Friday 23 December 2011

Kinh tế Nam Triều Tiên tiếp tục vững mạnh, Bắc Triều Tiên có thể bị bất ổn


Thứ Sáu, 23 tháng 12 2011


Trong lúc Bắc Triều Tiên trải qua một cuộc chuyển tiếp chính trị sau cái chết của ông Kim Jong Il, nhiều người Nam Triều Tiên đang theo dõi sát tình hình để tìm xem có những dấu hiệu bất ổn hay không. Chính phủ ở Seoul, trong khi đó, đã bắt đầu thực hiện những biện pháp để ổn định kinh tế và trấn an các nhà đầu tư, và những việc này dường như đã mang lại hiệu quả.


Bản chỉ giá chứng khoán KOSPI
Hình: Reuters
Bản chỉ giá chứng khoán KOSPI
Các giới chức quản lý thị trường ở Nam Triều Tiên đang chú tâm theo dõi giá cả của các loại lương thực và những nhu yếu phẩm khác tại các ngôi chợ như ngôi chợ này ở Seoul.

Năm 1994, sau cái chết của ông Kim Il Sung, người sáng lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, tình hình không rõ ràng ở miền Bắc đã tạo ra tình trạng lo lắng ở miền Nam. Sự lo âu đó đã khiến dân chúng đổ xô đi mua các mặt hàng cần thiết.

Nhưng năm nay, cái chết của ông Kim Jong Il không đưa tới một tình huống như vậy. Ông Lim Soo Ho, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung ở Seoul, cho biết như sau:

Ông Lim nói rằng nhiều người tin là kinh tế của Nam Triều Tiên sẽ bị tác động đáng kể sau cái chết của ông Kim Jong Il, nhưng ảnh hưởng của vụ này chỉ kéo dài 2 ngày và giờ đây thị trường đã ổn định trở lại. Ông Lim nói thêm rằng ông tin là cái chết của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ không có ảnh hưởng nào khác ở miền nam, nếu miền Bắc không bị bất ổn hoặc không có hành vi khiêu khích.

Ông Lim cho biết người tiêu thụ ở Nam Triều Tiên không mấy lo lắng về bất ổn ở Bắc Triều Tiên và họ tin rằng tình hình sẽ trở lại bình thường mà không ảnh hưởng gì nhiều tới cuộc sống của họ.

Ông Lim cho biết dân chúng ở đây đã từng trải qua những tình huống như vậy, như năm 1994 chẳng hạn. Hiện nay người dân Nam Triều Tiên không phản ứng có tính cách phản xạ đối với những vụ việc như vậy, và bên cạnh đó, chính phủ cũng tìm cách không khiêu khích Bắc Triều Tiên và ra sức trấn an công chúng về tình hình trước mắt.

Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Nam Triều Tiên hôm thứ hai đã giảm vài phần trăm ngay sau khi có tin về cái chết của ông Kim Jong Il, nhưng đã nhanh chóng phục hồi sau khi công ty xếp hạng tín dụng Moody’s cho biết thứ hạng tín dụng của Nam Triều Tiên sẽ không bị ảnh hưởng.

Cộng đồng doanh thương nước ngoài ở Seoul cũng cảm thấy tự tin đối với nền kinh tế Nam Triều Tiên. Ông Tom Coyner, Chủ tịch Công ty Tư vấn Soft Landing, đã so sánh với những vụ khiêu khích của Bắc Triều Tiên trước đây, như vụ pháo kích vào đảo Yeonpyeong của Nam Triều Tiên năm 2010. Ông nói rằng cái chết của ông Kim Jong Il không tạo sự khác biệt nào đáng kể trong bầu không khí kinh doanh ở Nam Triều Tiên.

Cộng đồng doanh thương thường xem xét sự việc trên cơ sở 2 hoặc 3 năm. Nam Triều Tiên có vẻ như một nước hoạt động dựa trên cơ sở là khủng hoảng xảy ra hàng ngày, như vụ ông Kim Jong Il qua đời. Nhưng thật tình mà nói, đây không phải là một biến cố lớn có tính chất bất ngờ. Chúng tôi đã biết là ông ấy bị đau yếu và môi trường doanh thương ở đây xem chuyện ông ấy qua đời là chuyện bình thường.

Mặc dù vậy, ông Coyner cũng nói rằng vì không có bao nhiêu thông tin về ông Kim Jong Un, người sẽ lên kế nhiệm thân phụ ông để nắm quyền cai trị Bắc Triều Tiên, nên các nhà đầu tư và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phải chờ xem tình hình diễn biến ra sao.

Các nhà quan sát khác nói rằng so với những người tiền nhiệm thì ông Kim Jong Un, người từng du học ở Thụy Sĩ, có thể sẽ sẵn sàng hơn trong việc mở cửa nền kinh tế. Và đó là một tin mừng đối với Nam Triều Tiên.
Ông Hank Ahn là Giám đốc Phòng đầu tư của Cơ quan Kotra, một cơ quan xúc tiến doanh thương của chính phủ Nam Triều Tiên. Ông Ahn cho biết như sau:

"Dĩ nhiên là chúng tôi có thể tin rằng Bắc Triều Tiên rốt cuộc sẽ mở cửa nền kinh tế của họ cho thế giới bên ngoài. Đó là điều tốt cho chúng tôi, vì chúng tôi có thể giảm bớt những phí tổn thống nhất, khi hai nước tái thống nhất, tuy chúng tôi không biết việc đó khi nào mới xảy ra. Ngoài ra, chúng tôi cũng có thể xuất khẩu hàng hóa của mình cho Bắc Triều Tiên."

