Monday, 29 June 2009

Báo động tình trạng công nhân mất việc
















Báo động tình trạng công nhân mất việc

Ngày 10.12.2008 Giờ 14:14
Thành phố Hồ Chí Minh
Báo động tình trạng công nhân mất việc
Nữ công nhân xí nghiệp giày đình công khi xí nghiệp có nguy cơ giải thể
Nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn, có doanh nghiệp phải tuyên bố giải thể, có doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa dẫn đến hàng ngàn công nhân mất việc. Liên đoàn lao động các cấp đã làm đầu mối chuyển dịch lao động về những doanh nghiệp đang cần người
Hơn 7.500 công nhân mất việc
Cuối tháng 10, công ty TNHH Sunrising Kim Vina (100% vốn Hàn Quốc, đóng tại quận Bình Tân) đã tuyên bố tạm thời đóng cửa, 440 công nhân của công ty đã rơi vào tình trạng mất việc.
Cũng trong tháng 10, giám đốc công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry là bà Noh – Yeon Hong đột ngột bỏ trốn, khiến gần 700 công nhân rơi vào tình trạng dở khóc dở cười.
Trước đó, tại xưởng giày nữ, đối tác bỏ chạy, xí nghiệp không còn đơn hàng sản xuất nên buộc phải đóng cửa khiến 400 công nhân cũng không biết về đâu. Gần đây nhất, tại công ty Quang Sung Vina, sau khi ông chủ doanh nghiệp bỏ trốn, gần 200 công nhân rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn.
Liên đoàn Lao động TP.HCM cũng cho biết, theo báo cáo từ liên đoàn lao động các quận huyện thì từ đầu năm đến nay có khoảng 17 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động khiến hơn 4.000 công nhân mất việc.
Theo số liệu từ ban quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp thành phố thì đã có sáu doanh nghiệp giải thể khiến gần 2.500 công nhân mất việc, 16 doanh nghiệp có khả năng giải thể và gần 1.500 công nhân có nguy cơ mất việc.
Nhiều doanh nghiệp đứng ra tiếp nhận
Trước tình hình nơi sa thải, nơi thiếu công nhân, liên đoàn Lao động Thành phố cũng như các quận huyện đã tìm cách khơi thông thị trường nhân lực vào thời điểm cuối năm. Nhiều công ty cũng đã đồng ý đứng ra tiếp nhận công nhân.
Ngày 8.12, công ty cổ phần dệt may thương mại Thành Công (quận Tân Phú) đã có công văn gởi liên đoàn Lao động Thành phố và liên đoàn lao động các quận, huyện với nội dung đề nghị hỗ trợ tiếp nhận khoảng 400 công nhân vì công ty đang có nhu cầu tuyển dụng. Phía công ty may Sun Kyoung (quận 12) cũng có công văn xin tiếp nhận khoảng 200 công nhân đang bị mất việc do công ty giải thể hoặc đóng cửa.
Trước đó, khi xí nghiệp giày nữ giải thể, công ty Huê Phong đã có tiếp nhận số công nhân này. Phía công ty cũng đã cho xe đón công nhân đến tham quan và cho thời gian suy nghĩ lựa chọn. Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân) cũng đã tiếp nhận khoảng 1.000 công nhân mất việc từ các đơn vị đã giải thể. Công ty Việt Hưng (quận 12) tiếp nhận khoảng 300 công nhân trên địa bàn của quận. Ngoài ra, công ty còn cử cán bộ đến địa phương liên hệ để tìm nhà trọ cho công nhân để công nhân nhanh chóng ổn định và yên tâm làm việc. Đầu tháng 12, công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi (quận Tân Phú) cũng đề nghị được tiếp nhận khoảng 300 công nhân. Công ty cam kết đảm bảo thu nhập bình quân cho công nhân từ 1,8 – 3,8 triệu đồng/tháng, đồng thời sẽ hỗ trợ bữa ăn giữa ca và tiền trọ.
Trung Hoàng
Gò Vấp: 20 doanh nghiệp giày da đang gặp khó khăn
Trong 20 doanh nghiệp đó thì có bốn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp không đủ đơn hàng nên phải cho công nhân nghỉ chờ việc hoặc làm việc cầm chừng.
Trong những doanh nghiệp này, có hiện tượng tranh chấp lao động trong năm 2008 do chưa rõ ràng trong việc tính lương, thưởng; chậm trả lương…, điển hình là các công ty Thịnh Phát, Sedo Vina… Công đoàn quận Gò Vấp cũng cho biết sẽ cử cán bộ theo sát tình hình lương, thưởng tại các doanh nghiệp và phối hợp với các ngành lao động can thiệp kịp thời nếu tranh chấp xảy ra.
Source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=44563&fld=HTMG/2008/1209/44563

