Ngày 16.06.2008 Giờ 17:37
Thời của siêu thị
Năm 2008 này là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên ngôi vị thị trường hấp dẫn nhất thế giới, tính từ khi A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI năm 2001 - đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi - dựa trên 25 yếu tố khác nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ.
Siêu thị đang dần thay mạng lưới phân phối truyền thống. Ảnh: một góc siêu thị Sài Gòn. Ảnh: H.T
Nhu cầu hiện đại hóa hệ thống bán lẻ ở Việt Nam
Đáng chú ý, 3 yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 8% (các năm qua), áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa lớn, và Việt Nam có 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, mạnh tay chi tiêu. Năm 2007, Việt Nam chỉ xếp thứ 4, năm nay có sự thay đổi là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài, và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại.
Năm 2007, doanh thu bán lẻ cả nước đạt trên 45 tỉ USD. Nếu tính tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% như các năm qua, dự kiến doanh thu bán lẻ năm nay sẽ đạt trên 54 tỉ USD. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như đón các cơ hội kinh doanh, mục tiêu phát triển thương mại trong nước, theo đề án của Bộ Công thương, là nâng tỉ trọng mức bán lẻ hàng hóa qua loại hình thương mại hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…) đạt hơn 20% vào năm 2010 và 60% vào năm 2020. Và theo đó, các siêu thị đang được các nhà kinh doanh đầu tư xây mới, các địa phương trải thảm đỏ đón vào... Gần như tất cả các tỉnh thành đều đang có các dự án đầu tư cho siêu thị, trung tâm thương mại.
Năm 2005, theo thống kê của Bộ Công thương, cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gần 1.000 cửa hàng tiện ích họat động tại 30/64 tỉnh thành. Đến tháng 4.2008 này, con số đã tăng gấp đôi, và dự kiến đến 2010 sẽ có khoảng 700 - 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại qui mô lớn và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích.
Thời của siêu thị
Năm 2008 này, lần đầu tiên Việt Nam ở vị trí thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, theo A.T. Kearney. Ảnh: H.T
Tính đến tháng 5.2008, không kể các hệ thống do nước ngoài đầu tư như Metro, Big C; tại Việt Nam hiện có hơn 10 hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước làm chủ, đang “ăn nên làm ra” với tốc độ tăng trưởng 30- 45%/năm, có mạng lưới từ 5 đến 30 điểm kinh doanh như Co-opmart, Citimart, Bài Thơ Mart, Hapro, Vinatexmart, Fivimart…
Các hệ thống này đang gia tăng tốc độ “phủ sóng” ở các địa phương. Mạng lưới rộng và có doanh thu lớn nhất Việt Nam hiện nay là hệ thống Co-opmart với 30 siêu thị và gần 100 cửa hàng tự chọn. Ông Nguyễn Ngọc Hoà, tổng giám đốc Sài Gòn Co-op cho biết: đến năm 2010 Co-opmart sẽ mở rộng hệ thống thành 50 siêu thị và đến 2015 là 100 siêu thị trên toàn quốc. Kế đến là Vinatexmart có 45 siêu thị đang kinh doanh. Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, tổng giám đốc Vinatexmart khẳng định: từ nay đến năm 2010 sẽ lập 80 siêu thị. Hệ thống Hapro đã có 11 siêu thị, 16 cửa hàng tiện ích và sẽ nâng lên thành 5 đại siêu thị, trung tâm thương mại, 70 siêu thị, 800 cửa hàng tiện ích trong thời gian từ nay đến 2010. Tập đoàn bán lẻ Phú Thái cũng sẽ phát triển lên 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc...
Phát triển chính tại TP.HCM và Hà Nội, dựa vào cơ hội mạng lưới bán lẻ hiện đại đang thiếu ở các tỉnh thành khác, nên mỗi hệ thống siêu thị đều bung ra, tìm kiếm khách hàng, thị trường mới cho mình. Ông Hoà nhấn mạnh: "Với tình hình Việt Nam hiện nay, việc tìm những mặt bằng lớn thích hợp để mở siêu thị ngày càng khó khi giá đất, giá cho thuê, giá các dịch vụ cơ sở hạ tầng liên tiếp tăng. Để đạt 50 siêu thị trong 2 năm tới, chúng tôi đang phải tăng hết tốc lực mở thêm nhiều điểm mới ở khu vực miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây, tiến ra miền Trung và các tỉnh miền Bắc".
Sau khi khai trương Co-opmart tại Huế, hệ thống này sẽ mở tiếp mạng lưới tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Hệ thống Fivimart từ Hà Nội lại vào tìm cơ hội ở phía Nam. Bà Nguyễn Thị Hà, tổng giám đốc Fivimart nói rõ: “Cơ hội phát triển mạng lưới kinh doanh chỉ còn trong vòng vài năm nữa, nếu các hệ thống không mạnh dạn mở ra các chuỗi cửa hàng ở nhiều tỉnh thành. Khi thương hiệu khác đã vào, người đến sau khó tìm được chỗ đứng cả về thị phần lẫn vị trí xây dựng siêu thị.”
Với tốc độ các dự án về siêu thị và trung tâm thương mại đang tiến hành như hiện nay, cộng thêm sự “trợ lực” của các đề án qui hoạch mạng lưới bán lẻ theo hướng chuyển các chợ truyền thống thành các siêu thị - trung tâm thương mại hiện đại (của Bộ Công Thương), có thể khẳng định, đây là thời của siêu thị.