Vào lúc này, việc mở cửa nền kinh tế là một ưu tiên thấp của Bắc Triều Tiên trước những mối quan tâm cấp bách hơn. Quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản này đang ở trong thời gian để tang và mọi nguồn lực đang được tập trung vào việc chuẩn bị cho tang lễ của ông Kim Jong Il vào ngày 28 tháng này.
source
VOA Vietnamese

Saturday 17 December 2011

Trung Quốc bênh vực tăng thuế ôtô Hoa Kỳ


Kinh Doanh Cập nhật Thứ Sáu, 16 tháng 12 2011

Thứ Năm, 15 tháng 12 2011

Trung Quốc bênh vực tăng thuế ôtô Hoa Kỳ


Hình: General Motors

Trung Quốc bênh vực quyết định tăng thuế một số xe nhập từ Mỹ.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh nói thuế đánh trên xe nhập khẩu là những biện pháp điều chỉnh thương mại bình thường chứ không phải là một hình thức bảo hộ mậu dịch.

Ông còn nói bất kỳ ai không đồng ý với chuyện này thì cứ đi hỏi các chuyên gia WTO để quyết định.

Ông Trần nói với các ký giả như trên hôm thứ Năm, bên lề hội nghị cấp bộ trưởng WTO tại Geneva.

Giá thuế mới sẽ áp dụng cho những xe hơi nhập khẩu có dung tích máy 2,5 lít trở lên và ảnh hưởng tới những xe của nhiều công ty, trong đó có General Motors, Chrysler của Mỹ, và BMW của Đức sản xuất tại Mỹ.

source

VOA Vietnamese

Trung Quốc và WTO sau 10 năm


Kinh Doanh Cập nhật Thứ Bảy, 10 tháng 12 2011

Thứ Sáu, 09 tháng 12 2011

Trung Quốc và WTO sau 10 năm

Cách đây 10 năm, vào ngày Chủ Nhật 11 tháng 12, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Kể từ đó, quốc gia này đã tăng trưởng, trở thành nền kinh tế lớn hàng thứ nhì trên thế giới và hàng triệu người Trung Quốc thoát khỏi tình trạng nghèo đói cùng cực. Tuy Trung Quốc thực hiện nhiều cải cách quan trọng sau khi tham gia câu lạc bộ mậu dịch toàn cầu, các nhà phân tích cho rằng tiến trình từ một nền kinh tế hoạch định sang một nền kinh tế cởi mở hơn không phải là một thành công thực sự, và nhiều thách thức vẫn còn.


Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn hàng thứ 2 thế giới và hàng triệu người Trung Quốc thoát khỏi tình trạng nghèo đói
Hình: AP
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn hàng thứ 2 thế giới và hàng triệu người Trung Quốc thoát khỏi tình trạng nghèo đói

Theo cái nhìn của Trung Quốc, thập niên qua là một giai đoạn thay đổi lịch sử.

Một bài bình luận mới đây trên tờ China Daily cho biết là vào lúc đó, Trung Quốc trở thành một nơi đầu tư số một trên thế giới và đầu tư ra nước ngoài gần như tăng gấp đôi mỗi hai năm kể từ năm 2002.

Những công ty Trung Quốc, tờ báo cho biết thêm, ngày càng nổi bật, với 54 công ty được liệt kê trong danh sách 500 công ty lớn nhất trên thế giới của tạp chí Fortune, so với 12 công ty khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001.

Sự thay đổi như vậy có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, thậm chí cũng làm ngạc nhiên các giới chức Trung Quốc.

Tuy nhiên sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và các quốc gia sản xuất truyền thống khác. Việc sản xuất ồ ạt những hàng hóa xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc có nghĩa là hàng hoá của các nước khác bị giảm sút và các công nghiệp của các nước này bị tổn hại.

Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc gia tăng, nhưng thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc cũng lớn thêm.

Có những lo ngại là trong khi những công ty Trung Quốc được tiếp cận nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu, những công ty nước ngoài tại Trung Quốc lại không được như vậy.

Đại sứ Hoa Kỳ tại WTO Michael Punke nói trong vòng 5 năm qua, những thành viên khác của WTO có khuynh hướng gặp nhiều khó khăn vì sự tăng cường can thiệp của nhà nước vào kinh tế Trung Quốc.

Ông nói nhiều tranh chấp mậu dịch với Trung Quốc phát sinh từ chính sách của Trung Quốc phát triển hay bảo hộ những công ty quốc doanh và nội điạ.

Một lãnh vực khác là vấn đề bắt buộc chuyển giao công nghệ.

Những công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc thường xuyên nêu lên những quan tâm về vô số các giấy phép những doanh nghiệp phải xin và những vấn đề những công ty này gặp phải trong việc nhận được những giấy phép này công bình và đúng lúc.

Việc hạ giá đồng bạc Trung Quốc từ lâu được xem như là một trở ngại cho tự do mậu dịch và các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang muốn thông qua luật trừng phạt Trung Quốc vì đã giữ cho đồng bạc có giá thấp, làm cho giá những hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn.

Trợ cấp cũng là một vấn đề. Trung Quốc hiện vẫn trợ cấp mạnh mẽ công nghiệp của nước này mà các nhà cạnh tranh nói làm cho sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn và thu hút người mua nhiều hơn.

Và những công ty thẻ tín dụng nước ngoài vẫn chưa xâm nhập được thị trường Trung Quốc dù Bắc Kinh hứa để cho những công ty này vào trong năm 2006.