Wednesday December 10, 2008 - 10:16am (EST) Permanent Link 0 Comments
Áp lực giảm giá tiền đồng

09 Tháng 12 2008 - Cập nhật 11h32 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Áp lực giảm giá tiền đồng
Việt Nam chịu áp lực nới rộng biên độ đồng tiền trong năm 2009
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định Việt Nam sẽ phải nới rộng biên độ tỷ giá USD/Việt Nam đồng để thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2009.
GS. Kinh tế Augustine Vinh, Đại học Quốc gia Hà Nội, nói với BBC ngày hôm nay: "Vì xuất khẩu kém đi, thành ra áp lực lên đồng tiền sẽ cao hơn. Nếu đồng VN xuống giá, hàng hóa có lẽ sẽ dễ xuất khẩu hơn."
Tháng trước, Ngân hàng Nhà nước quyết định nới biên độ giao dịch giữa tiền đồng và đôla Mỹ lên cộng trừ 3%, so với 2% trước đó.
Nới rộng biên độ
Bản tin Reuteurs ngày 9.12 dẫn lời kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói: "Tỷ giá hối đoái hiện nay ở Việt Nam đang ở mức quá cao và chính phủ cần giảm tỷ giá một chút để hỗ trợ xuất khẩu."
Theo ông Doanh, lẽ ra đồng tiền Việt Nam cần được hạ xuống 17.000 - 18.000 đồng / đôla, thay vì mức 16.977/16.987 hôm 9.12.
Trong khi đó, trả lời BBC, GS. Augustine Vinh nhận xét trong trường hợp nới rộng biên độ, Việt Nam có thể nới từ 3% đến 5%.
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sẽ thuận lợi một khi đồng tiền Việt Nam xuống giá, nhưng nó cũng gây nhiều tác động.
Theo GS. Vinh, khi đó các doanh nghiệp "sẽ gặp khó hơn khi nhập khẩu hàng hóa, thiết bị. Doanh thu có thể cao nhưng tiền lời lại thấp."
Dự đoán kinh tế Việt Nam trong năm 2009, GS. Vinh nói đây sẽ là một năm khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2009, đối với doanh nghiệp, có khi còn khó khăn hơn 2008. Nới rộng biên độ đồng tiền là nhu cầu thiết yếu để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn
Augustine Vinh
"Tình hình 2009, đối với doanh nghiệp, có khi còn khó khăn hơn 2008. Nới rộng biên độ đồng tiền là nhu cầu thiết yếu để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn".
"Mặt trái là nhiều công ty gặp khốn khó khi VND rẻ đi. Nhưng nhìn chung, Việt Nam phải dựa vào kinh tế xuất khẩu, nên nới rộng biên độ là cách tốt."
Bản tin ngày 9.12 của Reuters dẫn lời ông Stewart Newnham của Morgan Stanley tại Hong Kong, nói việc phá giá đồng tiền là "không tránh được".
Ông này nói số nợ của Việt Nam nay chiếm tới 25% GDP, cao thứ nhì tại Đông Nam Á, sau Philippines.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố dự báo tỷ giá USD/VND cho năm 2009.
Dự kiến thâm hụt mậu dịch của Việt Nam sẽ lên tới 19 tỉ đôla năm nay, so với mức 12.4 tỉ đôla năm 2007.
Source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/story/2008/12/081209_viet_dong_devaluation.shtml

Tuesday December 9, 2008 - 09:36am (EST) Permanent Link 0 Comments
Tiếp tục giảm lãi suất cơ bản

