10 triệu người sử dụng trong năm 2005 cho 20 triệu người sử dụng trong năm 2008. Như thế, Việt Nam sẽ nhận được hàng tỷ đô la IBM đầu tư, trong năm nay, với các đối tác công nghệ khác nhau. Khởi đầu tuần này, IBM đã bắt đầu một dự án dùng tần số radio (RFID) để nhận dạng theo dõi hàng hải sản từ nơi sản xuất dde6’n tiệm ăn (nơi tiêu thụ) trên toàn thế giới.IBM đã có mặt tại Việt Nam từ thập niên 1930 và lập văn phòng thương mại từ năm 1994. Trung tâm Đổi mới IBM tại Tp. Hồ Chí Minh sẽ giúp đỡ các công ty ở Việt Nam, Campuchia và Lào tận dụng lợi ích của công nghệ mới như cloud computing và phân tích lô gíc. Mục tiêu của IBM là các ngân hàng, các doanh nghiệp viễn thông, năng lượng các và chính phủ. Từ năm 2000, IBM đã phát động các trung tâm Đổi mới trong một chục nước đang phát triển. Và trong 10 năm qua, IBM đã đầu tư hơn $ 600 triệu trong 43 Trung tâm Đổi mới trên toàn thế giới. IBM đang cũng hợp tác với Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội, tập trung vào cloud computing và dịch vụ nghiên cứu khoa học. Và IBM cũng sẽ phát triển một phiên bản tiếng Việt của developerWorks tại trang web kỹ thuật.IBM cũng sẽ phát triển một mạng lưới các nhà tư bản với để tăng cường đầu tư và kinh doanh xung quanh các xu hướng công nghệ then chốt. IBM hiện có hơn 200 đối tác kinh doanh tại Việt Nam, gấp đôi con số một năm trước.
Sài GònNguồn:Flickr, Lucie's photography
Chiến lược này giúp IBM giữ chìa khóa để vào nơi sẽ trở thành một thị trường quan trọng. Tại Brazil, hơn một nửa của 2.000 công ty phần mềm tại Ba Tây IBM đã trở thành đối tác của IBM. Tại Ấn Độ, IBM đã có 25.000 đối tác trên khắp 200 thành phố. Ở Trung Quốc, IBM đã đăng ký 11.000 đối tác kinh doanh trong năm nay.
Nguồn:
IBM says now is the time to invest in innovation in Vietnam, Venture Beat, 21/05/2009
source
DCVOnline

Thâm hụt ngân sách của VN có thể lên tới 10% GDP


Thâm hụt ngân sách của VN có thể lên tới 10% GDPMay 23, 2009
Trong những tin về kinh tế, ngân hàng nhà nước(....)Việt Nam cho biết đã không thể huy động được thêm ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu trong năm nay, khiến nhiều người quan ngại về việc Hà Nội sẽ làm cách nào để bù vào khoản thâm hụt ngân sách có thể lên tới gần 10% tổng sản phẩm quốc nội tức GDP. Theo bản tin vào ngày hôm qua, trong một nỗ lực nhằm đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn kinh tế đã khiến tỷ lệ tăng trưởng GDP trong 3 tháng đầu năm giảm xuống mức thấp nhất trong một thập niên qua, Hà Nội đã loan báo một gói kích cầu kinh tế trị giá khoảng 8 tỉ đô-la. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế đã khiến các nguồn thu chính như nguồn thu từ dầu thô và thuế giảm mạnh, làm dấy lên quan ngại là làm thế nào để có thể bù đắp vào sự thiếu hụt này. Các nền kinh tế Đông Nam Á khác cũng đang phải đối mặt với sự thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng do chi tiêu tăng cao và thu nhập giảm dần, tuy nhiên nếu so với Việt Nam thì mức độ thâm hụt của những nước này vẫn còn khá thấp hơn. Phi Luật Tân và Nam Dương là hai nước đã huy động được vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế trong năm nay để bù vào các khoản thiếu hụt ngân sách, và cả hai nước dự báo khoản thiếu hụt trong năm nay chỉ vào khoảng 2.5% trên tổng GDP. Ông Benedict Bingham của Quỹ Tiền tệ Quốc Tế cho rằng Việt Nam cần có một số điều chỉnh trong chiến lược tài khoá trong năm 2009 để kiềm chế mức thâm hụt và bảo đảm sự ổn định về kinh tế vĩ mô. Cho tới thời điểm này thì Hà Nội mới bán được 236 triệu đô-la trái phiếu với cả hai loại mệnh giá tiền đồng và tiền đô-la, con số này chỉ chiếm một phần nhỏ so với mục tiêu huy động ngân sách của nhà nước là 3.11 tỉ đô-la.Báo chí trong nước cho biết một loạt các đợt đấu thầu trái phiếu đã không thành công trong khi nguồn thu ngân sách nhà nước giảm 20% xuống còn 86.27 ngàn tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm nay. Ông Khalil Belhimeur, nhà cố vấn về thu nhập cố định của ngân hàng Standard Chartered cho rằng vấn đề khó khăn nhất là Việt Nam có thể duy trì được mức thiếu hụt này trong bao lâu và rõ ràng là Việt Nam đang cần thêm ngân sách. Tuy nhiên không phải ai cũng cho rằng Hà Nội đang phải đối mặt với một vụ khủng hoảng ngân sách. Phân tích gia Kim Eng Tan của tổ chức Standard & Poors ước tính rằng khoảng 1/5 ngân khoản trong gói kích cầu 8 tỉ đô-la đã được đưa vào ngân sách hoặc không cần phải chi ngay tiền mặt vào lúc này.Trưởng Đại diện Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB tại Việt Nam là ông Ayumi Konishi nói với hãng thông tấn Reuters rằng Việt Nam cũng có thể huy động thêm khoảng 1 tỉ đến 1.5 tỉ đô-la từ các nước cấp viện hoặc đẩy nhanh việc giải ngân những khoản cấp viện đã có sẵn. Ông cũng cho biết hầu hết các biện pháp trong gói kích cầu kinh tế là những biện pháp tạm thời và sẽ không có ảnh hưởng nhiều trong tương lai. ADB cũng dự báo mức thâm hụt trong năm tới của Việt Nam sẽ là 5%, dù không thực sự lo ngại lắm về tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam nhưng chắc chắn là quốc gia này cần phải có sự quản lý tài chính thận trọng hơn.---------------------------------------------------------------------------
source
Calitoday

Hà Nội kêu gọi Hoa Kỳ đừng nên ngăn cá basa Việt Nam


Hà Nội kêu gọi Hoa Kỳ đừng nên ngăn cá basa Việt Nam May 23, 2009
Trong lúc có tin Bộ Nông nghiệp Mỹ đang xem xét đưa cá tra và cá basa của Việt Nam vào danh mục cá da trơn catfish, việc này sẽ đặt cá xuất cảng của Việt Nam vào tình trạng bị kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Các chuyên gia cho rằng việc này sẽ gây khó khăn cho công ty Việt Nam vì khó thực hiện, trong khi chi phí bỏ ra khá lớn và chưa kể tốn thời gian để lập hệ thống kiểm tra. Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam gọi đây là hàng rào thương mại mới. Nhân vật này cho rằng Quốc Hội Mỹ vào năm 2002 đã thông qua điều luật cấm Việt Nam cũng như các nước khác bán các sản phẩm không phải là cá nheo của Mỹ tại thị trường Hoa Kỳ dưới tên gọi là catfish. Hà Nội cho rằng mục đích của việc ấy nhằm ngăn chặn việc xuất cảng cá tra cá basa sang Hoa Kỳ, Việt Nam đã phải bán cá đúng tên gọi của mình là cá tra và cá basa. Nay một bài báo của tờ Wall Street Journal đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama can thiệp và mở rộng định nghĩa catfish, mà nhiều người cho rằng như vậy sẽ gần như chặn đứng việc Việt Nam xuất cảng cá tra và cá basa sang Mỹ. Đương sự cho rằng cá tra xuất cảng sang Mỹ hiện chỉ chiếm 5% doanh số cá tra xuất cảng của Việt Nam, nhưng cũng đã lên tới 80 triệu mỹ kim hàng năm. Nay những nhà nuôi cá tra và cá basa rất lo ngại trước việc này và Hà Nội cũng đe dọa là sẽ làm khó dễ việc nhập cảng thịt bò Mỹ vào Việt Nam như một hình thức để trả đũa.
source
Calitoday

Chrysler: Nợ một đồng, trả 29 xu


Chrysler: Nợ một đồng, trả 29 xu
Đỗ Quý Toàn-Việt Tribune
Khi một người nợ nhiều quá phải thú nhận mình không thể nào trả được ai cả, thì các chủ nợ sẽ làm gì? Theo lối nhà quê mình thì giản dị lắm: Quý vị cứ đến nhà con nợ, người lấy cái nồi, người khiêng cái tủ, có khi vét cả chum gạo, lấy được cái gì thì lấy để “xiết nợ” miễn là đừng khuân cái bàn thờ ông bà của người ta về nhà mình, sẽ tổn âm đức.Các xã hội kinh tế thị trường đã phát triển thì họ không thể theo lối đó, nó sẽ loạn lên mất. Cho nên họ phải đặt ra luật lệ để giải quyết cho các chủ nợ đều được đền bù, theo đúng đạo công bằng. Quốc hội làm ra luật, các quan tòa xử theo luật, nhà nước thi hành lệnh tòa án, không có cảnh hai bà chủ nợ giành nhau một cái quần của người vỡ nợ.Nhưng các người làm ra luật lệ không bao giờ tiên đoán được tất cả các trường hợp có thể xẩy ra, như trường hợp công ty Chrysler đang khai phá sản. Trong lúc bàn chuyện chia nhau những nồi niêu soong chảo của Chrysler, nhiều chủ nợ đang kêu lên rằng họ bị những con nợ khác chèn ép, với sự toa rập của chính phủ Mỹ!

