Chrysler: Nợ một đồng, trả 29 xu
Đỗ Quý Toàn-Việt Tribune
Khi một người nợ nhiều quá phải thú nhận mình không thể nào trả được ai cả, thì các chủ nợ sẽ làm gì? Theo lối nhà quê mình thì giản dị lắm: Quý vị cứ đến nhà con nợ, người lấy cái nồi, người khiêng cái tủ, có khi vét cả chum gạo, lấy được cái gì thì lấy để “xiết nợ” miễn là đừng khuân cái bàn thờ ông bà của người ta về nhà mình, sẽ tổn âm đức.Các xã hội kinh tế thị trường đã phát triển thì họ không thể theo lối đó, nó sẽ loạn lên mất. Cho nên họ phải đặt ra luật lệ để giải quyết cho các chủ nợ đều được đền bù, theo đúng đạo công bằng. Quốc hội làm ra luật, các quan tòa xử theo luật, nhà nước thi hành lệnh tòa án, không có cảnh hai bà chủ nợ giành nhau một cái quần của người vỡ nợ.Nhưng các người làm ra luật lệ không bao giờ tiên đoán được tất cả các trường hợp có thể xẩy ra, như trường hợp công ty Chrysler đang khai phá sản. Trong lúc bàn chuyện chia nhau những nồi niêu soong chảo của Chrysler, nhiều chủ nợ đang kêu lên rằng họ bị những con nợ khác chèn ép, với sự toa rập của chính phủ Mỹ!
Công nhân hãng xe hơi Hoa Kỳ Chrysler rời chỗ làm việc. GETTY IMAGES
Chính phủ giúp nên tha hồ can thiệp Xung đột giữa các chủ nợ đã diễn ra từ trước ngày 30 tháng Tư khi Chrysler phải khai phá sản. Người ta biết rằng tình trạng tài chánh của công ty đã kiệt quệ lắm rồi, mặc dù đã được chính phủ cho vay 4 tỷ đô la. Công ty sẽ không thể nào làm tròn trách nhiệm với các “chủ nợ” trong đó có các ngân hàng, các công ty đầu tư. Công ty cũng mang nợ với những nhà sản xuất bộ phận xe, nếu không trả được nợ thì chính các các nhà cung cấp này cũng có thể bị phá sản. Ngoài ra còn món nợ lớn là phải trả hưu bổng và chi phí y tế cho các công nhân khi về hưu, theo các hợp đồng lao động đã ký kết với nghiệp đoàn từ nhiều năm trước. Muốn cứu Chrysler để cho nó tiếp tục hoạt động, chờ một ngày mai tươi sáng thì thì các chủ nợ đều phải giảm bớt gánh nặng cho công ty. Một cách giảm bớt trách nhiệm của nó thì các chủ nợ có thể bằng lòng cắt bớt số tiền ghi trên giấy nợ, thay vì trả một đồng thì cho họ trả 50 xu cũng được. Hoặc là các chủ nợ có thể đổi giấy nợ lấy cổ phiếu của công ty, tức là đóng vai trò chủ nhân thay vì vai chủ nợ. Nếu các chủ nợ không thỏa hiệp được với nhau, thì sao? Một cách là công ty đem bán hết các tài sản của mình, được bao nhiêu tiền cho các vị chủ nợ chia nhau, tiếng Anh gọi là liquidation, ta gọi là phát mại hoặc thanh toán. Cách khác là xin tòa án giải quyết theo luật phá sản ở Mỹ, thông thường nhất là áp dụng chương 11 của đạo luật, để bảo vệ cho công ty có cơ hội tổ chức lại và tiếp tục hoạt động, quan tòa sẽ quyết định chủ nợ nào được trả cái gì miễn là công ty còn sống.Tháng Tư năm 2009 cũng là một tháng Tư đen đủi cho Chrysler vì chính phủ Mỹ đã cho hẹn chót là ngày 30 phải đạt được thỏa hiệp với các chủ nợ, nếu không thì chỉ còn cách phát mại hay khai phá sản, chính phủ không đem tiền của dân đóng thuế ra giúp nữa. Trong một tháng trời, Chrysler phải lo điều đình với các chủ nợ, và chính phủ Mỹ cũng phải nhúng tay vào. Trong khi cứu trợ các công ty xe hơi, có lúc chính phủ Mỹ đã “bạo tay” can thiệp trực tiếp, như khi họ ép công ty General Motors phải cho ông chủ tịch Wagoner nghỉ việc, để người thứ nhì lên thay. Còn đối với Chrysler, Toà Bạch Ốc đã tạp sức ép lên các chủ nợ, rồi dùng chủ nợ lớn ép các chủ nợ nhỏ! Câu chuyện này cho thấy vì cơn khủng hoảng kinh tế mà vai trò can