Ngày 09.12.2008 Giờ 09:20
Tiếp tục giảm lãi suất cơ bản
Cần dự báo chính xác lạm phát
Giảm lãi suất là “liều thuốc độc” đối với thị trường tài chính, nhưng lại là điều bắt buộc phải làm
Hoạt động buôn bán đang rất ế ẩm, một phần do dân cư cạn kiệt sức mua, một phần do tâm lý chờ giảm giá. Ảnh: Lê Hồng Thái
Sau hơn bốn tháng treo ở mức kỷ lục 14%/năm để kiềm chế lạm phát, kể từ ngày 21.10, lãi suất cơ bản (LSCB) đã bốn lần được cắt giảm, nay còn 10%.
Hẳn nhiên, do LSCB giảm, cả lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay đều được ép xuống nhằm tạo ra nguồn động lực giúp các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, với những động thái hiện nay của nền kinh tế, có thể nói: “thuốc lãi suất như hiện nay vẫn chưa đủ liều”.
Thứ nhất, trong những tháng tới, xu thế thị trường ảm đạm dần khiến giá cả tiếp tục đà tụt dốc là điều khó có thể tránh khỏi.
Trước hết, xét trên tổng thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn tiếp tục suy giảm đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập của quảng đại các tầng lớp dân cư trong xã hội tăng chậm lại, khiến sức mua xã hội cũng giảm.
Trong đó, đối với các tầng lớp dân cư “yếu thế” trong xã hội, sẽ không phải chỉ là đối mặt với tốc độ tăng thu nhập chậm lại, mà công ăn việc làm còn trở nên khó khăn, trong khi những “di chứng” của thời lạm phát phi mã chắc chắn vẫn còn rất nặng nề, cho nên sức mua sẽ còn giảm sút mạnh. Do giá các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu đều tăng quá mạnh trong một thời gian rất dài khiến nhóm 20% dân cư “làm không đủ ăn” (nhóm có thu nhập thấp nhất) và có lẽ là cả nhóm 20% dân cư ở trong tình trạng “giật gấu vá vai” (nhóm có thu nhập dưới trung bình) đều ở trong tình trạng suy kiệt, giảm mạnh sức mua.
Đối với bộ phận dân cư có thu nhập trung bình và thu nhập khá trong xã hội, trong điều kiện tốc độ tăng thu nhập chậm lại, giá cả thị trường liên tục giảm, phần thì tâm lý “thắt lưng buộc bụng” mạnh lên, phần thì tạm dừng để chờ giá hàng hoá và dịch vụ “chạm đáy” mới chi tiêu cũng khiến cho sức mua xã hội giảm và giá cả tiếp tục tụt dốc.
Thứ hai, mục tiêu quan trọng hàng đầu mà chúng ta theo đuổi chí ít là từ nay đến giữa, thậm chí có thể kéo dài đến đầu năm 2010 là khắc phục tình trạng sản xuất, kinh doanh đình trệ, ngăn chặn đà suy giảm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì lãi suất như vậy vẫn còn quá cao trong điều kiện giá cả thị trường vẫn đang trên đà tụt dốc.
Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, trong điều kiện giá nguyên liệu thế giới đang trên đà tụt dốc mạnh như hiện nay, với một nền kinh tế mà “rổ hàng hoá nguyên liệu nhập khẩu” đã lên tới khoảng 60% GDP như nước ta, hàng loạt ngành sản xuất đang và sẽ còn rơi vào tình trạng nghịch lý: càng nhập khẩu nhiều nguyên liệu để sản xuất càng lỗ lớn do sức ép giảm giá bán sản phẩm theo giá nguyên liệu ngày càng mạnh. Việc “ôm hàng” của ngành thép, hay của những doanh nghiệp “có máu mặt” trong ngành nhựa khi giá các nguyên liệu này cao ngất ngưởng, dẫn đến tình trạng “sống dở chết dở” trước sức ép giảm giá đầu ra hiện nay là những minh chứng.
Do vậy, tiếp tục giảm mạnh LSCB để tiếp tục ép mạnh lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại xuống một cách tương ứng chính là giải pháp đặc biệt quan trọng giúp rất đông đảo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vượt qua thời đoạn khó khăn này.
Thứ ba, giảm lãi suất hiện nay chính là để nhằm thực hiện nguyên tắc lãi suất thực dương hợp lý.
Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, với LSCB còn “mang nặng hơi hướng” chống lạm phát hiện nay, nó sẽ trở thành thực dương quá lớn trong điều kiện giá tiêu dùng chắc chắn là sẽ còn tiếp tục giảm trong những tháng tới. Trong trường hợp vẫn giữ LSCB như hiện nay, mà giá tiêu dùng tiếp tục giảm, thì người có vốn đương nhiên được hưởng lợi lớn, và ngược lại, không phải ai khác, mà chính là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh – những đối tượng chủ yếu sử dụng nguồn vốn này – sẽ phải “è cổ” chịu gánh nặng vô lý này.
Thế nhưng, trong điều kiện hiện nay, có thể việc giảm mạnh LSCB sẽ là “liều thuốc độc” đối với thị trường tài chính nước ta. Bởi lẽ, nếu cắt giảm mạnh LSCB, có thể là tuyệt đại bộ phận những người có vốn đều khẳng định là mình bị thua thiệt lớn khi cái mốc họ dùng để so sánh không phải là cái gì khác ngoài mục tiêu kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 15% của Quốc hội mới giao cho Chính phủ gần đây.
Do vậy, tiền đề để có thể cắt giảm mạnh LSCB hiện nay xuống mức hợp lý nhằm góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu trong những tháng tới là khắc phục tình trạng sản xuất, kinh doanh đình trệ, ngăn chặn đà suy giảm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chính là dự báo chính xác tốc độ tăng lạm phát sẽ thấp hơn nhiều so với con số 15% nêu trên và công bố rộng rãi để toàn dân được biết.
Nguyễn Đình Bích
source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=44471&fld=HTMG/2008/1207/44471