Công nhân hãng xe hơi Hoa Kỳ Chrysler rời chỗ làm việc. GETTY IMAGES
Chính phủ giúp nên tha hồ can thiệp Xung đột giữa các chủ nợ đã diễn ra từ trước ngày 30 tháng Tư khi Chrysler phải khai phá sản. Người ta biết rằng tình trạng tài chánh của công ty đã kiệt quệ lắm rồi, mặc dù đã được chính phủ cho vay 4 tỷ đô la. Công ty sẽ không thể nào làm tròn trách nhiệm với các “chủ nợ” trong đó có các ngân hàng, các công ty đầu tư. Công ty cũng mang nợ với những nhà sản xuất bộ phận xe, nếu không trả được nợ thì chính các các nhà cung cấp này cũng có thể bị phá sản. Ngoài ra còn món nợ lớn là phải trả hưu bổng và chi phí y tế cho các công nhân khi về hưu, theo các hợp đồng lao động đã ký kết với nghiệp đoàn từ nhiều năm trước. Muốn cứu Chrysler để cho nó tiếp tục hoạt động, chờ một ngày mai tươi sáng thì thì các chủ nợ đều phải giảm bớt gánh nặng cho công ty. Một cách giảm bớt trách nhiệm của nó thì các chủ nợ có thể bằng lòng cắt bớt số tiền ghi trên giấy nợ, thay vì trả một đồng thì cho họ trả 50 xu cũng được. Hoặc là các chủ nợ có thể đổi giấy nợ lấy cổ phiếu của công ty, tức là đóng vai trò chủ nhân thay vì vai chủ nợ. Nếu các chủ nợ không thỏa hiệp được với nhau, thì sao? Một cách là công ty đem bán hết các tài sản của mình, được bao nhiêu tiền cho các vị chủ nợ chia nhau, tiếng Anh gọi là liquidation, ta gọi là phát mại hoặc thanh toán. Cách khác là xin tòa án giải quyết theo luật phá sản ở Mỹ, thông thường nhất là áp dụng chương 11 của đạo luật, để bảo vệ cho công ty có cơ hội tổ chức lại và tiếp tục hoạt động, quan tòa sẽ quyết định chủ nợ nào được trả cái gì miễn là công ty còn sống.Tháng Tư năm 2009 cũng là một tháng Tư đen đủi cho Chrysler vì chính phủ Mỹ đã cho hẹn chót là ngày 30 phải đạt được thỏa hiệp với các chủ nợ, nếu không thì chỉ còn cách phát mại hay khai phá sản, chính phủ không đem tiền của dân đóng thuế ra giúp nữa. Trong một tháng trời, Chrysler phải lo điều đình với các chủ nợ, và chính phủ Mỹ cũng phải nhúng tay vào. Trong khi cứu trợ các công ty xe hơi, có lúc chính phủ Mỹ đã “bạo tay” can thiệp trực tiếp, như khi họ ép công ty General Motors phải cho ông chủ tịch Wagoner nghỉ việc, để người thứ nhì lên thay. Còn đối với Chrysler, Toà Bạch Ốc đã tạp sức ép lên các chủ nợ, rồi dùng chủ nợ lớn ép các chủ nợ nhỏ! Câu chuyện này cho thấy vì cơn khủng hoảng kinh tế mà vai trò can thiệp của nhà nước vào sinh hoạt kinh tế Mỹ đang tăng lên với sự thỏa thuận của chính các xí nghiệp và nhiều ngân hàng lớn, một hiện tượng đáng kinh ngạc trong quốc gia kinh tế tư bản số một này. Tại sao vai trò của chính phủ Mỹ lại trở nên quan trọng như vậy? Chỉ vì đó là nơi duy nhất còn lại để các xí nghiệp và ngân hàng có thể tới gõ cửa xin cứu giúp khẩn cấp! Khi Tổng thống George W. Bush còn tại chức, chính phủ đã cho Chrysler vay 4 tỷ đô la, và cho General Motors vay hơn 13 tỷ đô la. Ông Steven Rattner là người được Tổng thống Barack Obama ủy nhiệm đóng vai trò phối hợp việc giúp đỡ và thúc các công ty xe hơi cùng các chủ nợ của họ. Các viên chức chính phủ đóng vai trò trung gian cũng vì họ không phải chủ nợ mà cũng không phải cổ đông của công ty bị nợ nần; nghĩa là trên nguyên tắc họ có thể đóng vai trò trung gian một cách khách quan, trung lập. Tất nhiên trong bất cứ vụ giàn xếp chia phần nào thì sau cùng cũng có nhiều người than là họ bị thiệt thòi nhiều quá, hoặc họ bị đối xử bất công. Những người đóng vai trung gian sẽ bị chỉ trích. Cuối cùng phải chờ quan tòa quyết định ai sẽ được hưởng cái gì còn lại của công ty Chrysler.Khi chính phủ Mỹ bắt đầu giúp Chrysler bằng cách yêu cầu các chủ nợ chịu cắt bớt số tiền mà công ty còn thiếu, họ nhắm trước hết đến những ngân hàng lớn. Có 4 ngân hàng làm chủ gần 70% tổng số tiền nợ của Chrysler. Đó là Morgan Stanley (600 triệu đô la), Goldman Sachs (600 triệu), Citigroup (900 triệu) và JPMorgan (2 tỷ 700 triệu). Ngân hàng với phần nợ lớn nhất này phản ứng ngay: Từ chối, không chịu cắt một xu. Ngày 29 tháng Ba 2009 Phó chủ tịch JPMorgan James B. Lee Jr. là người được ngân hàng ủy thác gọi điện thoại cho ông Steven Rattner để trả lời “NO.” Trước khi chính phủ Mỹ trực tiếp can dự vào vụ này, đầu Tháng Hai 2009 công ty Chrysler đã đề nghị với tất cả các chủ nợ là xin giảm số tiền nợ khoảng 28%, tức là tổng số nợ 6.9 tỷ mỹ kim xuống chỉ còn 5 tỷ. Các ngân hàng đều bác bỏ đề nghị đó tức khắc.Chắc hẳn các vị chủ ngân hàng nghĩ rằng chính phủ Mỹ sẽ không dám để cho một đại công ty như Chrysler phải đóng cửa và chính phủ phải lo lương thất nghiệp cho 40,000 công nhân, chưa kể công nhân các hãng cung cấp bộ phận và các người bán xe cũng mất việc. Chủ nợ cứ làm găng không chịu, cuối cùng chính phủ sẽ phải cho Chrysler vay tiền trả hết nợ sòng phẳng.Ngày 30 tháng Ba, Tổng thống Obama tuyên bố trước các ống máy truyền hình: Chính phủ không cứu nữa. Chắc Chrysler sẽ phá sản trong tình trạng vô trật tự, hoặc là sẽ đem bán hết tài sản để trả nợ. Nếu đem bán tất cả các nhà máy, các cửa hàng bán xe, đất đai và dụng cụ, thì không biết có ai mua hay không. Vì chỉ các hãng xe mới đi mua những tài sản đó, mà các hãng xe ở Mỹ không ai sẵn sàng có tiền mua cả. Dù có bán được hết cũng không thu được tới vài ba tỷ đô la, làm sao chia cho các chủ nợ? Khi một ông tổng thống Mỹ nói, người ta phải tin là ông ta không đe dọa suông.Cho nên ngay trong ngày 30, ông James Lee gọi điện thoại cho ông Rattner, yêu cầu gặp nhau để nói chuyện. Kể từ ngày đó, ông Lee trở thành đại diện của 4 ngân hàng chủ nợ lớn trong việc thương thuyết với Toà Bạch Ốc. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, sau khi 4 đại ngân hàng đã thỏa hiệp rồi, ông Lee lại đóng vai đi thuyết phục các chủ nợ nhỏ trong việc thỏa hiệp chấp nhận giải pháp cắt bớt nợ cho Chrysler mà chính phủ Mỹ đề nghị! Giống như ông là một sứ giả của Toà Bạch Ốc vậy!
Kỳ kèo bớt một thêm haiTrong cuộc thảo luận với các chủ nợ, Toà Bạch Ốc nói thẳng rằng “Các ngân hàng và các người làm chủ những trái khoán của Chrysler không chế tạo ra xe!” Muốn cứu công ty xe hơi này cho nó tiếp tục sống thì trước hết cần đến sự hợp tác của các nhà cung cấp bộ phận, các công nhân, các nhà bán xe; và sau cùng cần đến cả công ty Fiat, một hãng xe Ý đang hứa cộng tác giúp Chrysler kỹ thuật sản xuất những loại xe nhỏ và ít hao xăng mà họ đã có kinh nghiệm. Chính phủ Mỹ có thể tạo áp lực trên các nhà băng cũng vì dư luận dân chúng Mỹ đang ghét các vị chủ ngân hàng! Cả cuộc khủng hoảng hiện nay là do giới tài chánh tạo ra từ đầu, rồi kéo lê chắc đến sang năm mới hết cũng vì các ngân hàng chưa ra khỏi đường hầm được. Vì thế ông Rattner có thể cứng rắn khi nói chuyện nhiều lần với ông Lee. Có lúc ông Rattner, một người cũng thuộc giới tài chánh Mỹ trước đây, nói thẳng với ông Lee: “Nếu các ông chủ nợ muốn thì cứ lãnh lấy công ty Chrysler rồi điều hành nó, hoặc là đem nó phát mại đi!”Đây là lá bài “Tẩy” của chính phủ Mỹ. Hiện công ty Chrysler còn sống để hy vọng trả nợ là nhờ tiền của dân đóng thuế trợ giúp cho vay. Họ không thể đi vay ở đâu khác được. Nếu các chủ nợ cũ không thích, thì chính phủ sẽ “duỗi ra” để họ nói chuyện với công ty con nợ!Nhưng không ngân hàng nào lại dại dột chấp nhận lãnh một công ty đang phá sản. Tức là chỉ còn một cách là thỏa hiệp, chịu cắt giảm bớt số nợ mà Chrysler còn thiếu. Ngày 2 tháng Tư, ông Rattner họp với 25 người đại diện các ngân hàng chủ nợ lớn. Ông báo tin công ty Chrysler đã đạt được sự thỏa thuận với công đoàn xe hơi UAW và hãng Fiat bên Ý để tránh cảnh phá sản rồi. Theo thỏa hợp đó công đoàn chấp nhận xóa bỏ các hợp đồng lao động về hưu bổng và y tế để đổi lại sẽ làm chủ một số cổ phần của Chrysler, còn Fiat thì chịu hợp tác về sản xuất và kỹ thuật với cái giá hưởng một số cổ phần khác. Vậy các ngân hàng chủ nợ nếu cộng tác sẽ được hưởng phần như thế nào? Ông Rattner nói thẳng: Chúng tôi nghĩ phần của quý vị sẽ nhỏ lắm. Các nhà ngân hàng im lặng chờ đợi, và ông đưa ra một con số: Một tỷ đô la. Các món nợ ghi trên giấy gần 7 tỷ, bây giờ sẽ được trả lại một tỷ!Con số này không phải tự trên trời rơi xuống. Vào tháng Hai năm 2009, bên trong công ty Chrysler người ta đã nghiên cứu và thấy rằng nếu đem phát mại tất cả tài sản thì các chủ nợ sẽ được hưởng khoảng 2 tỷ. Chính phủ và Chrysler không cho các ngân hàng biết điều này.Trước đề nghị một tỷ đô la của chính phủ, các ngân hàng đều từ chối. Họ đề nghị giảm số tiền nợ xuống còn 4.5 tỷ, nhưng đổi lại họ sẽ được làm chủ 40% các cổ phần của Chrysler. Chính phủ đưa phản đề nghị, tăng từ 1 tỷ lên 1 tỷ rưỡi và số cổ phần là 5% thay vì 40%. Nhưng sau cùng, ngày 28 tháng Tư các ngân hàng lớn đành phải chịu giá 2 tỷ! Hai tỷ cho tổng số nợ 6.9 tỷ tức là mỗi đô la tiền nợ ghi trên giấy sẽ được trả lại bằng 29 xu! Bốn ngân hàng chủ nợ lớn đồng ý với giá đó, nhưng các chủ nợ nhỏ không chịu. Có tới 46 chủ nợ, họ làm chủ những trái khoán của Chrysler tổng cộng trị giá hơn 2 tỷ mỹ kim. Nhiều nhà đầu tư và ngân hàng nhỏ đã mua lại các trái khoán này trong thị trường, khi các chủ nhân cũ đem bán tống bán tháo vì lo công ty Chrysler sẽ phá sản. Có người đã mua lại các trái khoán đó với giá 50 xu cho mỗi đồng bạc nợ. Bây giờ chính họ không chấp nhận được là họ chỉ được trả có 29 xu thôi! Trong số các chủ nợ nhỏ một số ít người đã may mắn mua các trái khoán Chrysler với giá garage sale chỉ có 5 xu cho mỗi đô la!Hầu hết các chủ nợ nhỏ phản đối việc thỏa hiệp của bốn ngân hàng lớn. Họ coi là 4 ngân hàng này đang được chính phủ Mỹ giúp cho nên phải chấp nhận thỏa hiệp, còn đại đa số các chủ nợ nhỏ không lệ thuộc vào chính phủ như vậy! Bốn ngân hàng lớn đã được chính phủ cho vay hoặc góp vốn để cứu cấp là Morgan Stanley (10 tỷ đô la), Goldman Sachs (10 tỷ), Citigroup (45 tỷ) và JPMorgan (25 tỷ). Bây giờ tới lượt ông Lee, thay mặt cho các chủ nợ lớn, phải đi “bán” cái ý kiến này cho các chủ nợ khác. Nhiều chủ nợ nhỏ đã từng mua các trái khoán Chrysler từ tay các ngân hàng lớn này trước kia. Nhiều chủ nợ đang là thân chủ của các ngân hàng lớn hoặc bán dịch vụ cho các anh chị bự này. Nhưng nhiều người nhất định không chịu nhượng bộ. Một đồng là một đồng, không bớt một xu! Tất cả nền kinh tế tư bản đặt trên những hợp đồng, nếu ai cũng xé bỏ hợp đồng dễ dàng như vậy thì làm sao còn kinh tế tư bản?Ngày 29 tháng Tư chính phủ Mỹ đưa giá chót vào lúc 4 giờ rưỡi chiều: 2 tỷ một phần tư. Các ngân hàng có 90 phút để chấp nhận hay từ chối. Trong lúc đó công đoàn UAW đã đồng ý thỏa hiệp và được đại hội các công nhân chấp thuận. Cuối cùng, ông Lee không thành công trong việc thuyết phục 100% các chủ nợ, vì nhiều người cương quyết từ chối thỏa hiệp. Ngày hôm sau Chrysler tuyên bố khai phá sản theo Chương 11 của luật phá sản ở Mỹ.
Bây giờ tới phiên Tòa Phá Sản quyết định. Nếu được quan tòa chấp thuận, công ty Chrysler sẽ được chia cho Quỹ Y tế của Công đoàn UAW làm chủ 55% cổ phần; Công ty Fiat làm chủ 15%, cộng với 20% có thể thêm sau này, và các chủ nợ sẽ nhận được 2 tỷ đô la trả cho tổng số 6.9 tỷ bạc nợ. (ĐQT)
source
Viet Tribune Online

Cảnh báo bội chi ngân sáchMay 12, 2009


Cảnh báo bội chi ngân sáchMay 12, 2009
Tình trạng ngân sách tiếp tục bội chi đang gây nhiều lo ngại cho tương lai kinh tế Việt Nam. Đó là cảnh báo được đưa ra tại phiên họp của Ủy ban Tài chính Quốc hội (...) Việt Nam ngày hôm qua. Các thành viên của Ủy Ban Tài Chính-Ngân sách Quốc Hội (...) Việt Nam đã chấp thuận phương án nâng cao mức trần bội chi ngân sách năm 2009 để đối phó với suy giàm kinh tế do nhà nước đề nghị. Theo lời Phó chủ tịch Quốc Hội thì nếu không đặt ra mức trần bội chi cao hơn giai đoạn trước mắt thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô của nhà nước. Theo báo cáo của Bộ tài chính (...) Việt Nam thì trong năm 2008 bội chi ngân sách giữ ở mức hơn 66 ngàn tỷ, gần bằng 5% GDP. Trong năm nay mức bội chi được dự báo là sẽ nằm ở con số 8% GDP cao hơn nhiều so với năm ngoái. Hà Nội cũng loan báo nhiều chương trình phát triển nông thôn, khi bộ Công thương và Bộ lao động (...) Việt Nam tuyên bố sẽ đưa ra nhiều kế hoạch cho vay cũng như các dự án dạy nghề cho nông dân lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Theo báo chí trong nước, Bộ Công thương cho biết sẽ hỗ trợ lãi suất cho ba nhóm mặt hàng cho nông thôn. Ba nhóm này là máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến công nghiệp. Nhóm hàng này được vay bằng với 100% giá trị hàng hóa. Nông dân cũng được vay tối đa 50 triệu để làm nhà với lãi suất hỗ trợ 4% như khi vay mua máy móc sản xuất. Trong khi đó, Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội đưa ra dự án tạo nghề cho nông dân với kinh phí 32 ngàn tỷ đồng. Đề án đào tạo nghề này được xem là lớn nhất từ trước tới nay, sẽ đào tạo cho 12 triệu lao động nông thôn từ nay đến hết năm 2020. Tuy nhiên chính báo chí trong nước thú nhận rằng đa số người dân trong nước không ai biết gì về những chương trình này, báo chí thì loan báo nhưng khi đến hỏi thì cán bộ nói đó chỉ là dự án, còn chuyện thực hiện thì (...).
source
Calitoday

Kinh tế cũng có thể bị cúm


Kinh tế cũng có thể bị cúm
Đỗ Quý Toàn-Việt Tribune
Theo dõi tin bệnh Cúm lan truyền từ Mexico sang Mỹ, sang Canada, Tây Ban Nha và đi khắp năm châu, bốn biển, tôi tự hỏi thầm là không biết tuần tới mình có về nhà được không! Vì tôi đang ở Montréal, Canada và cuối tuần này sẽ đi New York trước khi về nhà ở California. Nếu bệnh cúm đe doạ lan tràn khiến chính phủ Mỹ hoặc Canada phải đóng cửa biên giới thì vợ chồng tôi sẽ tự động ở lại Montréal thêm nhiều ngày, thưởng thức cảnh hoa xuân đang nở rộn rạo khắp phố phường.Dịch Cúm đang ảnh hưởng tới cả thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu tụt giảm từ New York sang Tokyo, mối quan tâm của tôi quá về chuyện di chuyển thật là quá nhỏ so với những ảnh hưởng lớn trên nền kinh tế thế giới nếu cơn bệnh này lan rộng hơn. Trong bài này chúng tôi sẽ trình bầy về những ảnh hưởng có thể xẩy ra đó.