Trong lúc tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cao và nền kinh tế chao đảo, mậu dịch với Trung Quốc trở thành một đề tài tranh luận đang thịnh hành trong chính trị. Và với cuộc bầu cử tổng thống ở trước mắt, vấn đề mậu dịch với Trung Quốc sẽ khó tan biến.

source

VOA Vietnamese

Friday 9 December 2011

Những thương hiệu được dân mạng thích nhất



PHÚC MINH

08/12/2011 10:49 (GMT+7)

picture Facebook là một trong những mảnh vườn màu mỡ cho các thương hiệu quốc tế cày xới - Ảnh: CNBC.
E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
Việc tận dụng các mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, tăng nhận diện thương hiệu đã trở thành xu hướng của các công ty, tập đoàn. Bởi lẽ, với “dân số mạng ngày một tăng, còn cách nào tuyệt hơn là quảng bá trên mạng xã hội. Một trong những mạng xã hội “đắt sô” nhất trong cuộc chiến thương hiệu là Facebook. Sự cởi mở và dễ dùng, dễ chia sẻ, theo dõi giữa các thành viên trên Facebook đã giúp mạng xã hội này trở thành đất diễn tốt nhất cho các thương hiệu. Chỉ cần độc giả nhấn nút “like” trên trang nhà một công ty abc nào đó, thì độ nhận diện của thương hiệu đó cũng được mở rộng thêm. Trên cơ sở này, hãng tin CNBC đã đưa ra 15 thương hiệu được dân mạng thế giới thích nhất. Dưới đây là một số thương hiệu quen thuộc với người Việt Nam. Levi’s
Số người nhấn “thích”: 9,38 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 150.105 người Levi’s là nhãn hiệu quần jeans nổi tiếng của nhà sản xuất Levi Strauss & Co. Sản phẩm này từ lâu đã được người tiêu dùng năng động ưa chuộng, bởi vậy thương hiệu Levi’s khi xuất hiện trên Facebook đã thu hút được một lượng lớn người hâm mộ. Burberry
Số người nhấn “thích”: 9,87 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 137.853 người Hãng thời trang xa xỉ Burberry của Anh cũng là một trong những “bông hoa” đẹp trên Facebook thu hút cư dân mạng toàn cầu. Với thiết kế bắt mắt, chủ yếu là video và ảnh chụp, trang nhà của Burberry thực sự khiến người xem thích thú. Pixar
Số người nhấn “thích”: 10,28 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 58.319 người Xưởng chế tác điện ảnh thuộc tập đoàn Walt Disney, nơi nổi tiếng với các siêu phẩm hoạt họa “Toy Story,” “Finding Nemo” và “Up” đã khôn ngoan khi lựa chọn mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm của họ và với số người thích như trên, Pixar đã thành công. Zara
Số người nhấn “thích”: 10,61 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 84.083 người Nhà bán lẻ quần áo và phụ kiện Tây Ban Nha – Zara cũng là một trong những thương hiệu thành công trong chiến lược quảng bá trên Facebook. Với việc đưa ra nhiều tiểu mục kiểu “Tuần này”, “Di động”… trang nhà của Zara đã lôi kéo được không ít thành viên. Wal-Mart
Số người nhấn “thích”: 10,65 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 153.264 người Là một trong những công ty lớn nhất thế giới, nên không có gì khó hiểu khi Wal-Mart là một trong những thương hiệu được cư dân Facebook thích nhất. Bằng việc công bố các chương trình khuyến mại ngay ở “cửa nhà”, cư dân mạng đã đổ xô vào trang Wal-Mart. McDonald’s
Số người nhấn “thích”: 11,79 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 115.289 người Nhãn hiệu đồ ăn nhanh McDonald’s được người tiêu dùng khắp thế giới ưa chuộng, nên khi công ty này mở trang nhà trên Facebook, cư dân mạng đã không tiếc thời gian vào xem và thể hiện sự yêu thích của mình dành cho sản phẩm của hãng. Victoria’s Secret
Số người nhấn “thích”: 15,82 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 177.475 người Việc hãng thời trang này lọt vào danh sách không có gì quá ngạc nhiên. Victoria's Secret được xem là thương hiệu thời trang đã làm thay đổi quan niệm của người Mỹ về đồ lót. Tuy nhiên, hãng cũng rất biết cách thu hút cư dân mạng như tặng thẻ quà hàng ngày… Red Bull
Số người nhấn “thích”: 23,57 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 156.025 người Hãng đồ uống tăng lực Red Bull không chỉ có mặt ở khắp thế giới thực mà trên cả mạng ảo Facebook. Trang nhà của hãng đã nhận được vô số thành ý của cư dân mạng xã hội này. Hơn 23 triệu người thích quả là một thành công không nhỏ của Red Bull. Starbucks
Số người nhấn “thích”: 26,38 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 240.571 người Đứng thứ 4 trong top 15 thương hiệu được cư dân mạng yêu thích nhất của hãng tin CNBC là chuỗi cửa hàng café Starbucks. Công ty này đã rất khôn ngoan khi cho phép người sử dụng được phép bình luận và gửi nó lên trang nhà của hãng. MTV
Số người nhấn “thích”: 29,30 triệu người
Số người bàn về thương hiệu này: 230.088 người Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều người, do vậy trang nhà của kênh truyền hình âm nhạc nổi tiếng thế này đã thu hút được một lượng lớn người theo dõi. Đưa những video clip âm nhạc từ màn ảnh tivi lên máy tính là một thành công lớn của MTV. Walt Disney
Số người nhấn “thích”: 29,63 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 192.322 người Kênh phim hoạt hình này không chỉ hấp dẫn các em nhỏ, mà ngay cả người lớn cũng yêu thích. Vì vậy con số gần 30 triệu người trên toàn cầu nhấn thích trang nhà của Walt Disney trên Facebook là điều rất xứng đáng và có thể con số này còn tăng nữa. Coca-Cola
Số người nhấn “thích”: 36,29 triệu người Số người bàn về thương hiệu này: 276.996 người Thương hiệu được yêu thích nhất trên Facebook là Coca-Cola. Khác với nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác, Coca-Cola đã hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Á tới châu Phi. Bởi vậy, đa số cư dân mạng khắp nơi đều yêu thích thương hiệu này.
source
http://vneconomy.vn/2011120810419181P0C5/nhung-thuong-hieu-duoc-dan-mang-thich-nhat.htm

Thursday 8 December 2011

Migrant workers flock to Qatar



Qatar workers Qatar has been built by ever-rising numbers of foreign workers

Related Stories

If any country encapsulates the life of the foreign worker, then Qatar is surely it.