Tuesday December 9, 2008 - 04:37am (EST) Permanent Link 0 Comments
Giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng

Thứ Bảy, 06/12/2008, 11:01 (GMT+7)
Giá dầu xuống dưới 40 USD/thùng
Đổ xăng tại một trạm xăng dầu ở Fuyang, tỉnh An Huy (Trung Quốc) - Ảnh: AsianewsphotoTTO - Ngày 5-12, giá dầu thô thế giới đã rớt xuống dưới mốc 40 USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 4 năm qua.
Tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc giao tháng 1-2009 giảm 2,54 USD/thùng, xuống còn 39,74 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 1-2005 sau khi Tổng thống Mỹ George W. Bush cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới đang suy thoái với hơn nửa triệu người bị mất việc chỉ trong tháng 11.
Tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao cùng thời điểm giảm 2,86 USD/thùng, xuống còn 40,81 USD/thùng. Trước đó giá dầu tại thị trường này có lúc xuống còn 40,50 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12-2004.
Với những mức giá trên, chỉ trong vòng một tuần, giá dầu thế giới đã mất tương đương 20% giá trị và giảm hơn 2/3 kể từ khi đạt mức cao kỷ lục trên 147 USD/thùng ngày 11-7-2008 do "cơn bão" khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhu cầu về năng lượng giảm mạnh.
Cũng trong ngày 5-12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã phải hạ dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong giai đoạn 2008-2013, với mức tăng hàng năm là 1,2%, thay cho 1,6% như dự đoán trước đó. Theo đó, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ chỉ tăng từ 86,2 triệu thùng/ngày trong năm 2008 lên 91,3 triệu thùng/ngày vào năm 2013, thấp hơn so với dự đoán mà IEA đưa ra trong tháng 7.
Nhà phân tích Francisco Blanch thuộc ngân hàng Merrill Lynch còn dự đoán trong một giả thuyết suy thoái tồi tệ hơn. Theo đó, giá dầu thô ngọt nhẹ trên thị trường New York có thể rơi xuống mức 30 USD/thùng hay tệ hơn nữa, và nếu Trung Quốc bước vào kỳ suy thoái, giá dầu thế giới sẽ chỉ còn 25 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích thuộc ngân hàng Barclays Capital, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) hẳn sẽ có phản ứng mạnh trước mức sụt giảm không phanh của giá dầu hiện tại trong cuộc họp vào ngày 17-12 tới. Thế nhưng điều này sẽ ít tác động đến giá dầu trong ngắn hạn, bởi thị trường luôn nhìn về nhu cầu tiêu thụ dầu. Giới quan sát nhận định giá dầu sẽ không trở lại thời kỳ đỉnh cao trước cuối năm 2009.
MINH ANH - Đ.TRƯỜNG (Theo Reuters, AFP, Xinhua)
source
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=291356&ChannelID=11

Saturday December 6, 2008 - 03:19am (EST) Permanent Link 0 Comments
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mới là chủ trương