Hành khách Nhật Bản từ Mexico về nước.SAUL LOEB/GETTY IMAGE
Chủ tiệm heo quay, máy bay và khách sạn
Nhưng trước hết, phải gọi tên bệnh cúm mới này là Cúm Gì? Cả thế giới gọi nó là “swine influenza,” bệnh Cúm Heo, ở Montréal họ gọi là La Grippe Corpine. Nhưng các nhà nuôi heo ở Mỹ (National Pork Producers Council và American Farm Bureau Federation) cùng các công ty bán thịt heo đã phản đối. Quý vị chủ nhân bán heo quay ở San José, San Francisco, New York và Los Angeles chắc chắn đã phản đối. Các cửa hàng heo quay sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ theo đúng thuyết Chính Danh của Đức Khổng Phu Tử trong việc gọi tên bệnh cúm. Chính phủ Mỹ đã tuyên bố đầu hàng ngay lập tức. Năm 1976 một trận dịch cúm heo đã bùng ra ở một căn cứ quân sự trong tiểu bang New Jersey, các nhà nuôi heo đã vận động mãi, sau cùng chính phủ cũng gọi tên nó là Cúm New Jersey! Ngày Thứ Ba, Bộ Canh Nông đã bỏ chữ Swine trong tên bệnh, thay bằng tên con vi khuẩn; từ nay gọi là bệnh Cúm H1N1. Cái tên con vi khuẩn này thế nào cũng nhắc quý vị nhớ tới một đồng chủng của nó là vi khuẩn H5N1, thủ phạm vụ Cúm Gà ở Trung Quốc,Thái Lan và Việt Nam (cũng gọi là Cúm Chim, hoặc Cúm Gia Cầm – mặc dù chưa biết Đức Khổng Tử thấy gọi tên như vậy là chính danh hay không).Thực ra trong mùa dịch cúm mới này các vi khuẩn truyền từ người sang người, chứ chưa thấy ai bị truyền từ heo sang, hay vì ăn thịt heo mà mắc bệnh. Cho nên đổ tội cho loài heo cũng là oan. Tuy nhiên, các nhà khoa học thì biết rằng loài vi khuẩn H1N1 đã từng gây bệnh trong loài heo khi được phát hiện lần đầu tiên, lịch sử của giống này liên hệ chặt chẽ với môi trường sống của nó là trong các con heo. Bây giờ H1N1 đã biến hoá để trở thành một thứ vi khuẩn chỉ truyền trong loài người, mà loài người chưa có kháng tố nào để đề phòng nó cả cho nên mới thấy lo!Trong những năm trước, khi cúm gà bùng nổ ở Á Châu, những nước Thái Lan, Hồng Kông và Trung Quốc, Việt Nam đã phải giết hàng triệu gà, vịt, một thiệt hại lớn lao cho các nhà nuôi gia cầm (nhưng cũng là một mối lợi lớn cho các quan chức bộ Canh Nông phụ trách phát tiền bồi thường của chính phủ cho các nhà chăn nuôi, vì quý vị này thế nào cũng được người nhận tiền đáp lễ hậu hĩnh, nhiều hay ít tuỳ theo chế độ chính trị có dân chủ tự do hay không). Trong tuần lễ mở đầu dịch cúm heo H1N1 này, mới thấy nước Ai Cập ra lệnh giết heo, 300 ngàn con heo! Đằng nào thì đa số dân Ai Cập theo Hồi Giáo họ cũng kiêng thịt heo, nhưng các nhà nuôi heo ở xứ này cũng nhiều người tán gia bại sản nếu không được nhà nước đền bù.Ở Mỹ, chưa thấy dân chúng lo kiêng thịt heo quay béo ngậy, chính phủ cũng chưa ban lệnh báo động, mới chỉ thấy ông Tổng thống Barack Obama lên ti vi khuyên bảo dân chúng nhớ rửa tay nhiều lần trong một ngày. Nhưng các chủ trại heo Mỹ đã bị vạ vì cái bệnh Cúm H1N1 này rồi. Nếu bệnh lan rộng và nhiều nạn nhân chết thì ngành nuôi heo khắp thế giới sẽ bị lâm nạn vì những con vi khuẩn H1N1.Loài vi khuẩn bé tí mắt không trông thấy nhưng có thể gây tai hoạ cho nhiều sinh hoạt kinh tế trên thế giới chứ không riêng gì ngành nuôi heo. Năm 2003, khi bệnh Sốt Cấp Tính Sars bùng lên ở Trung Quốc, tổng sản lượng nội địa nước này đã bị giảm mất 1%. Nước Canada ở xa cách Trung Quốc một đại dương mà năm đó cũng bị thiệt hại mất 0.6% tổng sản lượng nội địa, và đổ lỗi tại bệnh Sars.Trong vụ cúm mới này, trông thấy trước mắt là ngành du lịch đã bị ảnh hưởng. Cổ phiếu của tất cả các công ty liên quan đến du lịch đều xuống. Các khách sạn, tiệm ăn ở những vùng du lịch sẽ ế. Trong những ngày đầu khi bệnh cúm lan từ Mexico sang Canada, Tây Ban Nha và Mỹ, các anh chị vi khuẩn H1N1 đều đáp máy bay trong khi đi làm nhiệm vụ truyền bệnh! Mấy em học sinh ở Nova Scotia và British Coloumbia bên Canada bị mắc bệnh đều mới bay từ Mexico về sau một chuyến đi du khảo. Mỗi em vô tình mang theo hàng triệu vi khuẩn lên máy bay mà không con vi khuẩn nào mua vé! Quý vị có muốn đi du lịch thăm Đế Thiên Đế Thích, Vịnh Hạ Long, hay đi thăm viện bảo tàng Louvre và Lacco di Como, hoặc đi tắm ở bãi biển Cancun, rồi bỗng dưng nghe tin các phi trường đóng cửa để ngăn không cho các anh chị H1N1 đi lậu máy bay hay không? Cơn suy thoái kinh tế đã làm hại ngành du lịch, nay lại đến các vi khuẩn bồi thêm một đòn nữa!Nhiều văn phòng du lịch đã huỷ bỏ các chuyến đi chơi ở Mexico, và nếu bệnh lan tràn thì sẽ còn bỏ các chuyến du hành đi nơi khác. Ngay trong mấy ngày đầu, cổ phiếu của Continental Airlines bị giảm gần 20%. Kinh nghiệm cho biết trong năm 2003 vì bệnh Sars mà số người đi máy bay đã giảm 30%. Các công ty máy bay đang bắt đầu giảm chuyến đi. Ở Âu Châu, công ty bị ảnh hưởng ngay là British Airway, vì họ có nhiều chuyến bay đi Mỹ châu hơn hẳn các công ty hàng không khác.
Kinh tế sẽ bị ảnh hưởngdù bệnh không lan tràn
Khi thế giới có bệnh dịch thì tất nhiên các công ty sản xuất và nghiên cứu về thuốc men sẽ kiếm lời. Ngay trong ngày Thứ Hai vừa rồi, giá cổ phần các công ty dược phẩm trên thế giới đều lên. Cổ phiếu công ty Biota ở Úc đã tăng giá gấp 7 lần ngay trong mấy ngày đầu; vì họ bán thuốc chủng Relenza chuyên ngừa bệnh cúm. Công ty mẹ GlaxoSmithKline chế thuốc Relenza trị cúm cũng lên giá. Trong các vụ cúm gà cúm vịt, công ty Roche đã kiếm lời to nhờ thuốc Tamiflu, năm nay lại sắp được mùa. Các công ty phụ của họ cũng phát tài, như Cipla ở Ấn Độ, Shanghai Parma ở Thượng Hải đều chế Tamiflu. Chính phủ các nước tiên tiến thường họ tích trữ thuốc chủng và thuốc trị bệnh đủ dùng trong 4 tháng, và có đủ thuốc dùng cho một nửa dân chúng trong nước. Nhưng nếu bệnh lan rộng và phải dùng nhiều thuốc thì sau đó họ lại phải đi mua thuốc mới để tích trữ cho lần sau. Trong thời gian kinh tế suy thoái, cổ phần các công ty thuộc loại “phòng ngự kinh tế” như dựợc phẩm, điện nước, đều lên. Năm nay ngành duợc phẩm được tổ đãi vì bệnh cúm. Các cửa hàng bán lẻ đã lo dân tiêu thụ bớt đi mua sắm, nay nếu người ta lo bệnh cúm thì họ còn tránh không tới những chỗ đông người, còn đáng lo hơn. Nhưng ngược lại, những công ty chuyên bán hàng qua internet sẽ được lợi, như Amazon.com và Netflix. Nói vậy, nhưng chưa chắc, vì nếu bệnh đe doạ mạnh hơn thì ngay những người đi giao hàng tận nhà cũng phải ngưng làm việc!Điều lo lắng nhất là bệnh cúm sẽ khiến nhiều người phải ở trong nhà, hoặc tự ý ở trong nhà không đi mua bán gì nữa. Năm 2003 khi bệnh Sars từ Trung Quốc lan sang Mỹ châu, ở thành phố Toronto, Canada, cứ một người bị nghi mắc bệnh là có 60 người quen biết hoặc sống gần bị các cơ quan y tế “phong toả” (quarantine) không cho đi đâu trong khi chờ đợi thử nghiệm xem có bị lây hay không! Cứ như thế nhân lên thì khi có nhiều người chỉ bị nghi là mắc bệnh cúm heo sẽ có hàng chục hoặc hàng trăm người khác bị cô lập. Bệnh cúm heo lần này tai hại hơn cúm gà năm xưa, vì loài vi khuẩn H1N1 biến thái (mutate) từ các con heo sang con người hiện chưa được nhận diện đầy đủ ngõ hầu có thể phòng và trị bệnh nhanh chóng. Cúm gà xuất hiện trong lúc kinh tế thế giới đang ổn định, cúm heo đến đúng lúc kinh tế suy thoái, sẽ gây tai hại lớn hơn.Đáng lo nhất là các hoạt động thương mại quốc tế. Hiện nay việc mậu dịch thế giới đã giảm sút vì các nước bầy ra hàng rào để bảo vệ hàng hoá nước mình. Nay dù bệnh chưa nguy hiểm thật, chính phủ nhiều nước cũng sẽ kiếm cớ để ngăn cấm thịt heo nhập cảng, rồi tìm cớ ngăn đến các thứ thịt khác.Giá thịt heo Mỹ trên thị trường thế giới tụt giảm, sau khi các nước Nga và Trung Quốc đang nghiên cứu biện pháp cấm nhập cảng thịt heo từ Mỹ châu! Có nơi người ta còn gọi tên bệnh cúm mới là Cúm Mỹ Châu, có vẻ như để trả đũa việc đặt tên những bệnh Cúm Hồng Kông, Cúm Thượng Hải trước đây! Các nước thân thiện với Mỹ như Ukraine, Honduras, Kazakhstan, Thái Lan and United Arab Emirates (UAE) cũng tính hạn chế nhập cảng thịt heo từ Canada và Mỹ, trong khi chính các nước Mỹ và Canada không cấm thịt heo nhập cảng từ Mexico!
Nhưng khi nền mậu dịch thế giới suy giảm thì những nước nghèo và những nước đang lên sống nhờ xuất cảng sẽ bị thiệt thòi nhất. Cho nên chúng ta có thể tin là những nước đang cấm thịt heo từ Mỹ và Canada sẽ thận trọng, sẽ không đi quá xa, sợ đến luợt mình bị trả đũa! (ĐQT)
source
Viet Tribune Online