Just a few decades ago the tiny Gulf state was the region's most sleepy outpost, known for pearl trading, and not much else.

Now it boasts a modern capital city, enormous industry thanks to its vast gas reserves, and is gearing up to host the World Cup in 2022.

This phenomenal development has only been possible because of one key resource: migrant workers.

Qatar is a country that has been built by foreigners - a veritable army of workers have been brought in to build its bridges, run its companies and clean its streets.

In the past decade, Qatar's population has tripled.

Watch: Italian recruitment consultant Elisa Grimaldi, Romanian valet parker Dan Pascut and Nepalese supervisor Dhan Baruwal share their work stories.

But for every five people living here, only one is a native Qatari. Put simply, Qataris are outnumbered in their own country.

Lure of money

The reason migrant workers flock here is opportunity.

For lower-paid workers, Qatar offers something life in Asia or Africa cannot, namely a job, regular income and the ability to support a family back home.

For white-collar workers, Qatar offers better career prospects, higher salaries and tax-free living.

Everyone has their price, and as long as Qatar continues to pay, migrant workers will continue to come.

Start Quote

This is a rich country, people are coming from right around the world to be here and there's just so much opportunity”

End Quote Elisa Grimaldi Recruitment consultant

Dhan Baruwal is from Nepal, and came to Qatar when he was just 18.

He began life here as an unskilled labourer, but has now worked his way up to become utilities supervisor on a construction site in Doha.

He is honest about why he came here - money was the main lure, he says.

"In Nepal, even if you find a job, you can only earn $150 a month," he says.

"But here I can get $700 a month. That's why I like it."

Like most migrant workers, Mr Baruwal, now 24, is supporting his family back home.

Two younger sisters and a brother are going to school thanks to his regular cash transfers home, and his parents - who as teachers earn very small salaries - are being supported too.

First step up

For others, life here is a stepping stone towards something better.

Dan Pascut left his native Romania a year ago because of the poor economic situation there, and says there are simply not enough good jobs for all the graduates the country is producing.

At home abroad

More and more people are moving abroad for work.

In a new series we will be looking at the problems and successes of making your home abroad.

Mr Pascut holds a masters degree in business management, but for now is content to work as a valet parker at a 5-star hotel in Doha.

"For me, this is just the first step," he says.

"Working in a hotel chain, you get a lot of opportunities. The hotel industry offers the chance to start low, but to grow within the company and put into practice everything you have learned at university."

Mr Pascut finds it difficult to be separated from his family and he misses traditional Romanian food, but like most people here in Qatar he does not plan to go home any time soon.

"If my contract finishes here, I'll look again for work abroad, in the US maybe or here in the Middle East," he says.

"I want to see the world and live in different environments. I just want to work outside Romania to experience something different."

For Italian Elisa Grimaldi, 34, a recruitment consultant in the oil and gas industry, Qatar is the place to be right now.

"I work in the energy sector and Qatar is one of the biggest gas exporters in the world, so for a professional like me it's an attractive place," she says.

"This is a rich country, people are coming from right around the world to be here and there's just so much opportunity."

No bills

Like everyone here, the pull factor for Ms Grimaldi is money.

Doha workers Qatar's army of workers do everything from bridge building to running companies to cleaning the streets.

"In my country I wouldn't be able to buy a house, or probably it would take me around 30 years. But here, in five years you can put together money to buy a house or a nice flat in a European city.

"Everybody here is saving money and that's mainly because we don't pay bills," she adds.

"Fuel is very cheap, help at home is reasonable, and we get housing provided so we don't have to pay rent.

"We probably earn similar salaries to at home - maybe a little higher - but we don't really spend anything, so basically everything is for your pocket."

Ms Grimaldi realises she's extremely lucky to be working in the Gulf, especially when she considers the situation in her native Italy.

"I can read in the eyes of my friends back home that some of them are not happy," she says.

"If you have a job in Italy you are lucky, but it's difficult to change jobs and there are no opportunities, and many people are unsatisfied professionally.

"It's very frustrating because my friends and former colleagues have the same - if not more - knowledge than me, but I managed to get more opportunity, just because I was brave enough to leave."

source

http://www.bbc.co.uk/news/business-16052572

Friday 2 December 2011

US unemployment rate falls sharply to 8.6%



Job seekers wait in line to meet with a recruiter at a job fair in San Francisco, California, on 9 November 2011 US job fairs, like this one in San Francisco, have had no shortage of applicants

The US unemployment rate dropped sharply to 8.6% in November, its lowest level in two-and-a-half years, from 9% the month before, official figures show.

The US economy added 120,000 new jobs in November, the Department of Labor said, in line with forecasts.

The number of jobs created in September and October was revised up by 72,000.

The US has struggled for many months with slow growth while the unemployment rate has remained stubbornly high.

One of the reasons for the sharp drop in the unemployment rate in November was the large number of people who gave up looking for work, and therefore were no longer counted as part of the workforce.

The report helped the US market to open higher, with the Dow Jones index climbing 0.8% in early trading.

Upward revisions

The private sector added 140,000 jobs during the month, while government employment continued to fall.