thiệp của nhà nước vào sinh hoạt kinh tế Mỹ đang tăng lên với sự thỏa thuận của chính các xí nghiệp và nhiều ngân hàng lớn, một hiện tượng đáng kinh ngạc trong quốc gia kinh tế tư bản số một này. Tại sao vai trò của chính phủ Mỹ lại trở nên quan trọng như vậy? Chỉ vì đó là nơi duy nhất còn lại để các xí nghiệp và ngân hàng có thể tới gõ cửa xin cứu giúp khẩn cấp! Khi Tổng thống George W. Bush còn tại chức, chính phủ đã cho Chrysler vay 4 tỷ đô la, và cho General Motors vay hơn 13 tỷ đô la. Ông Steven Rattner là người được Tổng thống Barack Obama ủy nhiệm đóng vai trò phối hợp việc giúp đỡ và thúc các công ty xe hơi cùng các chủ nợ của họ. Các viên chức chính phủ đóng vai trò trung gian cũng vì họ không phải chủ nợ mà cũng không phải cổ đông của công ty bị nợ nần; nghĩa là trên nguyên tắc họ có thể đóng vai trò trung gian một cách khách quan, trung lập. Tất nhiên trong bất cứ vụ giàn xếp chia phần nào thì sau cùng cũng có nhiều người than là họ bị thiệt thòi nhiều quá, hoặc họ bị đối xử bất công. Những người đóng vai trung gian sẽ bị chỉ trích. Cuối cùng phải chờ quan tòa quyết định ai sẽ được hưởng cái gì còn lại của công ty Chrysler.Khi chính phủ Mỹ bắt đầu giúp Chrysler bằng cách yêu cầu các chủ nợ chịu cắt bớt số tiền mà công ty còn thiếu, họ nhắm trước hết đến những ngân hàng lớn. Có 4 ngân hàng làm chủ gần 70% tổng số tiền nợ của Chrysler. Đó là Morgan Stanley (600 triệu đô la), Goldman Sachs (600 triệu), Citigroup (900 triệu) và JPMorgan (2 tỷ 700 triệu). Ngân hàng với phần nợ lớn nhất này phản ứng ngay: Từ chối, không chịu cắt một xu. Ngày 29 tháng Ba 2009 Phó chủ tịch JPMorgan James B. Lee Jr. là người được ngân hàng ủy thác gọi điện thoại cho ông Steven Rattner để trả lời “NO.” Trước khi chính phủ Mỹ trực tiếp can dự vào vụ này, đầu Tháng Hai 2009 công ty Chrysler đã đề nghị với tất cả các chủ nợ là xin giảm số tiền nợ khoảng 28%, tức là tổng số nợ 6.9 tỷ mỹ kim xuống chỉ còn 5 tỷ. Các ngân hàng đều bác bỏ đề nghị đó tức khắc.Chắc hẳn các vị chủ ngân hàng nghĩ rằng chính phủ Mỹ sẽ không dám để cho một đại công ty như Chrysler phải đóng cửa và chính phủ phải lo lương thất nghiệp cho 40,000 công nhân, chưa kể công nhân các hãng cung cấp bộ phận và các người bán xe cũng mất việc. Chủ nợ cứ làm găng không chịu, cuối cùng chính phủ sẽ phải cho Chrysler vay tiền trả hết nợ sòng phẳng.Ngày 30 tháng Ba, Tổng thống Obama tuyên bố trước các ống máy truyền hình: Chính phủ không cứu nữa. Chắc Chrysler sẽ phá sản trong tình trạng vô trật tự, hoặc là sẽ đem bán hết tài sản để trả nợ. Nếu đem bán tất cả các nhà máy, các cửa hàng bán xe, đất đai và dụng cụ, thì không biết có ai mua hay không. Vì chỉ các hãng xe mới đi mua những tài sản đó, mà các hãng xe ở Mỹ không ai sẵn sàng có tiền mua cả. Dù có bán được hết cũng không thu được tới vài ba tỷ đô la, làm sao chia cho các chủ nợ? Khi một ông tổng thống Mỹ nói, người ta phải tin là ông ta không đe dọa suông.Cho nên ngay trong ngày 30, ông James Lee gọi điện thoại cho ông Rattner, yêu cầu gặp nhau để nói chuyện. Kể từ ngày đó, ông Lee trở thành đại diện của 4 ngân hàng chủ nợ lớn trong việc thương thuyết với Toà Bạch Ốc. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, sau khi 4 đại ngân hàng đã thỏa hiệp rồi, ông Lee lại đóng vai đi thuyết phục các chủ nợ nhỏ trong việc thỏa hiệp chấp nhận giải pháp cắt bớt nợ cho Chrysler mà chính phủ Mỹ đề nghị! Giống như ông là một sứ giả của Toà Bạch Ốc vậy!