Ngày 05.12.2008 Giờ 14:07
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
“Cào bằng” lại là cách tốt nhất?
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mới là chủ trương và chưa có hướng dẫn cụ thể của bộ Tài chính, nhưng nó đã gây nên nhiều tranh luận
Việc giảm thuế thu nhập sẽ giúp doanh nghiệp “dễ thở” hơn, vì mức giảm 30% thuế thu nhập không phải là khoản nhỏ. Ảnh: Anh Thư
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ và cuộc họp toàn ngành tài chính ngày 3.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu bộ Tài chính tính toán, triển khai ngay chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN): giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong quý 4 năm 2008, tiếp tục giảm 30% thuế cho các DN khó khăn trong năm 2009, để các DN giãn thời gian nộp thuế lên chín tháng, thay vì sáu tháng như quy định hiện hành. Việc hoàn thuế giá trị giá tăng cũng được Chính phủ yêu cầu thực hiện nhanh hơn.
Minh bạch tiêu chí
Giới DN phấn khởi vì giảm 30% của tổng số thuế phải nộp không phải là một khoản nhỏ. Trả lời phỏng vấn của báo chí, bộ trưởng bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nói rằng, chính sách giảm thuế đó áp dụng cho các DN nhỏ và vừa, và DN gặp khó khăn trong kinh doanh, xuất khẩu.
Theo ông Cao Sĩ Kiêm, chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, để công bằng, chính sách giảm thuế nên áp dụng với mọi loại hình DN, nhưng nên phân biệt nhất định, vì mức độ khó khăn của các DN khác nhau. Những DN nhỏ và vừa, DN sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu khó khăn nhất, thì nên có mức giảm thuế cao hơn là các DN, tập đoàn kinh tế nhà nước như tập đoàn Dầu khí, tập đoàn Điện lực… Ông Vũ Duy Thái, tổng thư ký hiệp hội doanh nghiệp Công thương thành phố Hà Nội cho rằng, chính sách giảm thuế TNDN nên tập trung cho khối DN dân doanh. “Nhưng hiện nay, các tiêu chí đánh giá thế nào là DN nhỏ và vừa rất lung tung. Nếu việc giảm thuế TNDN là dành cho DN nhỏ và vừa như bộ trưởng bộ Tài chính nói, phải thực hiện trên cơ sở có tiêu chí cụ thể, nếu không việc được giảm thuế lại rơi vào tình trạng xin – cho…”, ông Thái nói.
Chính sách hiện nay phải là sự công bằng, bình đẳng cho các DN thuộc mọi loại hình kinh tế. Cho nên, nếu bộ Tài chính chỉ hướng dẫn giảm thuế cho một số DN nhỏ và vừa, có thể gây nên phản ứng của DN ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc ngay tại các DN khu vực nhà nước. Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, trưởng ban Nghiên cứu kinh tế vĩ mô, viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, giảm thuế thì nên áp dụng đồng loạt cho các DN. Bởi nếu chỉ chọn một số DN, phải xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá thế nào là khó khăn, thua lỗ… và việc giảm thuế sẽ thực hiện rất chậm, lại có thể rơi vào tình trạng không minh bạch.
Giảm thuế cần đồng bộ với chính sách khác
Ý kiến của tiến sĩ Nguyễn Đình Cung có vẻ thuyết phục hơn, bởi lâu nay, nhiều chính sách ban hành dù đúng, nhưng hiệu quả thấp, do áp dụng quá chậm, thiếu sự linh hoạt. Chính sách giảm thuế TNDN, cho giãn thời hạn nộp thuế lần này ban hành cũng là chậm. Do đó, nếu lần này, chủ trương giảm thuế lại chờ văn bản hướng dẫn, chờ ban hành tiêu chí... thì thời cơ, hiệu quả của việc kích cầu lại đi qua.
Theo một số DN, họ không chờ đợi nhiều ở chính sách giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế, bởi vì nếu hết năm nay, và nhất là sang năm sau, khi tình hình kinh tế càng xấu đi, việc kinh doanh thua lỗ mà có cho giãn nộp thuế, thì họ cũng không có tiền để nộp. Điều mà các DN chờ đợi là các chính sách hỗ trợ về thị trường, về đầu tư. Theo họ, hiện nay các chính sách hỗ trợ về thị trường như thông tin, xúc tiến thương mại… còn rất yếu. Chính quyền các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM cũng không có chính sách hỗ trợ thị trường cụ thể cho DN. Trong khi đó, điều đáng lo ngại là khối các DN nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lại được tiếp tục củng cố vị thế độc quyền. Cho nên, giảm thuế, giãn thuế… chỉ phát huy tác dụng, nếu nó đi kèm các chính sách mới để khai thông những ách tắc vẫn còn đó của môi trường kinh doanh.
Mạnh Quân
source
http://sgtt.com.vn

No comments:

Post a Comment