US Secretary of Labor Hilda Solis: ''I am somewhat optimistic''

The retail sector saw the biggest gains, with 50,000 jobs added, while the leisure and hospitality, business services and healthcare sectors also saw strong gains.

Manufacturing and construction, however, saw little change.

The number of jobs added in October was revised up to 100,000 from 80,000, while the figure for September was pushed up to 210,000 from 158,000.

Analysts were generally encouraged by the jobs figures.

"This is a pretty handsome looking report in my mind. The US has clearly turned a corner," said Eric Lascelles at RBC Global Asset Management.

Others were more circumspect.

"The really good news is that employment has grown for four months running - in large steps," said Pierre Ellis at Decision Economics.

However, he pointed out that "a lot of the drop in the unemployment rate comes down to a decline in the size of the labour force, which is quite large".

The unemployment figures come one day after data showed the pace of growth in the US manufacturing sector in November grew at its strongest pace since June.

The Institute for Supply Management said its index of factory output rose to 52.7 from 50.8 the month before.

source

http://www.bbc.co.uk/news/business-16005502

Tuesday 29 November 2011

Châu Âu đang làm việc để bảo đảm sự sống còn của đồng euro


Thứ Ba, 29 tháng 11 2011



Tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho đồng euro đặt phía trước trụ sở chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt, 18/8/2010
Hình: Reuters
Tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho đồng euro đặt phía trước trụ sở chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt, 18/8/2010

Các Bộ trưởng Tài chánh châu Âu hôm thứ Ba chật vật giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của lục địa này và cứu đồng tiền chung euro.

Các Bộ trưởng gặp nhau tại Brussels thảo luận về những điều khoản của những đề nghị có thể buộc 17 nước sử dụng đồng euro nhường quyền kiểm soát chi tiêu của quốc gia cho một nhà cầm quyền trung ương. Một nhóm những quốc gia ổn định về tài chánh tại châu Âu, gồm có Đức và Pháp cũng có thể đảm bảo nợ cho nhau để cắt giảm một số chi phí vay mượn. Tuy nhiên việc này chỉ làm cô lập thêm những nước châu Âu đang bị nợ nần chồng chất.

Lo ngại về sự sống còn của đồng euro gia tăng khi chi phí vay mượn của quốc gia mang công mắc nợ rất nhiều là Ý, nước có nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực đồng euro, đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1999 khi đồng euro được áp dụng. Ý bị bắt buộc phải trả gần 8% lãi suất cho trái phiếu có thời hạn 3 năm, trên mức 7% bắt buộc mà Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha phải chịu để được quốc tế cứu nguy cách đây một năm rưỡi.

Tuy nhiên chính phủ Hy Lạp có được một tin mừng. Sau nhiều tháng tranh luận, Bộ trưởng Tài chánh các nước quyết định tháo khoán 11 tỉ đô la trong số tiền cứu nguy dành cho nước này từ năm 2010, để giúp tránh cho Hy Lạp khỏi lâm vào tình huống không trả được nợ vào tháng tới.

source

VOA Vietnamese

Sunday 13 November 2011

Euro: Động lực gây chia rẽ hay thống nhất?


Cập nhật: 09:14 GMT - thứ bảy, 12 tháng 11, 2011

Biểu tượng đồng euro

Đồng euro gây ra nhiều tranh cãi và bất ổn nhưng vẫn có khả năng thành công

Nói vậy mà không phải vậy. Hay ít nhất có thể là sẽ không phải như vậy.

Viễn kiến của những người sáng lập ra đồng euro thật to lớn.

Đồng tiền mới sẽ kết nối Châu Âu theo cách mà những dàn xếp chính trị và các tuyên bố sẽ không thể làm nổi.

Các kinh tế gia đã từng cảnh báo Thủ tướng Đức Helmut Kohl rằng đồng euro không khả thi vì sự thống nhất tiền tệ mà không có thống nhất tài chính là điều hiển nhiên không ổn định.

Những nước tiêu hoang sẽ tận dụng lãi suất thấp để vay cho thật nhiều và dự án vĩ đại sẽ sụp đổ.

Ông Kohl bác bỏ những ý kiến này và nói với các kinh tế gia đầu óc nhỏ hẹp rằng đồng euro không phải là vấn đề kinh tế mà là về chiến tranh và hòa bình và về chuyện tạo ra một Châu Âu sẽ không bao giờ có chiến tranh nữa.

Những người tinh ý (hay ít viễn kiến hơn, tùy theo cách hiểu của quý vị) hiểu rằng họ đang đánh bạc.

Nhưng họ tin rằng, không giống như Hoa Kỳ, nơi hợp nhất chính trị đi trước hợp nhất tiền tệ, Châu Âu có thể làm điều này theo trình tự ngược lại.

Và có thể họ sẽ đúng nếu như Đức cuối cùng vẫn sẵn sàng ủng hộ tài chính cho miền Nam để đổi lấy quyền kiểm soát lớn hơn đối với tài chính của các thành viên trong khu vực đồng euro.

Ảnh hưởng toàn diện

Nhưng đồng euro đã tỏ ra là nguồn cơn của những sự chia rẽ hơn là sức mạnh thống nhất.

Người Đức tức giận khi bị đề nghị gửi tiền thuế họ đóng tới những nước mà họ cho rằng đã tiêu hoang và lười lao động.

Người Hy Lạp bực mình vì những hạn chế chi tiêu mà các quan chức Châu Âu, những người họ không bầu lên, áp đặt xuống.

Thậm chí Hy Lạp còn nhắc lại chuyện người Đức từng lấy vàng của họ trong Thế Chiến II.

Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói 'nếu đồng euro thất bại thì Châu Âu sẽ thất bại'.

Người Ý, một trong những nước sáng lập đồng euro, cảm thấy họ bị đẩy xuống hạng hai.

Người Pháp lại có xu hướng thiên hữu trước sự thắt chặt chi tiêu nhằm làm hài lòng các hãng đánh giá tín dụng.

Các định chế của khu vực đồng euro đang gặp khó khăn khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu được đề nghị vi phạm Hiệp ước Lisbon và trở thành nguồn cho vay cuối cùng.

Một số chính phủ cũng đang đổ vỡ: Ý, Tây Ban Nha, Ireland và Bồ Đào Nha đã hoặc sắp có chính phủ mới.

Mười nước không dùng đồng euro biết rằng họ không nằm trong bộ máy ra quyết định cho dù họ bị ảnh hưởng bởi những quyết định này.

Các diễn biến nằm không nằm trong kế hoạch của những người sáng lập đồng euro nhưng cũng không có nghĩa là viễn kiến của họ cuối cùng sẽ sai.

Thứ nhất, những khủng hoảng khiến người ta dùng tới dự trữ tài chính chứ không phải quân dự bị.

Hơn nữa, các cha đẻ của đồng euro có thể sẽ vấn đúng. Chính Thủ tướng Đức Angela Merkel, cho dù chưa phải là cử tri của bà, đã nói rằng "Nếu đồng euro thất bại thì Châu Âu sẽ thất bại."

Ông Irwin Stelzer là nghiên cứu viên cao cấp và giám đốc nhóm nghiên cứu chính sách kinh tế của Viện Hudson ở Hoa Kỳ.

Những ý kiến trong bài là của tác giả chứ không phải của BBC. Đây chỉ là những thông tin chung chứ không phải là lời khuyên về đầu tư, thuế, luật pháp hay các lĩnh vực khác. Các độc giả không nên dựa vào các thông tin này để ra quyết định (hay tránh ra quyết định).

source

BBC Vietnamese

Wednesday 26 October 2011

Cần để Hy Lạp vỡ nợ?


Cần để Hy Lạp vỡ nợ?

Cập nhật: 11:46 GMT - thứ ba, 25 tháng 10, 2011

Quốc hội Hy Lạp đã thông qua các biện pháp cắt giảm chi tiêu công, thắt lưng buộc bụng như sa thải công chức nhà nước, tăng thuế, giảm quyền lợi của nghiệp đoàn.

Các dân biểu hy vọng nhờ đó sẽ có thêm quỹ cứu trợ tài chính từ Liên Hiệp Châu Âu (EU).

Nhưng người dân Hy Lạp phản ứng bằng biểu tình bạo động và đình công.

Hiện còn chưa rõ EU sẽ ứng phó ra sao.

Câu hỏi cho Hy Lạp là nước này có nên tiếp tục lối mòn 'cố gắng thắt lưng buộc bụng' vốn chẳng có tác động gì nhiều để kiềm chế thâm thủng ngân sách, để rồi có đủ tiền cứu trợ từ EU nhằm tránh vỡ nợ, hoặc nên thừa nhận thực tế là đất nước cần tuyên bố vỡ nợ, bỏ đồng euro và tự lo cứu mình.

Nếu Hy Lạp vỡ nợ, đất nước sẽ ngay lập tức thoát được gánh nặng khổng lồ từ khoản lãi suất họ phải trả cho nợ nước ngoài, và để lại cho ngân sách một khoản thâm hụt khiêm tốn, không gồm cả món trả lãi suất rất lớn họ đang gặp phải.

Với kịch bản đó, sức ép về các khoản thắt lưng buộc bụng sẽ giảm nhiều, và sẽ cho phép Hy Lạp chọn lựa chính sách thúc đẩy tăng trưởng, thay vì cách làm nhằm giảm thâm thủng ngân sách nhưng bóp nghẹt tăng trưởng vì thuế cao.

Phục hồi tính cạnh tranh

Bằng việc bỏ đồng euro và chấp nhận tiền tệ đúng giá trị, Hy Lạp có thể phục hồi lại tính cạnh tranh quốc tế.

Điều này có nghĩa là họ sẽ tăng được việc làm nhờ nhu cầu trong nước và quốc tế.

Phần tiêu cực của phương án vỡ nợ cho Hy Lạp sẽ có nhiều khả năng mất cơ hội vào thị trường tín dụng quốc tế, dù đầu tư sẽ an toàn hơn là vỡ nợ như bây giờ.

Nhưng bị cấm cửa khỏi các nguồn cho vay ngoại quốc trong vài năm không phải là thảm họa.

Bất quá, nó chỉ khuyến khích việc cắt giảm những phần lãnh phí của chi tiêu công.

Một rủi ro nữa của phương án vỡ nợ là chấm dứt cuộc khủng hoảng có thể làm giảm đi sức ép nhằm cải thiện những vấn đề căn bản của kinh tế Hy Lạp: chủ nghĩa tư bản thân hữu, hệ thống thuế chằng chịt, kiểm soát quá mức, và bộ máy công quyền quá nặng nề.

Nếu Hy Lạp không cải tổ được, nước này sẽ gặp cảnh tăng trưởng chậm và một cuộc khủng hoảng mới sẽ nhanh chóng ập đến, bất kể họ làm gì bây giờ.

Các bước cần thiết

Vỡ nợ không phải là thuốc bổ cho Hy Lạp và chỉ tuyên bố vỡ nợ không thôi cũng chẳng hề đảm bảo rằng nợ của cá nhân và doanh nghiệp sẽ quay trở lại tình trạng lành mạnh, vì điều này còn tùy vào các hoạt động tiếp theo.