Rủi ro từ chính sách thuế06/01/2009 10:11 (GMT+7)


Chính sách thuế là công cụ điều tiêt thị trường được áp dụng nhiều trong thời gian gần đây nhằm đối phó với những biến động trên thị trường trong nước và thế giới.Tuy nhiên, điều chỉnh thuế không kịp thời hay không phù hợp với thực tế đã mang lại những rủi ro lớn và gần như không thể cưỡng nổi đối với người dân và doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Từ doanh nghiệp sắt thép đến nông dân đều khổ vì thuế Bên lề Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Tây Bắc hồi đầu tháng 10, đại diện Công ty thép Vạn Lợi - một trong những doanh nghiệp thép lớn có khả năng sản xuất phôi ở Việt Nam cho biết đã bước đầu thành công khi được chấp thuận một dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt ở Phú Thọ.Tuy nhiên, thành công này không làm cho vi lãnh đạo này cảm thấy vui hơn khi vẫn còn đó những lo lắng về hoạt động kinh doanh, đặc biệt là chính sách thuế. Chính sách thuế hỗ trợ ngành thép dù đã được đề đạt nhiều lần nhưng phản ứng cứng nhắc và quá chậm từ cơ quan chức năng đã khiến nhiều doanh nghiệp thép rơi vào thua lỗ và phá sản.Câu chuyện của ngành thép có lẽ là một điển hình của một năm kinh tế đầy biến động như 2008.Đầu năm, khi giá phôi thép có dấu hiệu tăng lên, nhiều doanh nghiệp đã dự đoán giá tăng tiếp và nhập nhiều phôi dự trữ. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh do kinh tế khó khăn và các chính sách cắt giảm đầu tư của Chính phủ, thép ế ẩm đúng vào lúc giá phôi thế giới tăng cao và doanh nghiệp bắt đầu xuất ngược phôi thép ra nước ngoài để kiếm lãi.Lo ngại xuất khẩu phôi thép sẽ khiến làm giảm nguồn phôi dự trữ trong nước, khiến cho giá thép trong nước có thể tiếp tục tăng lên khi nhu cầu tiêu dùng quay trở lại mà giá phôi thép được dự đoán là không ngừng tăng. Nhận định đó đã khiến Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã thống nhất cao, liên tục tăng thuế xuất khẩu phôi thép lên đến mức cao nhất 20%.Nhưng đúng lúc thuế lên cao nhất thì giá phôi thế giới bắt đầu giảm mạnh. doanh nghiệp đứng trước khả năng thua lỗ nặng nề và ráo riết đề nghị giảm thuế nhanh nhưng các bước giảm thuế lại được thực hiện khá chậm chạp so với tốc độ giảm giá thế giới. Hậu quả là doanh nghiệp không xuất khẩu được phôi thép và gần như chắc chắn có một năm kinh doanh thua lỗ.Trong khi đó, giá thép thế giới tiếp tục giảm mạnh và bắt đầu tràn vào Việt Nam, không còn đường nào, doanh nghiệp lại đề nghị tăng thuế nhập khẩu để giải quyết hết lượng hàng tồn kho, để tồn tại tránh phá sản nhưng đề xuất đó vẫn phải chờ xem xét.Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép đã cho biết, năm 2008, ngành thép đã làm chuyện chưa từng có là lần đầu tiên xuất khẩu phôi thép nhưng sau đó xu hướng này đã bị chặn đứng bởi những sắc thuế và khiến các doanh nghiệp thép tồn đọng một lượng lớn phôi thép.Ông Cường cho rằng, Việt Nam không tự sản xuất được phôi thép nhưng không có nghĩa chúng ta không xuất khẩu. “Trong một thị trường mở và thông nhau với thế giới thì việc doanh nghiệp nhập lúc này và xuất lúc khác, thậm chí nhập khẩu giá thấp rồi xuất khẩu đề kiếm lãi khi giá cao để kiếm lãi là chuyện thường. Singapore hay Hồng Kông đều làm thế. Tuy nhiên với quan điểm điểm và và chính sách cứng nhắc của các nhà quản lý đã khiến doanh nghiệp thép phải “ôm hận” khi đầu cơ vào thép và phải viện đến nước đường cùng là tăng thuế nhập khẩu bất chấp sẽ phải chịu nhiều lời chỉ trích là bảo hộ và dựa dẫm”, ông Cường phân tích.Không như các doanh nghiệp thép lớn có tiếng nói để nhiều người cùng vào cuộc, nông dân phải âm thầm gánh chịu những rủi ro từ thuế trong hơn một năm qua khi thuế nhập khẩu thịt đã giảm nhanh và mạnh hơn cả mức cam kết WTO khiến cho thịt nhập khẩu rẻ hơn thịt trong nước chăn nuôi. Nông dân chăn nuôi phá sản hàng loạt. Đã có rất nhiều lời cảnh báo về thuế nhập khẩu bất lợi này sẽ khiến cho ngành chăn nuôi trong nước bị bóp chết và nông dân bị đẩy vào bước đường cùng trong thời kỳ hội nhập nhanh hơn nhưng dường như tất cả đều rất ít được để ý.Một doanh nghiệp chuyên chăn nuôi và phát triển các sản phẩm về thủy đặc sản ở miền Bắc cho biết, trong giai đoạn kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp đã nhập thịt về để phân phối, kiếm lãi nuôi doanh nghiệp qua thời vận hạn. Các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi ước tính, có lúc thị phần thịt nhập khẩu đã chiếm tới hơn 40%, sản phẩm của nông dân Việt Nam chỉ có bán ở chợ lẻ, rất khó để vào siêu thị và các nhà chế biến lớn nếu xét trên tiêu chí cạnh tranh là giá cả.Đền gần cuối năm, thuế nhập khẩu thịt đã được tăng trở lại hòng cứu vãn một chăn nuôi trong nước gần như đã bị tê liệt nhưng mức tăng theo nhiều chuyên gia là gần như chưa thỏa đáng. Và nông dân dù đã quay trở lại gây dựng những đàn gia súc, nhưng những rủi ro kiểu như điều hành thuế vẫn đe dọa và khiến cho họ phá sản bất cứ lúc nào. Ứng xử sao cho lợi đôi đường Việt Nam đã gia nhập WTO được hai năm, theo lộ thời các thời điểm mở cửa rộng hơn đối với các lĩnh vực và yêu cầu hạ thấp biểu thếu càng nhiều hơn. Trong khi một nền sản xuất kinh doanh trong nước chưa được cải thiện thì áp lực mở cửa đang đè nặng lên số phận của các thành viên của một kinh tế từ những người nhỏ nhất là nông dân cho đến nhưng doanh nghiệp như những nhà sản xuất thép trên đây. Trong một lĩnh vực nhạy cảm như phân phối, trước thời điểm mở cửa, một quan chức của Bộ Công Thương với quan điểm bảo vệ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển đã nhấn mạnh, cam kết cho phép chúng ta xây dựng những điều kiện và những rào cản để hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là quyền mà Việt Nam được sử dụng mà không ai có thể phản đối hay đòi hỏi giải trình. Thế nhưng quyền cấp phép không ở trong tay ông mà do các địa phương nắm. Các địa phương ngoài hạn chế về năng lực thẩm định thì còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác có thể khiến những cam kết có thể sẽ được thực hiện theo hướng không có lợi cho cái chung.Từ đây, nói về điều hành công cụ thuế làm sao cho vẹn cả đôi đường là đảm bảo không vi phạm các cam kết quốc tế nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu vào bảo vệ sản xuất trong nước là một yêu cầu không dễ mà các nhà xây dựng và thực hiện chính sách cần phải nhanh nhạy, thực tế và biết lắng nghe ý kiến phản biện hơn.Tại hội nghị mới đây của ngành tài chính, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cho rằng, để thực hiện mục tiêu chống suy giảm kinh tế trong năm 2009, Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, Vì thế, yêu cầu là phải thực hiện các biện pháp một cách hợp lý, linh hoạt đề không vi phạm các cam kết quốc tế nhưng vẫn đạt mục tiêu thu ngân sách và hỗ trợ kinh tế trong nước.Con đường đi tới một nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang mong muốn nhiều nước công nhận sẽ còn nhiều việc phải làm để doanh nghiệp hưởng trọn những lợi ích của một thị trường cạnh tranh thực sự. Tuy nhiên, tổng giám đốc một ngân hàng lớn đã cho rằng, mong chờ một sự hoàn hảo của thị trường, trông chờ hoàn toàn vào sự điều tiết kỳ diệu của bàn tay thị trường sẽ chỉ là lý thuyết. Trong khủng hoảng, những nước tự hào là thị trường phát triển vẫn phải áp dụng các biện pháp hành chính, chi tiền công quỹ để cứu lấy doanh nghiệp, những nước văn minh và có hệ thống pháp luật quốc tế tốt nhất vẫn có thể dựng lên các hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu. Cái hay là người ta đã tạo ra được một hàng lang, một sự uyển chuyển để không bị cho là vi phạm và bị soi với cái nhìn khác biệt khi thực hiện. Đó là cách mà Việt Nam còn phải học và cần đề cập đến nhiều hơn trong các bản báo cáo và nghiên cứu về hội nhập. Ngọc Sơn (Tạp chí Đầu tư Nước ngoài)
source
http://vneconomy.vn/20090106100645661P0C5/rui-ro-tu-chinh-sach-thue.htm

Đầu tư, du lịch vào VN đều giảm



Đầu tư, du lịch vào VN đều giảm

Khủng hoảng kinh tế không ngoại trừ nước nào
Dưới ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng đầu tư và số khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam trong bốn tháng đầu năm nay đều có chiều hướng giảm.
Hãng Associated Press trích Tổng cục Thống kê VN cho hay lượng đầu tư trực tiếp FDI tính tới ngày 20/04 giảm 72% và số khách nước ngoài vào Việt Nam giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng FDI trong bốn tháng đầu năm là 6,4 tỷ đôla.
Trong đó, 2,5 tỷ đôla là lượng đầu tư cho 145 dự án mới, còn 3,9 tỷ là đầu tư thêm cho 23 dự án đã hoạt động.
Hàn Quốc đứng đầu các nước đầu tư trong các dự án mới từ đầu năm tới nay, với 957 triệu đôla, theo sau là Hong Kong với 531 triệu và Singapore với 255 triệu đôla.
Năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài cam kết con số kỷ lục là 64 tỷ đôla.
Trong bốn tháng đầu 2009, số du khách nước ngoài thăm Việt Nam giảm còn 1,3 triệu người. Các thị trường lớn của Việt Nam là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều giảm từ 10% tới 30%.
Trong khi đó, Tổng cục Thống kê cũng cho hay chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước trong tháng 04/2009 đã tăng 0,35% so với tháng 03/2009. Tổng cục này đánh giá đây là kết quả tích cực do gói giải pháp kích cầu tiêu dùng của Chính phủ đem lại.
source
BBC Vietnamese

ADB cho VN vay 72 triệu đôla phát triển, đôla Mỹ lên giá tại thị trường ngoại hối VN


ADB cho VN vay 72 triệu đôla phát triển, đôla Mỹ lên giá tại thị trường ngoại hối VN Apr 22, 2009
Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cho Việt Nam vay 72 triệu đô-la để phát triển hạ tầng cơ sở. Số tiền này được biết sẽ dành cho các dự án cải thiện và xây mới các công trình công cộng tại tỉnh Thanh Hóa, trong đó chú trọng đến hạ tầng cơ sở trong thành phố như cầu đường, nguồn nước sạch. Số tiền này cũng dành cho việc cải thiện các viện bảo tàng nhằm tăng sức hấp dẫn cho ngành du lịch. Toàn bộ dự án của tỉnh Thanh Hóa tiêu tốn khoảng 115 triệu đô-la, ngân hàng Exim Bank của Nam Hàn sẽ cho vay thêm hơn 30 triệu cho dự án này. Dự án sẽ hoàn tất vào tháng 12 năm 2014. Trong khi đó thị trường đồng Mỹ kim đang lên giá một cách bất thường tại thị trường ngoại hối Việt Nam.Sáng hôm nay giá Mỹ kim rơi tự do tại Hà Nội và được ngân hàng niêm yết ở mức 18,200 đồng Việt Nam cho một đô-la mua vào. Đây là mức giá cao nhất tính từ đầu năm đến nay. Mức giá tăng bất ngờ này diễn ra sau khi một số đại lý thu mua ngoại tệ cho biết rất nhiều người bán đô-la ra với một số lượng lớn. Theo nhận xét của các nhà đầu tư thì có thể thị trường ngoại hối đang giao động vì người dân nghĩ rằng đồng đô-la đã lên tới mức cao nhất nên bán ra kiếm lời. Bên cạnh đó, nguồn thông tin về tỷ giá mà Ngân Hàng Nhà Nước sắp đưa ra trong năm 2009 sẽ lên đến 18,500 cũng là một nguyên nhân khiến cơn sốt tăng giá đô-la diễn ra.Nhiều Ngân hàng thương mại cho biết nguồn cung đô-la từ doanh nghiệp xuất cảng vẫn rất ít do các doanh nghiệp này vẫn muốn giữ Mỹ kim hơn là tiền đồng trong khi thanh toán.
source
Calitoday
Pix-source
http://www.munic.state.ct.us/BURLINGTON/us_one_dollar_bill/us_one_dollar_bill...