Bích Thảo
source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&NewsId=35862&fld=HTMG/2008/0616/35862
Thời của siêu thị
Năm 2008 này là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên ngôi vị thị trường hấp dẫn nhất thế giới, tính từ khi A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI năm 2001 - đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi - dựa trên 25 yếu tố khác nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ.
Siêu thị đang dần thay mạng lưới phân phối truyền thống. Ảnh: một góc siêu thị Sài Gòn. Ảnh: H.T
Nhu cầu hiện đại hóa hệ thống bán lẻ ở Việt Nam
Đáng chú ý, 3 yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 8% (các năm qua), áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa lớn, và Việt Nam có 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, mạnh tay chi tiêu. Năm 2007, Việt Nam chỉ xếp thứ 4, năm nay có sự thay đổi là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài, và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại.
Năm 2007, doanh thu bán lẻ cả nước đạt trên 45 tỉ USD. Nếu tính tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20% như các năm qua, dự kiến doanh thu bán lẻ năm nay sẽ đạt trên 54 tỉ USD. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như đón các cơ hội kinh doanh, mục tiêu phát triển thương mại trong nước, theo đề án của Bộ Công thương, là nâng tỉ trọng mức bán lẻ hàng hóa qua loại hình thương mại hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích…) đạt hơn 20% vào năm 2010 và 60% vào năm 2020. Và theo đó, các siêu thị đang được các nhà kinh doanh đầu tư xây mới, các địa phương trải thảm đỏ đón vào... Gần như tất cả các tỉnh thành đều đang có các dự án đầu tư cho siêu thị, trung tâm thương mại.
Năm 2005, theo thống kê của Bộ Công thương, cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gần 1.000 cửa hàng tiện ích họat động tại 30/64 tỉnh thành. Đến tháng 4.2008 này, con số đã tăng gấp đôi, và dự kiến đến 2010 sẽ có khoảng 700 - 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại qui mô lớn và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích.
Thời của siêu thị
Năm 2008 này, lần đầu tiên Việt Nam ở vị trí thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, theo A.T. Kearney. Ảnh: H.T
Tính đến tháng 5.2008, không kể các hệ thống do nước ngoài đầu tư như Metro, Big C; tại Việt Nam hiện có hơn 10 hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước làm chủ, đang “ăn nên làm ra” với tốc độ tăng trưởng 30- 45%/năm, có mạng lưới từ 5 đến 30 điểm kinh doanh như Co-opmart, Citimart, Bài Thơ Mart, Hapro, Vinatexmart, Fivimart…
Các hệ thống này đang gia tăng tốc độ “phủ sóng” ở các địa phương. Mạng lưới rộng và có doanh thu lớn nhất Việt Nam hiện nay là hệ thống Co-opmart với 30 siêu thị và gần 100 cửa hàng tự chọn. Ông Nguyễn Ngọc Hoà, tổng giám đốc Sài Gòn Co-op cho biết: đến năm 2010 Co-opmart sẽ mở rộng hệ thống thành 50 siêu thị và đến 2015 là 100 siêu thị trên toàn quốc. Kế đến là Vinatexmart có 45 siêu thị đang kinh doanh. Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, tổng giám đốc Vinatexmart khẳng định: từ nay đến năm 2010 sẽ lập 80 siêu thị. Hệ thống Hapro đã có 11 siêu thị, 16 cửa hàng tiện ích và sẽ nâng lên thành 5 đại siêu thị, trung tâm thương mại, 70 siêu thị, 800 cửa hàng tiện ích trong thời gian từ nay đến 2010. Tập đoàn bán lẻ Phú Thái cũng sẽ phát triển lên 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc...
Phát triển chính tại TP.HCM và Hà Nội, dựa vào cơ hội mạng lưới bán lẻ hiện đại đang thiếu ở các tỉnh thành khác, nên mỗi hệ thống siêu thị đều bung ra, tìm kiếm khách hàng, thị trường mới cho mình. Ông Hoà nhấn mạnh: "Với tình hình Việt Nam hiện nay, việc tìm những mặt bằng lớn thích hợp để mở siêu thị ngày càng khó khi giá đất, giá cho thuê, giá các dịch vụ cơ sở hạ tầng liên tiếp tăng. Để đạt 50 siêu thị trong 2 năm tới, chúng tôi đang phải tăng hết tốc lực mở thêm nhiều điểm mới ở khu vực miền Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Tây, tiến ra miền Trung và các tỉnh miền Bắc".
Sau khi khai trương Co-opmart tại Huế, hệ thống này sẽ mở tiếp mạng lưới tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Hệ thống Fivimart từ Hà Nội lại vào tìm cơ hội ở phía Nam. Bà Nguyễn Thị Hà, tổng giám đốc Fivimart nói rõ: “Cơ hội phát triển mạng lưới kinh doanh chỉ còn trong vòng vài năm nữa, nếu các hệ thống không mạnh dạn mở ra các chuỗi cửa hàng ở nhiều tỉnh thành. Khi thương hiệu khác đã vào, người đến sau khó tìm được chỗ đứng cả về thị phần lẫn vị trí xây dựng siêu thị.”
Với tốc độ các dự án về siêu thị và trung tâm thương mại đang tiến hành như hiện nay, cộng thêm sự “trợ lực” của các đề án qui hoạch mạng lưới bán lẻ theo hướng chuyển các chợ truyền thống thành các siêu thị - trung tâm thương mại hiện đại (của Bộ Công Thương), có thể khẳng định, đây là thời của siêu thị.
Bích Thảo
source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&NewsId=35862&fld=HTMG/2008/0616/35862
No comments:
Post a Comment