Kỳ kèo bớt một thêm haiTrong cuộc thảo luận với các chủ nợ, Toà Bạch Ốc nói thẳng rằng “Các ngân hàng và các người làm chủ những trái khoán của Chrysler không chế tạo ra xe!” Muốn cứu công ty xe hơi này cho nó tiếp tục sống thì trước hết cần đến sự hợp tác của các nhà cung cấp bộ phận, các công nhân, các nhà bán xe; và sau cùng cần đến cả công ty Fiat, một hãng xe Ý đang hứa cộng tác giúp Chrysler kỹ thuật sản xuất những loại xe nhỏ và ít hao xăng mà họ đã có kinh nghiệm. Chính phủ Mỹ có thể tạo áp lực trên các nhà băng cũng vì dư luận dân chúng Mỹ đang ghét các vị chủ ngân hàng! Cả cuộc khủng hoảng hiện nay là do giới tài chánh tạo ra từ đầu, rồi kéo lê chắc đến sang năm mới hết cũng vì các ngân hàng chưa ra khỏi đường hầm được. Vì thế ông Rattner có thể cứng rắn khi nói chuyện nhiều lần với ông Lee. Có lúc ông Rattner, một người cũng thuộc giới tài chánh Mỹ trước đây, nói thẳng với ông Lee: “Nếu các ông chủ nợ muốn thì cứ lãnh lấy công ty Chrysler rồi điều hành nó, hoặc là đem nó phát mại đi!”Đây là lá bài “Tẩy” của chính phủ Mỹ. Hiện công ty Chrysler còn sống để hy vọng trả nợ là nhờ tiền của dân đóng thuế trợ giúp cho vay. Họ không thể đi vay ở đâu khác được. Nếu các chủ nợ cũ không thích, thì chính phủ sẽ “duỗi ra” để họ nói chuyện với công ty con nợ!Nhưng không ngân hàng nào lại dại dột chấp nhận lãnh một công ty đang phá sản. Tức là chỉ còn một cách là thỏa hiệp, chịu cắt giảm bớt số nợ mà Chrysler còn thiếu. Ngày 2 tháng Tư, ông Rattner họp với 25 người đại diện các ngân hàng chủ nợ lớn. Ông báo tin công ty Chrysler đã đạt được sự thỏa thuận với công đoàn xe hơi UAW và hãng Fiat bên Ý để tránh cảnh phá sản rồi. Theo thỏa hợp đó công đoàn chấp nhận xóa bỏ các hợp đồng lao động về hưu bổng và y tế để đổi lại sẽ làm chủ một số cổ phần của Chrysler, còn Fiat thì chịu hợp tác về sản xuất và kỹ thuật với cái giá hưởng một số cổ phần khác. Vậy các ngân hàng chủ nợ nếu cộng tác sẽ được hưởng phần như thế nào? Ông Rattner nói thẳng: Chúng tôi nghĩ phần của quý vị sẽ nhỏ lắm. Các nhà ngân hàng im lặng chờ đợi, và ông đưa ra một con số: Một tỷ đô la. Các món nợ ghi trên giấy gần 7 tỷ, bây giờ sẽ được trả lại một tỷ!Con số này không phải tự trên trời rơi xuống. Vào tháng Hai năm 2009, bên trong công ty Chrysler người ta đã nghiên cứu và thấy rằng nếu đem phát mại tất cả tài sản thì các chủ nợ sẽ được hưởng khoảng 2 tỷ. Chính phủ và Chrysler không cho các ngân hàng biết điều này.Trước đề nghị một tỷ đô la của chính phủ, các ngân hàng đều từ chối. Họ đề nghị giảm số tiền nợ xuống còn 4.5 tỷ, nhưng đổi lại họ sẽ được làm chủ 40% các cổ phần của Chrysler. Chính phủ đưa phản đề nghị, tăng từ 1 tỷ lên 1 tỷ rưỡi và số cổ phần là 5% thay vì 40%. Nhưng sau cùng, ngày 28 tháng Tư các ngân hàng lớn đành phải chịu giá 2 tỷ! Hai tỷ cho tổng số nợ 6.9 tỷ tức là mỗi đô la tiền nợ ghi trên giấy sẽ được trả lại bằng 29 xu! Bốn ngân hàng chủ nợ lớn đồng ý với giá đó, nhưng các chủ nợ nhỏ không chịu. Có tới 46 chủ nợ, họ làm chủ những trái khoán của Chrysler tổng cộng trị giá hơn 2 tỷ mỹ kim. Nhiều nhà đầu tư và ngân hàng nhỏ đã