Khi cổ đông lớn đòi phủ quyết kế hoạch 2009




Đại hội cổ đông Eximbank:

Khi cổ đông lớn đòi phủ quyết kế hoạch 2009

Tại đại hội cổ đông ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) vừa diễn ra sáng nay (17.4), cao điểm là cuộc tranh biện thẳng thắn giữa cổ đông lớn ACB và HĐQT cùng ban điều hành Eximbank về kết quả hoạt động 2008, kế hoạch 2009 và trạng thái nợ xấu 2008 quá cao so với những ngân hàng cùng “đẳng cấp” khác…

ACB phủ quyết kế hoạch lợi nhuận 2009


Ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng ACB thất vọng với con số lợi nhuận trước thuế năm 2008 của Eximbank: "Năm 2008, với 13.000 tỉ đồng của cổ đông gửi Eximbank, với lãi suất bình quân 12% thì chẳng làm gì hết Eximbank cũng đã có 1.200 tỉ đồng lợi nhuận".

Kết thúc năm 2008, Eximbank đạt được lợi nhuận trước thuế 969,2 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 711 tỉ đồng. Eximbank đã tăng vốn điều lệ 3 lần trong năm từ 2.800 tỉ đồng lên xấp xỉ 7.220 tỉ đồng.

Eximbank xây dựng kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 1.500 tỉ đồng, nâng vốn điều lệ lên 8.800 tỉ đồng, và chia cổ tức 2009 là 12% bằng với năm 2008. Tổng tài sản của ngân hàng này từ 48.248 tỉ đồng năm 2008 sẽ lên 63.300 tỉ đồng, tổng nguồn vốn huy động từ 32.331 tỉ đồng lên 45.300 tỉ đồng, dư nợ tín dụng từ 21.232 tỉ đồng lên 34.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, kết quả năm 2008 cũng như kế hoạch 2009 của Eximbank đã bị ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng ACB tham dự đại hội, đại diện cho ACB và những cổ đông cá nhân lớn ACB, hiện sở hữu hơn 20% cổ phần Eximbank, phủ quyết. “Chúng tôi dự định sẽ tăng sở hữu Eximbank lên 30 – 35% trong thời gian tới để thấy rằng chúng tôi tin tưởng vào thương hiệu Eximbank, và mong muốn đóng góp vào Eximbank”, ông nói.

Thứ nhất, dù biết rằng là năm biến động và khó khăn, nhưng ACB hết sức thất vọng với kết quả hoạt động 2008 của Eximbank. Ông cho rằng, trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu hiện nay: ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, Đông Á, thì Eximbank có số vốn lớn lớn nhưng kết quả kinh doanh không tương xứng với tiềm năng và thương hiệu.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế 2008 của Eximbank là 969 tỉ cộng thêm thặng dư 2008 là khoảng 13.000 tỉ đồng. Làm phép tính kinh doanh sơ đẳng, bình quân lãi suất tiết kiệm năm 2008 là 12%, 13.000 tỉ đồng của cổ đông gửi Eximbank - thì với lãi suất bình quân 12% thì chẳng làm gì hết Eximbank cũng đã có 1.200 tỉ đồng lợi nhuận. Vì vậy, theo ông Cang, hiệu quả hoạt động của HĐQT ngân hàng này là không đạt được kỳ vọng mà cổ đông gởi gắm.

Ngoài ra, lợi nhuận thấp, nhưng việc đứng đầu về nợ xấu và nợ quá hạn với 4,71% đặt ra câu hỏi về quản trị điều hành của Eximbank trong năm qua. “Việc uỷ quyền cho các giám đốc chi nhánh với hàn mức tín dụng quá lớn mà thiếu quản lý đã xảy ra hậu quả, mức trích dự phòng rủi ro tín dụng lên hơn 376 tỉ đồng”, ông Cang nói.

Từ đó, với vốn điều lệ và quỹ thặng dư 13.000 tỉ như hiện nay, ông cho rằng Eximbank xây dựng kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2009 chỉ có 1.500 tỉ đồng là quá thấp, thể hiện sự co thủ của ban điều hành, không tương xứng với khả năng.

Ông Phạm Trung Cang dẫn ví dụ, quý 1.2009 Eximbank đạt lợi nhuận 380 tỉ đồng, nhưng có thể cao hơn với 600 tỉ đồng từ trái phiếu theo lời ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc báo cáo. Eximbank có cả mấy ngàn tỉ đồng trái phiếu, lợi nhuận của nó khoảng 400 - 500 tỉ đồng. Còn lại 10.000 tỉ đồng nếu cổ đông không đưa cho Eximbank mà chỉ gửi tiết kiệm thôi 6% cũng đủ 1.500 tỉ đồng. “Vậy thì cần gì một ban điều hành to kềnh càng để cuối cùng hiệu quả như nhau?”, ông đặt câu hỏi.

"Với tình hình năm nay, Eximbank không thể lãi dưới 2.000 tỉ đồng. Chúng tôi không chấp nhận kế hoạch lợi nhuận 1.500 tỉ đưa ra", ông nói trước toàn cổ đông.

Eximbank: ép tăng lợi nhuận, sẽ tăng thêm nợ xấu


Tuy vậy, cuối buổi họp, đại hội cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình về lợi nhuận 2009

Khi có cổ đông hỏi có hiệu quả không khi Eximbank tăng vốn quá mức trong hai năm qua, bà Lê Thị Hoa, phó chủ tịch HĐQT phản biện: Eximbank đã đúng khi tranh thủ thời cơ tăng vốn điều lệ từ năm 2007. Đó là cơ sở để tăng tổng tích sản sau này.

Còn về nợ xấu, nợ quá hạn phần lớn là tại chi nhánh Hà Nội. Chi nhánh này đã cho vay thế chấp kho hàng mà trên thực tế là không có, làm mất 8 tỉ đồng và Eximbank đã xử lý cán bộ có liên quan. “Trách nhiệm chính thuộc về HĐQT đã không kiểm soát tốt. Chúng tôi đã nghiêm khắc kiểm điểm”, bà nói.

Còn về kế hoạch lợi nhuận 2009, HĐQT đã họp 3 cuộc họp với ban điều hành để thương thảo từ lần đưa ra đầu tiên 900 tỉ, sau đó nâng dần lên 1.200 rồi 1.500 tỉ đồng. Bà đưa ra lý giải, HĐQT đồng ý ở mức này. Bộ máy và cơ chế của Eximbank không cho phép nâng lợi nhuận lên quá cao. Vì thứ nhất, tổng tích sản của Eximbank năm 2008 là hơn 48.000 tỉ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 của ACB và 2/3 của Sacombank, HĐQT không dám ép ban điều hành đưa lên 1.800 - 2.000 tỉ đồng lợi nhuận. Ép cao buộc ban điều hành phải cố tăng huy động cho vay, trong khi đó nhân lực, cơ cấu tổ chức bộ máy không theo kịp, nợ quá hạn một năm sau sẽ có ngay hậu quả...

Cuối buổi họp, đại hội cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình về lợi nhuận 2009, phương án tăng vốn điều lệ 2009, tờ trình thành lập các công ty trực thuộc…

Hồng Sươngsourcehttp://sgtt.com.vn/Detail44.aspx?ColumnId=44&newsid=50046&fld=HTMG/2009/0417/50046

Thả cửa cho thợ nước ngoài


“Lỗ hổng” quản lý lao động nước ngoài
Thả cửa cho thợ nước ngoài
Việc mở toang cánh cửa thị trường lao động nước ta với lao động nước ngoài được lý giải là hợp lý khi nước ta gia nhập WTO. Nhưng thực tế, những quy định của WTO không bắt buộc nước ta phải mở cửa thị trường lao động. Hậu quả là nhiều ngàn lao động nước ngoài đang tràn vào nước ta, đe doạ an ninh việc làm trong nước
Lao động phổ thông nước ngoài ở Lâm Đồng. Ảnh: Trần Đức Tài
Không ai quản lý!
Mới đây, ông Phạm Sỹ Sơn, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thừa nhận trên Vietnamnet, có 700 lao động nước ngoài đang làm việc ở dự án bauxite tại Tân Rai, trong đó hầu hết là lao động phổ thông; hơn hai trăm lao động sang làm việc bằng visa du lịch và không đăng ký với chính quyền địa phương.
Trên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Công Lục, vụ trưởng vụ Kinh tế ngành, văn phòng Chính phủ thừa nhận: “Một công trình, nhưng công nhân nước ngoài sang tới hai ngàn người”. Tại cuộc họp hồi cuối tháng 3 vừa qua, ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam khẳng định: “Các nhà thầu nước ngoài thường đem theo hàng ngàn công nhân và cả những thiết bị trong nước sản xuất được”.
Tập đoàn Foxconn đầu tư tại khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đang xây nhiều dãy nhà dành cho “chuyên gia” nước ngoài vào làm việc.
Để lấp đầy các dãy nhà này, chắc chắn sẽ có hàng ngàn lao động nước ngoài đưa sang làm việc trong các nhà máy này dưới danh nghĩa “chuyên gia”. Công ty UMV (United Motor Vietnam) vốn đầu tư Đài Loan tại khu công nghiệp Nội Bài (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng sử dụng hầu hết là lao động nước ngoài. Công ty này đã thuê cả dãy nhà tại công ty cổ phần Xây dựng và cơ khí 5 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho lao động ở.
Sài Gòn Tiếp Thị cũng đã có bài phản ánh về tình trạng lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư Đài Loan. Đây mới chỉ là một vài con số nhỏ nhoi ở một số địa chỉ cụ thể. Trong thực tế, hiện không ai biết chính xác số lao động nước ngoài đang làm việc tại nước ta là bao nhiêu. Nhất là sau khi nghị định 34/2008/NĐ-CP về quản lý và tuyển dụng lao động nước ngoài tại nước ta được ban hành với việc bãi bỏ tỷ lệ khống chế mức trần lao động nước ngoài là 3%, doanh nghiệp không được phép sử dụng lao động nước ngoài nhiều hơn tỷ lệ này, thì lao động nước ngoài đang “đổ bộ” vào nước ta không cần xin phép. Kể cả bộ Lao động – thương binh và xã hội (LĐ–TB&XH) được giao quản lý lao động nước ngoài cũng không nắm được con số lao động nước ngoài vào nước ta làm việc.
“Hổng” từ chính sách
Năm 2008, trong tờ trình Thủ tướng dự thảo nghị định 34, bộ LĐ–TB&XH lý giải, mở cửa thị trường lao động là yêu cầu của việc nước ta gia nhập WTO. Thế là cánh cửa cho lao động nước ngoài được mở toang ra, doanh nghiệp thích tuyển bao nhiêu thì tuyển. Yêu cầu phải xin phép, nhưng không xin phép, cũng… không sao. Nhưng khi nghiên cứu kỹ các điều khoản liên quan đến lao động trong WTO, mới biết là bộ LĐ–TB&XH đã nhầm. Ông Nguyễn Mạnh Cường, chuyên gia về các vấn đề lao động trong đàm phán WTO nói rõ, WTO không bắt buộc chúng ta phải mở cửa thị trường lao động, mà chỉ quy định về hình thức “di chuyển thể nhân”. Cụ thể, đó là các quy định về việc đưa người sang làm việc khi có hiện diện thương mại, hoặc chào bán dịch vụ.
Theo lý thuyết, thị trường nhân lực nước ta đang thiếu những lao động ở vị trí quản lý và có trình độ cao, nên việc mở toang cánh cửa đối với lao động nước ngoài sẽ bù đắp lại sự thiếu hụt này. Bên cạnh đó, nước ta vẫn có lợi thế cạnh tranh ở giá nhân công rẻ, nên với mức tiền công rẻ, lao động phổ thông sẽ không muốn vào nước ta làm việc. Nhưng trong thực tế, những người chắp bút cho dự thảo nghị định 34 về quản lý lao động nước ngoài tại nước ta đã không nghĩ, sẽ có ngày lao động phổ thông từ các nước tràn vào nước ta để tìm việc như hôm nay. Nhất là khi thất nghiệp tại các nước gia tăng, nước ta lại không có bất cứ biện pháp nào để hạn chế lao động nước ngoài.
Nghị định 34 và các văn bản hướng dẫn quy định, lao động nước ngoài muốn vào nước ta làm việc phải được cấp giấy phép có thời hạn. Nhưng trong thực tế, số lượng lao động được cấp phép rất ít, chủ yếu là lao động trình độ cao, nên chưa phản ánh được sự dịch chuyển thực sự của dòng lao động nước ngoài nhập cư vào nước ta. Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 34, bộ LĐ–TB&XH cũng chưa có động thái gì hơn để thực hiện việc quản lý nhà nước này. Bởi vậy, khi số lao động thất nghiệp trong nước gia tăng, lẽ ra để bảo vệ việc làm trong nước, bộ LĐ–TB&XH phải có động thái cụ thể để ngăn dòng lao động phổ thông từ nước ngoài vào nước ta để tìm việc làm, giống như Malaysia ngừng tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại các nhà máy, công xưởng. Vấn đề lao động nước ngoài tại nước ta ngày càng trở nên khó kiểm soát từ những “lỗ hổng” ngay trong tư duy người làm chính sách và sự buông lỏng quản lý hiện nay.
Tây Giang
source
http://sgtt.com.vn/Detail3.aspx?ColumnId=3&newsid=50007&fld=HTMG/2009/0416/50007

Bắc Kinh đòi hạ bệ Mỹ Kim


Bắc Kinh đòi hạ bệ Mỹ Kim
Nguyễn Xuân Nghĩa-Việt Tribune
Rồi Ngồi Xuống Đất?
Hôm Thứ Tư 25 tháng Ba, thị trường lại rùng mình với một lời tuyên bố của Tổng trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Timothy Geithner làm đồng Mỹ kim tuột dốc trên thị trường buôn bán ngoại tệ. Miệng người sang, quả là có gang có thép.
Nhưng người sang chưa chắc đã là người sáng!
Trước đó hai ngày, hôm 23, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên có một bài bình luận, tiếng là góp ý về việc cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và quyền trích xuất đặc biệt (special drawing wights hay SDR), thực tế là để nêu lên một ý kiến nghe rất phải đạo. Rằng đã đến lúc thế giới phải có một ngoại tệ dự trữ khác hơn là đồng đô la Mỹ. Nói cho nôm na dễ hiểu, Trung Quốc muốn hạ bệ đồng Mỹ kim để tìm một loại tiền tệ khác để thay thế. Các thị trường trên thế giới đều biết quan điểm của Thống đốc Chu Tiểu Xuyên, mà không nhúc nhích: đồng Mỹ kim không sụt mà còn lên giá.