Nhưng vỡ nợ là bước đi cần thiết đầu tiên để cho Hy Lạp nghỉ lấy sức nhằm giải quyết, sắp đặt lại chính sách kinh tế trong không khí bình tĩnh, có suy tính.

Nhiều cá nhân và doanh nghiệp và cả các quốc gia đều từng trải qua giai đoạn vỡ nợ và phục hồi sau đó.

Với các chủ nợ của Hy Lạp, để nước này vỡ nợ tức là khiến họ mất đi khoản tiền trả nợ, và làm tăng nguy cơ các nước khác, như Ý, bị vỡ nợ theo.

Nhưng hai rủi ro này đều đang bị thổi phồng.

Khó có chuyện Hy Lạp đủ khả năng trả các khoản nợ lớn trong tương lai đoán trước được, hoặc chuyện này chỉ xảy ra khi các nước giàu hơn cho Hy Lạp tiền để trả nợ.

Gửi ra thông điệp đúng

Nhưng rủi ro vỡ nợ ở các nước khác sẽ dễ tìm được giải pháp nếu châu Âu tránh được cảnh biến đồng tiền tốt thành tiền xấu và dùng tiền đó để giúp những nước gặp khó khăn nhưng vẫn cứu được.

Để Hy Lạp vỡ nợ sẽ giúp giảm cảnh bất an và nhờ đó tạo điều kiện để tìm hướng giải quyết nợ xấu.

Với người đóng thuế ở châu Âu, để Hy Lạp vỡ nợ còn có điều tốt nữa là thông điệp gửi ra cho các chủ tín dụng rằng cho vay tức là đem lại rủi ro thực sự.

Họ nên cẩn thận hơn trong tương lai.

Thực tế là hiện nay, cả Hy Lạp và châu Âu đều vay quá nhiều và tiêu dùng quá mức trong những thập niên qua. Ai đó phải trả những khoản đó.

Cho vỡ nợ sẽ đạt mục tiêu đó nhanh chóng, và buộc những kẻ kiếm lời nhờ cho vay thời kỳ vàng son phải chịu gánh nặng thua lỗ bây giờ.

Đó là một hệ quả hợp lý.

Ông Jeffrey Miron là tác giả cuốn 'Libertarianism from A to Z' và giám đốc một chương trình đào tạo tại ĐH Harvard cùng Viện Cato. Bài viết ban đầu được gửi cho BBC Mundo.
source
BBC Vietnamese

Tuesday 11 October 2011

Thượng viện Mỹ thông qua luật về chỉ tệ Trung quốc


Thứ Ba, 11 tháng 10 2011

Thượng viện Mỹ thông qua luật về chỉ tệ Trung quốc


Dân biểu Eric Cantor, trưởng khối đa số Cộng hòa Hạ viện
Hình: ASSOCIATED PRESS
Dân biểu Eric Cantor yêu cầu Tòa Bạch Ốc đưa ra một lập trường chính thức về đạo luật liên quan đến chỉ tệ Trung Quốc
Thượng viện Mỹ đã thông qua một đạo luật có thể mang đến chế tài đối với Trung quốc hay bất cứ quốc gia nào bị phát hiện dùng mánh khóe để hạ giá đồng tiền của họ, với 63 phiếu thuận và 35 phiếu chống.

Luật sẽ mở của cho các chế tài của Hoa Kỳ nếu Bộ Tài chánh phát hiện một quốc gia đang dùng mánh khóe để thao túng đồng tiền nước họ và không tìm cách sửa chữa.

Luật cũng giúp cho các công ty Mỹ dễ vận động hơn để đòi áp dụng thuế quan đối với hàng nhập khẩu của nước ngoài.

Nhiều nhà lập pháp Mỹ, nhất là đảng Dân chủ thuộc các bang công nghiệp nói việc dùng mánh khóe để thao túng tiền tệ giúp hàng hóa của Trung quốc có những lợi thế không công bằng trên thị trường thế giới và làm cho những sản phẩm của Hoa Kỳ quá đắt đỏ.

Những người chống đối luật lo ngại việc này có thể gây nên một cuộc chiến tranh mậu dịch với Trung quốc.

Trung quốc đã bác bỏ lời cáo buộc là họ cố ý giữ giá đồng nguyên thấp và nói đang từng bước để giá trị đồng nguyên lên xuống tự nhiên so với đồng đô la.

Luật này đang được chuyển đến Hạ viện và không chắc nó sẽ có được thông qua hay không.

Lãnh tụ khối đa số Cộng hòa Eric Cantor đang yêu cầu Tòa Bạch Ốc đưa ra một lập trường chính thức về đạo luật trước khi Hạ viện cứu xét luật này.
source
VOA Vietnamese

Thursday 6 October 2011

Dự luật về đồng nguyên TQ được chuyển sang Thượng viện Mỹ


Thứ Năm, 06 tháng 10 2011

Dự luật về đồng nguyên TQ được chuyển sang Thượng viện Mỹ

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

Hình: ASSOCIATED PRESS
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chuyện tại cuộc họp báo trong Tòa Bạch Ốc
Tổng thống Barack Obama nói Trung Quốc đang dùng hệ thống mậu dịch quốc tế ra “đánh cuộc” khi can thiệp vào các thị trường hối đoái để giúp đồng nguyên sụt giá và trở nên rẻ hơn.

Ông nói hành động này gây thiệt hại cho các công ty Mỹ vì làm cho hàng hóa Mỹ trở nên đắt tiền hơn ở Trung Quốc, và giúp hàng hóa Trung Quốc có lợi thế trên thị trường Hoa Kỳ.