mua lại các trái khoán này trong thị trường, khi các chủ nhân cũ đem bán tống bán tháo vì lo công ty Chrysler sẽ phá sản. Có người đã mua lại các trái khoán đó với giá 50 xu cho mỗi đồng bạc nợ. Bây giờ chính họ không chấp nhận được là họ chỉ được trả có 29 xu thôi! Trong số các chủ nợ nhỏ một số ít người đã may mắn mua các trái khoán Chrysler với giá garage sale chỉ có 5 xu cho mỗi đô la!Hầu hết các chủ nợ nhỏ phản đối việc thỏa hiệp của bốn ngân hàng lớn. Họ coi là 4 ngân hàng này đang được chính phủ Mỹ giúp cho nên phải chấp nhận thỏa hiệp, còn đại đa số các chủ nợ nhỏ không lệ thuộc vào chính phủ như vậy! Bốn ngân hàng lớn đã được chính phủ cho vay hoặc góp vốn để cứu cấp là Morgan Stanley (10 tỷ đô la), Goldman Sachs (10 tỷ), Citigroup (45 tỷ) và JPMorgan (25 tỷ). Bây giờ tới lượt ông Lee, thay mặt cho các chủ nợ lớn, phải đi “bán” cái ý kiến này cho các chủ nợ khác. Nhiều chủ nợ nhỏ đã từng mua các trái khoán Chrysler từ tay các ngân hàng lớn này trước kia. Nhiều chủ nợ đang là thân chủ của các ngân hàng lớn hoặc bán dịch vụ cho các anh chị bự này. Nhưng nhiều người nhất định không chịu nhượng bộ. Một đồng là một đồng, không bớt một xu! Tất cả nền kinh tế tư bản đặt trên những hợp đồng, nếu ai cũng xé bỏ hợp đồng dễ dàng như vậy thì làm sao còn kinh tế tư bản?Ngày 29 tháng Tư chính phủ Mỹ đưa giá chót vào lúc 4 giờ rưỡi chiều: 2 tỷ một phần tư. Các ngân hàng có 90 phút để chấp nhận hay từ chối. Trong lúc đó công đoàn UAW đã đồng ý thỏa hiệp và được đại hội các công nhân chấp thuận. Cuối cùng, ông Lee không thành công trong việc thuyết phục 100% các chủ nợ, vì nhiều người cương quyết từ chối thỏa hiệp. Ngày hôm sau Chrysler tuyên bố khai phá sản theo Chương 11 của luật phá sản ở Mỹ.
Bây giờ tới phiên Tòa Phá Sản quyết định. Nếu được quan tòa chấp thuận, công ty Chrysler sẽ được chia cho Quỹ Y tế của Công đoàn UAW làm chủ 55% cổ phần; Công ty Fiat làm chủ 15%, cộng với 20% có thể thêm sau này, và các chủ nợ sẽ nhận được 2 tỷ đô la trả cho tổng số 6.9 tỷ bạc nợ. (ĐQT)
source
Viet Tribune Online
Đỗ Quý Toàn-Việt Tribune
Khi một người nợ nhiều quá phải thú nhận mình không thể nào trả được ai cả, thì các chủ nợ sẽ làm gì? Theo lối nhà quê mình thì giản dị lắm: Quý vị cứ đến nhà con nợ, người lấy cái nồi, người khiêng cái tủ, có khi vét cả chum gạo, lấy được cái gì thì lấy để “xiết nợ” miễn là đừng khuân cái bàn thờ ông bà của người ta về nhà mình, sẽ tổn âm đức.Các xã hội kinh tế thị trường đã phát triển thì họ không thể theo lối đó, nó sẽ loạn lên mất. Cho nên họ phải đặt ra luật lệ để giải quyết cho các chủ nợ đều được đền bù, theo đúng đạo công bằng. Quốc hội làm ra luật, các quan tòa xử theo luật, nhà nước thi hành lệnh tòa án, không có cảnh hai bà chủ nợ giành nhau một cái quần của người vỡ nợ.Nhưng các người làm ra luật lệ không bao giờ tiên đoán được tất cả các trường hợp có thể xẩy ra, như trường hợp công ty Chrysler đang khai phá sản. Trong lúc bàn chuyện chia nhau những nồi niêu soong chảo của Chrysler, nhiều chủ nợ đang kêu lên rằng họ bị những con nợ khác chèn ép, với sự toa rập của chính phủ Mỹ!