Nhà bank China tại Bắc Kinh đầu tư 2.6 tỷ đô la vào công khố phiếu Hoa Kỳ.FENG LI/GETTY IMAGES
Nhưng khi Tổng trưởng Geithner xác nhận tại cuộc hội thảo do Council of Foreign Relations tổ chức, rằng Hoa Kỳ sẵn sàng thảo luận về đề nghị tìm ra một siêu ngoại tệ làm dự trữ toàn cầu – tức là nói chuyện về ngôi vị bá chủ hiện nay của đồng Mỹ kim, tiền Mỹ lập tức sụt giá so với các loại ngoại tệ lớn trên thế giới (trừ đồng Bảng của Anh, cũng được gọi là đồng “Anh kim”).Có thật là Chính quyền Barack Obama đang lặng lẽ làm suy yếu nước Mỹ hay không? Đấy là một câu hỏi lý thú! ***Chúng ta còn nhớ, ngày 22 tháng Hai, Tổng trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố tại Bắc Kinh, rằng vấn đề (thiếu) nhân quyền tại Trung Quốc không thể cản trở quan hệ Mỹ-Hoa và bà kêu gọi Trung Quốc tiếp tục mua công khố phiếu Mỹ. Quan điểm nhu nhược và lý tài đó không là sáng kiến của Hillary mà phản ảnh lập trường của cả Chính quyền Obama như người ta thấy xác nhận sau đó tại Âu Châu và nhiều diễn đàn khác trên thế giới.Sau đấy, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Bắc Kinh than phiền là chánh sách kinh tế của Hoa Kỳ gây thiệt hại cho quyền lợi của Trung Quốc vì làm tài sản tại Mỹ mất giá, khiến Trung Quốc phải xét lại việc mua công khố phiếu Mỹ. Dư luận Hoa Kỳ ít chú ý đến lời họ Ôn vì bắt đầu lên cơn về vụ tiền thưởng của tổ hợp bảo hiểm AIG. Các thị trường tín dụng (buôn bán trái phiếu) cũng không nhúc nhích, công khố phiếu Mỹ vẫn lên giá, phân lời (yield) vẫn hạ! Lời dọa nạt của Tổng lý Quốc vụ viện Trung Quốc không làm thị trưòng sợ!Ngày 20 tháng Ba, cơ quan độc lập và có uy tín về kinh tế là Congressional Budget Office (CBO) đưa ra dự báo mới về viễn ảnh kinh tế Hoa kỳ sau hàng loạt sáng kiến cứu nguy của Chính quyền Obama. Những điều chỉnh của CBO khiến các thị trường giật mình. Theo đà này, với ngân sách do Obama chuẩn bị đệ nạp cho tài khóa – và đang ráo riết tranh thủ hậu thuẫn của dư luận – bội chi ngân sách năm 2009 sẽ lên tới 1.800 tỷ đô la (hơn 13% tổng sản lượng GDP), tức là cao hơn dự báo trước đây. Và tổng số bội chi trong 10 năm tới sẽ lên tới 9.300 tỷ (hơn chín triệu triệu Mỹ kim). Nói cho dễ hiểu, Hoa Kỳ sẽ mắc nợ rất nặng.
Công trái Mỹ trong tay của tư nhân (không kể khoản nợ của các cơ quan công quyền Mỹ với nhau, như Ngân hàng Trung ương và bộ Ngân khố) đang từ 41% GDP năm ngoái sẽ lên tới 57% năm nay và 82% vào năm 2019. Số tiền nợ của chính quyền Mỹ sẽ vượt qua tổng số nợ của nước Mỹ từ thời lập quốc tới nay!Chính là sự kiện ấy mới khiến Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc – một chủ nợ của Hoa Kỳ – nêu vấn đề về vai trò của đồng đô la: “quý quốc cứ in tiền ra xài hoặc đi vay tha giàn như vậy thì chúng tôi phải tìm đồng bạc khác làm dự trữ. Chứ cữ giữ tiền Mỹ mãi thì nguy to!” Hàm ý ở dưới là Trung Quốc sẽ không mua công khố phiếu Mỹ nữa, không cho Mỹ vay tiền nữa. Như Ôn Gia Bảo, Chu Tiểu Xuyên không làm thị trường giật mình hốt hoảng. Nhưng khi Tổng trưởng Geithner lại trả lời, rằng đúng, mình nên nghiên cứu về chuyện ấy, thì đồng Mỹ kim tất nhiên tuột giá. Ngay sau đó, được gặng hỏi lại, Geithner đã phải điều chỉnh lại câu trả lời với nội dung bênh vực đồng Mỹ kim… Bố khỉ!Đấy là bối cảnh của vấn đề và sự dại dột đến khó hiểu của ông Geithner. Nhưng sự thật lại hơi khác. Sự thật là Hoa Kỳ có sức mạnh riêng khiến cho nước Mỹ có khả năng vượt qua được những sai lầm hay phá hoại của bạn và thù, của cả Barack Obama lẫn Hồ Cẩm Đào hay Chu Tiểu Xuyên….Đây mới là chuyện rất đáng… đồng tiền bát gạo.
Trung Quốc hiện có một lượng dự trữ ngoại tệ trị giá khoảng hai ngàn tỷ Mỹ kim. Họ không giữ tiền trong két mà phải đầu tư để kiếm lời và đầu tư trong an toàn để khỏi mất vốn. Phân nửa số này được đầu tư vào Mỹ, trong đó có khoảng 750 tỷ là mua trái phiếu – giấy nợ – trên thị trường Hoa Kỳ. Nôm na là cho Mỹ vay 750 tỷ. Trung Quốc mua giấy nợ của Mỹ không vì yêu chú Sam hay mợ Hillary hoặc vì bị “hội chứng Obamê” – Obamaniac – mà vì không có giải pháp nào khá hơn. Chúng ta đều hiểu là người Hoa nói chung đều có năng khiếu thiên bẩm về chuyện làm ăn, huống hồ là các đấng con trời tại Bắc Kinh. Họ nhìn chuyện làm ăn với Mỹ thế nào?Kinh tế Trung Quốc là hậu quả của chiến lược thắt lưng buộc bụng xuất cảng tối đa để tạo ra công ăn việc làm hầu tránh động loạn xã hội. Tiết kiệm cao, tiêu thụ nội địa thấp, cơ hội đầu tư bên trong không nhiều và ít lợi khiến họ có một khối dự trữ rất cao, và tạo ra thế lực quốc tế cho lãnh đạo… Bên kia Thái bình dương có Hoa Kỳ là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, lớn hơn tổng số tiêu thụ cộng lại của sáu nền kinh tế đứng sau nước Mỹ, khoảng 10 ngàn tỷ Mỹ kim một năm. Bộ máy kinh tế Trung Quốc vì vậy được ráp – và bị khóa – vào đầu máy tiêu thụ Mỹ, mà cũng là sức hút cho các nền kinh tế Đông Á khác. Các nền kinh tế này đầu tư và mua bán với Trung Quốc rồi từ bệ phóng tại Hoa lục – nhờ nhân công rẻ – tung hàng vào Mỹ...Bộ máy xuất cảng của Trung Quốc cần tới thói quen tiêu xài như Mỹ của dân Mỹ – tiêu thụ tại Mỹ chiếm hơn hai phần ba sản lượng Hoa Kỳ – và thu tiền về thì phải tàng trữ dưới dạng tài sản khác hơn là tài sản Trung Quốc. Đấy là nhược điểm sinh tử của xứ này khi mà các tỉnh bị kẹt trong lục địa vẫn còn chậm tiến, lạc hậu và cần nhiều tiền đầu tư. Tài sản ấy chính là chứng phiếu (cổ phiếu và trái phiếu) của Mỹ. Thị trường trái phiếu Mỹ hiện đang nợ khoảng 11 ngàn tỷ (so với sản lượng Mỹ là 14 ngàn), lớn hơn tổng số năm thị trường đứng sau cộng lại, chỉ thua thị trường Nhật. Nhưng trái phiếu Nhật thật ra chỉ là... tiền Lèo, không có giá trị và không đáng tin vì xứ này mắc nợ quá nhiều và có những nhược điểm nội tại khiến Nhật cũng phải đầu tư ra ngoài. Nói lại cho rõ, giấy nợ của Mỹ nhiều hơn nhiều loại giấy nợ khác, và gấp ba khoản trái phiếu của Âu châu. Thị trường chứng khoán Mỹ có thể là giải pháp cho Bắc Kinh – và họ đã nghĩ tới. Nhưng không thị trường này có mức lưu hoạt (liquidity) cao nếu nhận một khoản đầu tư quá tập trung vào một số doanh nghiệp có lời. Nếu phải phân tán cho cả ngàn doanh nghiệp thì việc quản lý sẽ là cơn ác mộng cho Ngân hàng Trung ương hay cơ quan đầu tư quốc doanh CIC của Bắc Kinh. Giải pháp an toàn và dễ dãi hơn vẫn là đầu tư vào công khố phiếu Mỹ, tức là bước vào một cửa, chọn mặt gửi vàng ở một nơi biết việc. Nơi biết việc đó là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Hội đồng Dữ trữ Liên bang, gọi tắt là Fed). Định chế này có quyền hạn độc lập, có khả năng xoay trở linh động, không bị kéo vào nhu cầu tranh cử của chính trường Mỹ (hay Obama) và không bị ràng buộc vào quyết định của các quốc gia hội viên như Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB. Nhìn từ Bắc Kinh, có thị trường nào trên thế giới đủ lớn để tiếp nhận cả trăm cả ngàn tỷ đầu tư mà không bị chấn động lên xuống giá khi mua khi bán không? Với tài sản ngoại tệ thu góp được mà đa số là Mỹ kim, Trung Quốc giàng trị giá đồng Nhân dân tệ (Renminbi, là đồng Nguyên) vào tiền Mỹ và đầu tư nhiều nhất vào Hoa Kỳ. Nếu có muốn đa dạng hoá để phân tán và giảm thiểu rủi ro thì cũng chỉ trong một giới hạn nào đó mà thôi. Lời hăm dọa hay đòi hỏi của giới chức lãnh đạo Trung Quốc chỉ là hù hoạ và làm những kẻ non tay trong Chính quyền Obama giật mình mà năn nỉ. Bây giờ, ta bước qua mặt kia, tìm ra một đồng bạc làm ngoại tệ dự trữ có giá trị toàn cầu…Không chỉ có Trung Quốc, nhiều quốc gia khác tại Âu châu cũng đã từng nêu vấn đề về đồng đô la Mỹ và nhà cái Hoa Kỳ trên sòng bạc toàn cầu. Nhà cái này mà thua bạc là lại in tiền ra trả – như hiện nay – thì quả là gian nguy. Vừa gian vừa nguy! Từ mấy chục năm nay rồi, thế giới đã nói đến việc cải tổ kiến trúc tài chánh toàn cầu để thay thế hệ thống Bretton Woods II sau khi hệ thống Bretton Woods I bị Richard Nixon phá vỡ trong quyết định thả nổi đồng đô la vào tháng Tám năm 1971 (một vụ quỵt nợ ly kỳ, có liên hệ đến chiến tranh Việt Nam và chánh sách kinh tế bao cấp của Lyndon Johnson). Nhưng nói thì dễ hơn làm. Lý do đơn giản là không quốc gia nào có thể tuyên bố rằng từ nay đồng bạc của thiểm quốc là ngoại tệ dự trữ, quý vị cứ sử dụng cho nhu cầu giao dịch và nếu cần đổi ra tiền khác là lập tức có ngay.Một đồng bạc có khả năng trở thành ngoại tệ dự trữ là do ưu điểm tự tại của nó, không do một quyết định hành chánh hay chính trị của chính quyền, hoặc một định chế tài chính quốc tế, toàn cầu. Ưu điểm ấy là những gì? Thứ nhất là phải có đủ cho nhu cầu thanh toán của thế giới và có sức lưu hoạt (liquidity) cao. Muốn vậy, định chế điều tiết đồng bạc này cũng phải có khả năng và thẩm quyền quyết định rộng rãi và linh động. Ngân hàng Trung ương Mỹ có khả năng đó, ECB của Âu Châu thì không, vì cần sự đồng ý cấp tốc của tất cả 16 hội viên trong hệ thống tiền tệ thống nhất của đồng Euro. Ngân hàng Trung ương Nhật, Anh hay Trung Quốc vẫn chưa có khả năng đó. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng vậy.Giá trị nội tại thứ hai là đồng bạc ấy phải đủ nhiều và hiện hữu ở nhiều nơi để thiên hạ mua bán đổi chác dễ dàng mà không gây biến động cho thị trường và kinh tế. Hãy tưởng tượng nếu thiên hạ ùn ùn bán tháo đồng Anh kim thì kinh tế Anh quốc sẽ ra sao? Chỉ có thị trường Hoa Kỳ là đủ lớn đủ mạnh để chịu được những cú xốc đó. Vì vậy, với tất cả những nhược điểm của kinh tế lẫn chính trường Hoa Kỳ, đồng Mỹ kim vẫn là ngoại tệ có nhiều ưu điểm và lợi thế hơn các đồng bạc khác. Mỹ kim có giá trị – và lên gíá – là vì so sánh với các ngoại tệ khác. Hoàng đế vẫn ngự trị vì các xứ kia vẫn chỉ có vai vế chư hầu! Bây giờ, Bắc Kinh muốn hạ bệ Mỹ kim, hoặc lật ngai vàng của Mỹ, một nhu cầu có vẻ chính đáng, phải đạo, thì phải làm gì và có thể làm gì?Trước hết, đa dạng hoá việc đầu tư, nghĩa là bán tài sản Mỹ trong kho dự trữ của mình. Nhưng mà... bán cho ai? Có quốc gia nào sẵn sàng nhảy vào mua 750 tỷ đô la Công trái của Mỹ do Bắc Kinh bán ra không? Không xứ nào đủ vốn để tung hứng với các đấng con trời đỏ! Nếu vậy, ta bán chầm chậm? Ngân hàng Trung ương (“của Nhân dân”) Trung Quốc vừa ra lệnh bán thì tài sản của các đấng con trời lập tức mất giá! Bán ra càng nhiều thì càng nghèo đi! Bao năm nay bắt dân chúng thắt lưng buộc bụng để trung ương gom được một lượng tài sản lớn lao chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, tài sản đó bỗng tiêu chảy như tuyết hè! Giải pháp tẩy chay Công khố phiếu Mỹ cũng tựa như dội bom nguyên tử vậy, dội xong là thiên địa đồng thọ. Đôi ta cùng chết!Nếu vậy, vì sao Thủ tướng Ôn Gia Bảo hay Thống đốc Chu Tiểu Xuyên lại nêu vấn đề về Công khố phiếu và đồng Mỹ kim? Thứ nhất là để nắn gân coi giò của Chính quyền mới của Hoa Kỳ. Bắc Kinh biết là Trung Quốc chưa có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ về cả quân sự lẫn kinh tế, nhưng có mất gì đâu mà không thử nội lực của đối thủ mới? Mềm ta nắn, rắn ta buông. Và nếu thấy rằng Chính quyền Obama quả là giá đó mà non đó thì sẽ lấn tới ở những nơi khác. Phản ứng rất yếu của Tổng trưởng Geithner vì vậy báo hiệu nhiều đòn phép khác của Bắc Kinh, miễn là không làm Trung Quốc lỗ vốn!Lý do thứ hai là để chuẩn bị cho Thượng đỉnh của khối G20 sẽ nhóm họp đầu tháng tới tại Luân Đaôn. Cả thế giới đang kết án Hoa Kỳ về vụ khủng hoảng tài chánh, tội gì mà không nương theo ngọn sóng đầy chính nghĩa quốc tế ấy để giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ? Và nâng cao vai vế của Thiên triều.Lý do thứ ba, rất hợp với thủ thuật mị dân của Obama, là để... bịp dân.Ra cái điều là đảng và nhà nước ta còn nhiều giải pháp cứu nguy kinh tế của Tổ quốc! Kinh tế Trung Quốc đang bươm như cái mền rách vì khách hàng toàn cầu đều mắc nạn nên sẽ bớt nhập cảng hàng hoá Hoa lục. Khi dân tình hoang mang và thất nghiệp đang gây động loạn thì lãnh đạo phải cho thấy là mình còn nhiều bùa phép. Đả kích hay thách thức siêu cường Mỹ đế là cái bùa dễ dán và màn biểu diễn ăn khách nhất. Được lòng dân mà không mất tiền!Chứ đang đứng trên vai nước Mỹ mà đòi lật ngai Mỹ kim thì... ngồi xuống đất à? (NXN)
source
Việt Tribune

