Monday 8 March 2010

Tòa án EU bác đơn kháng cáo về thuế nhập khẩu đối với giày VN, TQ



Kinh Doanh Cập nhật Thứ Hai, 08 tháng 3 2010


Workers sew up shoes at Thuong Dinh Shoe factory in Hanoi, Vietnam,
Hình: AP

Liên hiệp Châu Âu phản đối kháng cáo về thuế nhập khẩu đối với giày da của Trung Quốc và Việt Nam.

Tin Reuters số ra hôm nay cho hay Toà án Châu Âu có trụ sở ở Luxembourg vừa bác bỏ 5 đơn kháng cáo của các doanh nghiệp phản đối quyết định của EU về việc áp thuế chống phá giá 16.5% đối với sản phẩm giày da nhập khẩu của Trung Quốc và 10% đối với các mặt hàng xuất xứ từ Việt Nam.

Toà nói rằng việc thông qua các mức thuế chống phá giá không phải là một lệnh phạt đối với các hành vi trước đây, mà là một biện pháp bảo vệ và ngăn ngừa chống sự canh tranh không lành mạnh bằng cách bán hàng phá giá.

Tân Hoa Xã trích phán quyết của toà đại diện khối Liên hiệp Châu Âu gồm 27 nứơc thành viên khẳng định các biện pháp chống bán phá giá vẫn tiếp tục có hiệu lực.

Ủy ban Châu Âu ra các mức thuế chống phá giá hồi năm 2006 sau khi các doanh nghiệp Châu Âu khiếu nại rằng họ không thể cạnh tranh với các công ty xuất khẩu giày da giá rẻ của Trung Quốc và Việt Nam.

Cuối năm ngoái, các bộ trưởng Châu Âu bỏ phiếu gia hạn áp thuế này thêm 15 tháng.

Tiếp theo đó, năm doanh nghiệp giày da Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới, viện dẫn lý do rằng họ không đựơc đối xử công bằng và cách tính toán của EU không chính xác, nhưng không đưa ra được một bảng phân tích thị trường hợp lý.

Tòa án EU không chấp thuận các lập luận đó và bác đơn kháng cáo.

Nguồn: Reuters, Xinhua

source

VOA Vietnamese

*****************************


Tòa Châu Âu ủng hộ áp thuế giày VN và TQ

Giày Trung Quốc và Việt Nam chiếm khoảng 30% thị phần tại châu Âu.

Một tòa án châu Âu nói rằng quyết định áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối với giày từ Trung Quốc và Việt Nam là có cơ sở.

Thông báo của tòa Brussels được đưa ra vào ngày Thứ Năm.

Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại với Tổ chức Thương mại Thế giới.

Bắc Kinh cáo buộc Liên minh châu Âu áp đặt thuế bất hợp pháp sau khi EU gia hạn thuế này 15 tháng hồi cuối năm 2009.

Các biện pháp chống bán phá giá đối với giày từ Trung Quốc và Việt Nam lần đầu tiên được áp dụng hồi tháng mười năm 2006.

Một tòa thuộc Tòa án Tư pháp châu Âu nói trong thông cáo rằng "Các biện pháp chống bán phá giá ... vẫn được duy trì".

"Tòa bác tất cả các khiếu nại của các bên đưa đơn và bác bỏ yêu cầu hủy thuế chống bán phá giá này," thông cáo nói.

Bắc Kinh thông báo hồi đầu tháng Hai rằng họ đã nộp đơn khiếu nại với WTO.

Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trong vòng 60 ngày, hội đồng xem xét khiếu nại của WTO sẽ ra phán quyết về vụ này.

Ủy viên Thương mại châu Âu Karel De Gucht tới Hà Nội vào ngày 02/03 để khởi động quá trình đàm phán với Việt Nam về Hiệp định tự do thương mại với EU.

Ông nói rằng có Ủy ban châu Âu thấy có các ‘bằng chứng xác đáng’ trong việc áp đặt của các biện pháp chống bán phá giá đối với giày từ Trung Quốc và Việt Nam.

Thuế chống phá giá này lần đầu được áp dụng từ năm 2006, với 16,5% cho giày nhập từ Trung Quốc và 10% cho giày Việt Nam.

Một số quốc gia châu Âu đã phản đối việc gia hạn này, trong đó có Anh quốc.

Giày sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam chiếm khoảng 30% thị phần tại châu Âu.

source

BBC Vietnamese

No comments:

Post a Comment