Tổng thống Barack Obama lên tiếng tại Washington hôm thứ Năm không lâu sau khi Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận một thủ tục nhằm đẩy thêm một bước nữa dự luật có mục đích trả đũa việc Trung Quốc thao tác đồng nguyên.

Tổng thống Obama nói chính quyền của ông đã tích cực tranh đấu cho các nhà xuất khẩu Mỹ, tuy nhiên ông bày tỏ lo ngại rằng dự luật đang được thảo luận tại Thượng viện có thể vi phạm những nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo tinh thần hiệp định đã ký kết, hoặc có thể khơi mào hành động trả đũa của Trung Quốc, trong khi không giải quyết được vấn đề tiền tệ.

Dự luật về tiền tệ có thể được Thượng viện biểu quyết lần chót trong ngày thứ Năm.

Dự luật này có thể được thông qua tại Thượng viện, hiện do đảng Dân chủ kiểm soát, nhưng có lẽ sẽ gặp phải sự chống đối mạnh mẽ hơn tại Hạ viện, hiện do phe Công hòa kiểm soát.
source
VOA Vietnamese

Wednesday 31 August 2011

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Hồi hộp chờ sửa Nghị định 124



QĐND - Thứ Năm, 01/09/2011, 10:4 (GMT+7)

Bộ Tài chính vừa chính thức trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp đang hết sức hồi hộp với dự thảo sửa đổi, vì nếu được thông qua, mức thuế phải đóng có thể sẽ thay đổi đáng kể.

Ảnh: minh họa / Internet

Sau hơn hai năm thực hiện, Nghị định 124 được xem là đã “phát huy tác dụng”, trong đó việc thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông hạ từ 28% xuống 25% đã góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.

Nghị định cũng quy định thu hẹp diện ưu đãi theo ngành nghề, lĩnh vực, chỉ áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần đặc biệt khuyến khích đầu tư và những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, qua đó tập trung được nguồn lực tài chính phát triển những ngành nghề mũi nhọn và phát triển kinh tế, xã hội của những địa bàn có điều kiện khó khăn, giảm sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong quá trình thực hiện Nghị định 124 đã phát sinh một số vướng mắc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Quy định chi tiết về chuyển nhượng chứng khoán

Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, Nghị định 124 quy định nguyên tắc về việc xác định thu nhập của hoạt động chuyển nhượng vốn được trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng, tuy nhiên chưa có quy định về các khoản thặng dư vốn cổ phần phát sinh khi công ty cổ phần phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.

Trên thực tế có trường hợp có hoạt động chuyển nhượng vốn nhưng không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ có phát sinh thu nhập. Câu hỏi đặt ra là khoản thu nhập này có phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cổ đông của các doanh nghiệp này có cổ phiếu bị hoán đổi có phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần chênh lệch do hoán đổi cổ phiếu ngay tại thời điểm hoán đổi không cũng cần được quy định rõ để tránh vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Về vấn đề này, hướng xử lý của Bộ Tài chính là trường hợp công ty cổ phần thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn thì phần chênh lệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá được hạch toán vào tài khoản thặng dư vốn cổ phần và không tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thặng dư vốn cổ phần.

Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ....) có phát sinh thu nhập thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong khi đó, trường hợp doanh nghiệp cổ phần tiến hành chia tách, hợp nhất, sáp nhập mà phải thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì cổ đông (là tổ chức) của các doanh nghiệp này nếu có phát sinh thu nhập do hoán đổi cổ phiếu thì phải kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện hoán đổi cổ phiếu.

Thuê đất “lỏng” hơn, chuyển nhượng “chặt” hơn

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp bất động sản đặc biệt quan tâm là cách tính doanh thu tính thuế đối với hoạt động cho thuê lại đất đã trả tiền một lần cho nhiều năm

Nghị định 124 quy định: trong trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.

Theo Bộ Tài chính, có ý kiến cho rằng quy định nêu trên là cứng nhắc và chưa phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên cho thuê trong trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản, bởi vì số tiền thu được một lần của nhà đầu tư khi thực hiện phân bổ cho từng năm sẽ thấp hơn nhiều so với việc thu tiền từng năm của nhà đầu tư dẫn đến công ty sẽ bị lỗ trong thời gian đầu do phải đầu tư nhiều.

Ngoài ra, có những trường hợp doanh nghiệp cho thuê tài sản thu tiền một lần, toàn bộ chi phí do bên thuê chịu, sau đó doanh nghiệp bị phá sản hoặc trường hợp doanh nghiệp tư nhân có nhà cho thuê thu tiền một lần sau đó ra nước ngoài sinh sống thì quy định phân bổ doanh thu thu tiền trước theo số năm trả tiền trước như hiện hành sẽ phát sinh vướng mắc.

Về vấn đề này, dự thảo nghị định mới đã bổ sung quy định trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm và chịu toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản thì được lựa chọn xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc tính toàn bộ số tiền cho thuê thu trước cho nhiều năm vào năm thu tiền; trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia cho số năm bên thuê trả tiền trước.

Vẫn theo Nghị định 124, tại điều 13 quy định "thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất".

Tuy nhiên Nghị định 124 chỉ đề cập đến bất động sản là quyền sử dụng đất, quyền thuê đất mà chưa có quy định bất động sản bao gồm cả tài sản gắn liền với đất như nhà, công trình xây dựng...

Vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc bổ sung khái niệm bất động sản theo pháp luật về dân sự để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch của chính sách thuế là cần thiết.

Để phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự, dự thảo nghị định đã bổ sung “thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó không phân biệt có hay không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản khác gắn liền với đất đai” vào khái niệm về thu nhập từ bất động sản quy định tại điều 13 Nghị định 124.

Theo Vneconomy

source

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/26/26/159244/Default.aspx