Giá xăng Ron 92 tăng 500 đồng/lít




Giá xăng Ron 92 tăng 500 đồng/lít

Hình bên: Nhân viên một cây xăng đang đổ xăng cho khách hàng. Xăng tại Việt Nam lên giá thêm 500 đồng/lít, từ 11,000 đồng lên thành 11,500 kể từ ngày 2/4/2009. Xăng tăng giá sẽ kéo theo sự tăng giá của phần lớn các loại hàng hóa khác. (Hình: AFP/Getty Images).
source
NGUOI VIET Online
Giá xăng Ron 92 tăng 500 đồng/lít
Kể từ 3h30 chiều 2.4, giá xăng ở Việt Nam tăng lên 500đ/lít. Ảnh: Lê Quang Nhật
Theo bộ Tài chính, ngày 2.4, liên bộ Tài chính – Công thương đã chấp thuận phương án đăng ký tăng giá bán lẻ xăng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối với mức tăng 500 đồng/lít (giá xăng Ron 92 từ 11.000 đồng/lít lên 11.500 đồng/lít). Mức giá bán lẻ xăng này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Liên bộ chấp thuận việc giữ ổn định giá bán các mặt hàng dầu như hiện hành.
Theo nguồn tin riêng của báo Sài Gòn Tiếp Thị, trước khi có việc tăng giá xăng trên, bộ Công thương đã có tính toán, với giá dầu thế giới bình quân trong 20 ngày gần nhất, sau khi áp dụng các mức thuế, phí, giá bán hiện hành, các doanh nghiệp kinh doanh xăng Ron 92 lỗ khoảng 1.000 đồng/lít (đã bao gồm cả 1.000 đồng/lít hoàn trả ngân sách), diesel lỗ khoảng 500 đồng/lít (gồm cả trích khấu 250 đồng/lít vào quỹ bình ổn giá), dầu hoả lỗ 500 đồng/lít, dầu mazut lỗ khoảng 300 đồng/lít… Hiện nay, tạm thời chưa trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Nike ngưng đặt hàng tại Việt Nam và Trung Quốc
















Nike ngưng đặt hàng tại Việt Nam và Trung Quốc


Một nhà máy gia công hàng cho Nike tại TP.HCM. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến Nike phải giảm đơn đặt hàng tại nhiều nơi trên thế giới
Công ty sản xuất đồ thể thao Nike ở Beaverton, bang Oregon, Mỹ ngày 25.3 cho biết sẽ ngưng đặt hàng từ 3 nhà máy sản xuất giày dép của Trung Quốc và một nhà máy ở Việt Nam, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến Nike phải cắt giảm sản lượng. Nữ phát ngôn của Nike, bà Erin Dobson cho biết thêm Nike sẽ để các nhà máy này quãng thời gian từ 6-12 tháng tìm khách hàng mới và Nike cũng hệ thống lại chuỗi cung ứng có hiệu quả cho mình.
Hiện có 640 nhà máy sản xuất hàng theo hợp đồng với Nike trên thế giới, trong đó có 72 nhà máy sản xuất giày dép. Tổng số công nhân của các nhà máy khoảng 800.000. Trung Quốc là nước gia công lớn nhất cho Nike và giày dép. Ngoài ra Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Hàn Quốc cũng nằm trong hệ thống chuỗi cung cấp sản phẩm toàn cầu của Nike.
K.D (AFP)
source
http://sgtt.com.vn/Detail44.aspx?ColumnId=44&newsid=48875&fld=HTMG/2009/0326/48875
Thursday March 26, 2009 - 11:32am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Sản xuất cầm chừng vì... “né” giờ cao điểm

Sao lại làm khó doanh nghiệp?
TT - Theo quy định mới của Bộ Công thương, từ ngày 1-3 nếu doanh nghiệp (DN) sản xuất vào thời điểm 9g30-11g30 và 17g-20g phải trả tiền điện cao gấp đôi vì đó là... giờ cao điểm! Giải thích về quy định này, Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào nói đó là biện pháp giúp DN phát huy tính tiết kiệm, điều chỉnh hợp lý thời gian sản xuất, tránh làm căng thẳng thêm việc thiếu điện trong giờ cao điểm.
>>
Sản xuất cầm chừng vì... “né” giờ cao điểm
Về mặt lý thuyết, lời giải thích của lãnh đạo Bộ Công thương có vẻ phù hợp với tình hình thiếu điện khá căng thẳng như hiện nay. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy. Ngay khi quy định này có hiệu lực, hàng loạt doanh nghiệp (DN) đã phản ứng gay gắt đến mức những ngày qua chủ tịch UBND hai tỉnh Tiền Giang và Long An phải đích thân đến DN tìm hiểu thực tế và đã chỉ đạo soạn thảo văn bản ngay trong đêm để kiến nghị Bộ Công thương hoãn thực hiện.
Đến nay ông Phạm Văn Tứ - chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thuận Phong tại Khu công nghiệp Mỹ Tho (Tiền Giang) - vẫn nhất định không chịu ký hợp đồng mua bán điện mới với điện lực vì cho rằng quy định này đi ngược lại với chủ trương kích thích sản xuất - tiêu dùng của Chính phủ, có thể làm DN phá sản. Ông khẳng định: “Chừng nào Bộ Công thương giải thích được tại sao gọi giờ làm việc bình thường theo quy định của Luật lao động là giờ cao điểm thì tôi mới ký”.
Sau gần hai tuần thực hiện quy định giờ cao điểm mới, chưa có DN nào “điều chỉnh hợp lý thời gian sản xuất và phát huy tính tiết kiệm để tránh làm căng thẳng tình trạng thiếu điện” như mong muốn của Bộ Công thương. Ngược lại, đã có hàng loạt khó khăn mới phát sinh, DN không thể tự tháo ra được. Theo ông Dương Ngọc Minh - tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương (chế biến cá tra xuất khẩu), đặc thù của những ngành nghề như may mặc, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm... là sản xuất theo quy trình khép kín.
7g sáng, hàng ngàn công nhân có mặt là khởi động máy và phải chạy liên tục chứ không thể dừng lại để “né” giờ cao điểm 9g30-11g30 được. Nếu dừng lại đột ngột thì sản phẩm bị hư hỏng, coi như bỏ. DN buộc phải trả tiền điện giá cao để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động. Xa hơn là để bảo vệ uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường thế giới.
Vậy mong muốn “DN điều chỉnh thời gian sản xuất, phát huy tính tiết kiệm” có thực hiện được không? Xin nói ngay rằng: không thể! Nhiều DN cho rằng thực hiện việc điều chỉnh thời gian sản xuất còn khó hơn... hái sao trên trời. Ông Nguyễn Xuân Trường, phó Ban quản lý các KCN Tiền Giang, nói: DN đã ký hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể về chế độ tiền lương, giờ giấc làm việc theo quy định của Luật lao động. Phần lớn các DN đều tổ chức sản xuất vào ban ngày, thỉnh thoảng mới tăng ca làm đêm.
Nếu muốn thay đổi giờ làm việc ban đêm để “né” giờ cao điểm (nhằm tiết kiệm điện) thì buộc phải ký lại hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể rất phức tạp và mất rất nhiều thời gian, trong khi hoạt động sản xuất không thể chờ thủ tục hành chính. Các DN dệt may, chế biến thủy sản sử dụng phần lớn lao động là nữ. Việc yêu cầu họ làm việc ban đêm là điều không thể, bởi đó là thời gian họ dành để chăm sóc gia đình, con cái và nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe.
Quy định giờ cao điểm dẫn đến hệ quả là chi phí sản xuất tăng cao. Ông Dương Ngọc Minh dẫn chứng: hiện nay năm nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu của Công ty Hùng Vương chọn giải pháp sản xuất không “né” giờ cao điểm thì tính sơ bộ giá thành sản phẩm đã tăng thêm ít nhất 100 đồng/kg. Còn sản phẩm bánh tráng, bánh phở xuất khẩu của Công ty Thuận Phong tăng 200 đồng/kg. Tiền điện của Công ty giày Ching Luh tăng thêm 330 triệu đồng/tháng...
Việc tăng giá thành sản phẩm trong thời điểm kinh tế chưa hết khủng hoảng càng làm DN lún sâu vào khó khăn vì sức cạnh tranh tiếp tục giảm.
VÂN TRƯỜNG
source
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=306475&ChannelID=87

Tuesday March 17, 2009 - 12:41am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Nhiều vướng mắc xung quanh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính cho biết đang lấy ý kiến các đơn vị có liên quan để chỉnh sửa một số điều khoản trong thông tư số 84 hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân. Trong đó, sẽ quy định chi tiết một số vấn đề liên quan đến một số khái niệm còn gây tranh cãi như "đối tượng phụ thuộc", "không nơi nương tựa"...
Tổng cục Thuế là đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ các cục thuế địa phương, doanh nghiệp và các đối tượng nằm trong diện nộp thuế để xây dựng dự thảo hướng dẫn mới, sau đó trình Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Thuế thu nhập cá nhân được giãn đến hết tháng 5/2009. Ảnh: Hoàng Hà.
Trước đó, Ban chỉ đạo triển khai Luật Thuế Thu nhập cá nhân TP HCM cũng có văn bản gửi bộ Tài chính phản ánh một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật thuế trên địa bàn thành phố.
Cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn rõ khái niệm “không nơi nương tựa” và để chứng minh thuộc diện “không nơi nương tựa”, cá nhân người nộp thuế phải có các loại giấy tờ gì? Phương án được đưa ra là nên quy hiểu "không nơi nương tựa" là người sống cùng đối tượng nộp thuế, cách làm này sẽ giúp UBND cấp xã, nơi đối tượng nộp thuế cư trú, có thể xác nhận trách nhiệm nuôi dưỡng.
Một điểm khác theo Ban chỉ đạo triển khai Luật Thuế Thu nhập cá nhân TP HCM đó là các quy định về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc chưa được rõ ràng khiến đối tượng nộp thuế không biết phải có các loại giấy tờ nào. Do vậy, không thể áp dụng theo thông tư 84 để tính là người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh. Cơ quan này đề nghị, cần bổ sung quy định về hồ sơ chứng minh cho đối với đối tượng này, cụ thể như quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định trách nhiệm nuôi dưỡng của đối tượng nộp thuế đối với đối tượng này.
Luật thuế quy định, tất cả các khoản tiền lương, tiền công người lao động nhận được và tất cả các khoản lợi ích khác bằng tiền và không bằng tiền mà người lao động được hưởng, đều phải chịu thuế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thắc mắc các khoản lợi ích khác như khoản tiền công ty chi trả để đào tạo cho nhân viên công ty học tập nâng cao tay nghề để đáp ứng tay nghề chuyên môn, công việc; tiền vé máy bay về phép của chuyên gia nước ngoài; tiền học phí của con chuyên gia tại Việt Nam; bữa ăn tại chỗ, ăn trưa, ăn giữa ca (không phải lãnh bằng tiền)... có được xem là khoản thu nhập khi tính thuế? Quy định hiện hành cũng chưa đề cập đến các khoản phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề... Do vậy, Ban chỉ đạo triển khai Luật Thuế Thu nhập cá nhân TP HCM đề nghị các cơ quan chức năng sớm ban hành những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân.
Phía Tổng cục Thuế khẳng định tất cả những vấn đề thắc mắc kể trên sẽ được làm rõ trong thông tư hướng dẫn mới thay thế thông tư 84 đang áp dụng.
Hồng Anh
source
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/03/3BA0CE41/
Friday March 13, 2009 - 10:56pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Thuế thu nhập cá nhân: Giãn không có nghĩa là miễn

Thuế thu nhập cá nhân: Giãn không có nghĩa là miễn
Theo Trưởng ban Thuế thu nhập cá nhân - Tổng cục Thuế - Nguyễn Huy Trường, sau tháng 5, nếu Quốc hội quyết thu khoản thuế này, Bộ Tài chính sẽ tính toán phương án thu hồi sao cho ít ảnh hưởng nhất đến đời sống xã hội.>
Giãn thuế thu nhập cá nhân đến hết tháng 5
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kích cầu tiêu dùng, Chính phủ quyết định từ tháng 1 đến hết ngày 31/5/2009, các khoản thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán, đầu tư vốn, kinh doanh, tiền lương, tiền công, nhượng quyền thương mại... chưa phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Trước mắt, người nộp thuế vẫn phải thực hiện kê khai, nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế, sau đó, khoản tiền giãn này có được miễn nộp hay không sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2009.
Nhiều người lầm tưởng sẽ được miễn khoản thuế của năm tháng đầu năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Chị Quỳnh Anh, nhân viên một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại VN cho biết theo Pháp Lệnh thuế thu nhập cao, trước đây, mỗi tháng chị phải đóng khoảng 5 triệu đồng tiền thuế và thường được trừ tại nguồn. 5 tháng qua, khoản thu này không bị trừ vì Luật Thuế thu nhập cá nhân được giãn trong vòng 5 tháng. Tuy nhiên, Quỳnh Anh không dám tiêu khoản tiền này vì sợ đến cuối tháng 5 phải đóng liền một lúc tới 25 triệu đồng liền. Do vậy, giải pháp được chị tính đến là để nguyên trong tài khoản gửi ngân hàng, khi cần là có thể huy động ngay để đóng thuế.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tính toán "thông" như chị Quỳnh Anh. Nhiều người làm công ăn lương cho rằng nếu chỉ giãn thuế cũng có nghĩa là đằng nào cũng phải đóng thì cần phải quyết sớm cho người dân được biết. "Bạn cứ hình dung trước đây mỗi tháng chỉ đóng 500.000 tiền thuế, đùng một cái đến cuối tháng 5 đóng liền một cục khi ấy khoản tiền thuế 2,5 triệu đồng", chị Thư - nhân viên một công ty truyền thông tại Hà Nội nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Huy Trường cũng thừa nhận có việc người dân lo lắng về việc thu gộp thuế trong vòng năm tháng nên cơ quan thuế thời gian qua đã liên tiếp tổ chức các lớp đào tạo hướng dẫn để người dân hiểu và an tâm.
Ông cho biết, thời điểm hiện tại chuyện thuế thu nhập cá nhân được miễn hay chỉ được giãn vẫn còn phải chờ ý kiến Quốc hội. Tuy nhiên, trong trường hợp đến tháng 5, Quốc hội vẫn quyết định thu khoản tiền thuế này thì Bộ Tài chính sẽ tính toán thận trọng các phương án thu sao cho ít ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng và sinh hoạt của người dân.
Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hiệp hội thuế Việt Nam thì cho rằng việc giãn thuế thu nhập cá nhân là để thực hiện gói giải pháp kích cầu, khuyến khích tiêu dùng của Chính phủ nên có thể hiểu đây chỉ là giãn thuế chứ không phải miễn thuế cho người nộp. Do vậy, người dân nên chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ thuế nếu tháng 5 tới Quốc hội họp vẫn quyết định tiếp tục thu khoản thuế được giãn này.
"Tôi cho rằng khoản tiền thuế được giãn trong vòng 5 tháng đầu năm nên coi là khoản tiền nhàn rỗi, người dân có thể sử dụng vào một số việc mua sắm cần thiết hoặc gửi tiết kiệm... Khi có quyết định thì sẵn sàng nộp ngay", bà nói.
Theo công văn hướng dẫn thủ tục hoàn trả thuế do Bộ Tài chính ban hành chiều 18/2, thời điểm được giãn nộp thuế thu nhập cá nhân được tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/5/2009. Đối tượng nằm trong diện giãn nộp thuế gồm cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công, từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (gồm cả chuyển nhượng chứng khoán), thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
Đối với cá nhân không cư trú, khoản thu nhập được giãn bao thuế gồm đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn; bản quyền; nhượng quyền thương mại.
Các đối tượng không được giãn nộp thuế gồm cá nhân cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, từ trúng thưởng, nhận thừa kế, nhận quà tặng; cá nhân không cư trú (kể cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam hoặc rời Việt Nam trước ngày 30/6/2009) có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, từ chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, nhận thừa kế, nhận quà tặng.
Theo quy định, các cá nhân nằm trong diện chịu thuế thu nhập nói trên được giữ lại số thuế được giãn trong thời gian từ 1/1 đến ngày 31/5/2008.
Hồng Anh
source
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/03/3BA0CB0B/
Monday March 9, 2009 - 10:14pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Các doanh nghiệp vệ tinh cạnh tranh khốc liệt

Các doanh nghiệp vệ tinh cạnh tranh khốc liệt
Việc các doanh nghiệp lớn ngành dệt may phải chờ đợi đơn hàng từ nước ngoài đã tác động dây chuyền đến các doanh nghiệp nhỏ vệ tinh
Đơn đặt hàng ít, thu nhập của công nhân cũng giảm theo. Có nơi, công nhân chỉ được bao ăn ở, cuối năm mới lãnh lương. Ảnh: M.T
Hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 1,15 tỉ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2008, có khoảng 70% doanh nghiệp xuất khẩu dệt may chỉ mới có đơn hàng sản xuất ngắn hạn trong 1 – 2 tháng kế tiếp, theo hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Giành mối lẫn nhau
Dù đã giảm giá gia công cắt vải viền đến hơn 20%, nhưng từ sau tết đến nay cơ sở của ông H. ở quận Tân Bình vẫn bị giảm đến một nửa lượng hàng. Ông H. kể: “Doanh nghiệp không có hợp đồng xuất khẩu, lượng hàng gia công vì thế bị giảm khá mạnh. Để nuôi nhân viên và có doanh thu thì bắt buộc phải giảm giá giành mối lẫn nhau. Mấy tuần nay vợ chồng tui chia nhau đến chào hỏi, gởi bảng giá mới đến cho các công ty không phải là mối của mình. Tui biết làm vậy là kỳ, nhưng tui cũng bị người khác giựt mối quen hơn năm năm chỉ vì giá rẻ hơn có 20đ/m vải cắt viền”. Ông H. nói thêm: “Thậm chí phải vừa giảm giá, vừa tăng hoa hồng chi riêng cho người phụ trách kinh doanh ở các công ty. Nhưng rốt cuộc thu vẫn không đủ bù chi”. Ông H. vừa vay nóng ở bên ngoài hơn 30 triệu đồng để trả lương cho nhân viên trong khi chờ khách hàng thanh toán.
Theo nguồn tin trong giới mà ông H. biết được, đã có hai cơ sở ở quận 6 và quận 11 phải đóng cửa. Một cơ sở ở Tân Bình vốn nổi tiếng là làm giá rẻ vì tuyển được thợ nông nhàn từ miền Bắc vào – có đến gần 30 công nhân, nay cũng chỉ còn hơn 10 công nhân với thoả thuận công nhân chỉ được nuôi ăn ở. Đến cuối năm mới được trả lương mức thấp nhất là 8 triệu đồng/năm và cao nhất tuỳ theo tình hình sản xuất.
Một số cơ sở may gia công khu vực Tân Bình bỏ hàng cho các lao động về may tại nhà, từ sau tết đến nay giá hàng may quần short, sơ mi, áo thun… đã giảm từ 2.000 – 5.000đ/sản phẩm khoảng 15 – 25%). Bà Phạm Thị Hiền, với bốn máy may gia công tại nhà cho biết: “Lúc đầu mọi người phản ứng không chịu may, nhưng tìm qua nơi khác thì chỗ nào cũng giảm giá công, nên đành chịu. Giá công giảm, nhưng khâu kiểm tra sản phẩm và quy định kỹ thuật, phụ liệu càng kỹ càng hơn”.
Từ chủ đến thợ đều lao đao
Các thị trường chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU sụt giảm mạnh. Doanh nghiệp bị ép giảm giá, nhưng cũng chỉ mới nhận đơn hàng sản xuất đến tháng 3.2009 và các đơn hàng đều giảm 30 – 50% so cùng kỳ, theo thông tin từ hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM. Những doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đang gặp khó khăn nhiều nhất, có nơi bị giảm đến 50% đơn hàng trong hai tháng đầu năm. Kế đến là thị trường EU, do đồng euro mất giá nên xuất khẩu vào thị trường này cũng bị ép giá.
Trần Thị Hoàng Lan, 22 tuổi ngụ ở Tân Phú làm nghề may nối vải khúc, vải đầu cây cho các trục cuốn biên đã 5 năm, kể: “Lương hàng ngày của tôi là 27.000đ, đi làm ngày nào tính công ngày đó. Vì vậy cả đám thợ đứa nào cũng thích làm hàng nhiều để được hưởng phụ cấp. Trước đây nhờ làm nhiều nên lương lãnh được 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng. Từ sau tết đến nay ít hàng, tuần chỉ làm có năm ngày, nên cuối tháng lãnh lương còn vài trăm ngàn. Chi xài tằn tiện lắm mới đủ”.
Chủ cũng chẳng khá hơn. Ông Nguyễn Thìn, chủ của cô Hoàng Lan than thở: “Năm ngoái vay ngân hàng 20 triệu mua dàn máy mới, hai tháng đầu năm không có tiền trả vốn gốc nên đang khoanh nợ lại, chỉ trả lãi. Hiện nay mỗi tháng trừ chi phí đều bị âm vài triệu. Tính giảm bớt thợ, nhưng nhìn thấy người nào cũng có hoàn cảnh khó khăn, nên mới đầu tháng ba, trong cuộc họp nội bộ tôi thông báo rõ tình hình cho họ biết, để nếu ai có chỗ nào lương khá hơn thì cứ đi, còn ai muốn ở lại thì tôi cố gắng duy trì mức lương căn bản. Chờ qua giai đoạn này xem thế nào…”.
Bà Phạm Thị Nguyên Thanh, phụ trách kinh doanh nội địa của công ty Thành Công nhìn nhận: “Xuất khẩu đang bị bế tắc đầu ra, tiêu thụ nội địa của nhiều công ty cũng bị giảm từ 10 – 30%. Vậy nên giá sản xuất gia công cũng phải xuống theo”.
Bích Thuỷ
source
http://sgtt.com.vn/Detail5.aspx?ColumnId=5&newsid=48005&fld=HTMG/2009/0308/48005

Monday March 9, 2009 - 10:08pm (EDT) Permanent Link 0 Comments