Công nhân hãng xe hơi Hoa Kỳ Chrysler rời chỗ làm việc. GETTY IMAGES
Chính phủ giúp nên tha hồ can thiệp Xung đột giữa các chủ nợ đã diễn ra từ trước ngày 30 tháng Tư khi Chrysler phải khai phá sản. Người ta biết rằng tình trạng tài chánh của công ty đã kiệt quệ lắm rồi, mặc dù đã được chính phủ cho vay 4 tỷ đô la. Công ty sẽ không thể nào làm tròn trách nhiệm với các “chủ nợ” trong đó có các ngân hàng, các công ty đầu tư. Công ty cũng mang nợ với những nhà sản xuất bộ phận xe, nếu không trả được nợ thì chính các các nhà cung cấp này cũng có thể bị phá sản. Ngoài ra còn món nợ lớn là phải trả hưu bổng và chi phí y tế cho các công nhân khi về hưu, theo các hợp đồng lao động đã ký kết với nghiệp đoàn từ nhiều năm trước. Muốn cứu Chrysler để cho nó tiếp tục hoạt động, chờ một ngày mai tươi sáng thì thì các chủ nợ đều phải giảm bớt gánh nặng cho công ty. Một cách giảm bớt trách nhiệm của nó thì các chủ nợ có thể bằng lòng cắt bớt số tiền ghi trên giấy nợ, thay vì trả một đồng thì cho họ trả 50 xu cũng được. Hoặc là các chủ nợ có thể đổi giấy nợ lấy cổ phiếu của công ty, tức là đóng vai trò chủ nhân thay vì vai chủ nợ. Nếu các chủ nợ không thỏa hiệp được với nhau, thì sao? Một cách là công ty đem bán hết các tài sản của mình, được bao nhiêu tiền cho các vị chủ nợ chia nhau, tiếng Anh gọi là liquidation, ta gọi là phát mại hoặc thanh toán. Cách khác là xin tòa án giải quyết theo luật phá sản ở Mỹ, thông thường nhất là áp dụng chương 11 của đạo luật, để bảo vệ cho công ty có cơ hội tổ chức lại và tiếp tục hoạt động, quan tòa sẽ quyết định chủ nợ nào được trả cái gì miễn là công ty còn sống.Tháng Tư năm 2009 cũng là một tháng Tư đen đủi cho Chrysler vì chính phủ Mỹ đã cho hẹn chót là ngày 30 phải đạt được thỏa hiệp với các chủ nợ, nếu không thì chỉ còn cách phát mại hay khai phá sản, chính phủ không đem tiền của dân đóng thuế ra giúp nữa. Trong một tháng trời, Chrysler phải lo điều đình với các chủ nợ, và chính phủ Mỹ cũng phải nhúng tay vào. Trong khi cứu trợ các công ty xe hơi, có lúc chính phủ Mỹ đã “bạo tay” can thiệp trực tiếp, như khi họ ép công ty General Motors phải cho ông chủ tịch Wagoner nghỉ việc, để người thứ nhì lên thay. Còn đối với Chrysler, Toà Bạch Ốc đã tạp sức ép lên các chủ nợ, rồi dùng chủ nợ lớn ép các chủ nợ nhỏ! Câu chuyện này cho thấy vì cơn khủng hoảng kinh tế mà vai trò can thiệp của nhà nước vào sinh hoạt kinh tế Mỹ đang tăng lên với sự thỏa thuận của chính các xí nghiệp và nhiều ngân hàng lớn, một hiện tượng đáng kinh ngạc trong quốc gia kinh tế tư bản số một này. Tại sao vai trò của chính phủ Mỹ lại trở nên quan trọng như vậy? Chỉ vì đó là nơi duy nhất còn lại để các xí nghiệp và ngân hàng có thể tới gõ cửa xin cứu giúp khẩn cấp! Khi Tổng thống George W. Bush còn tại chức, chính phủ đã cho Chrysler vay 4 tỷ đô la, và cho General Motors vay hơn 13 tỷ đô la. Ông Steven Rattner là người được Tổng thống Barack Obama ủy nhiệm đóng vai trò phối hợp việc giúp đỡ và thúc các công ty xe hơi cùng các chủ nợ của họ. Các viên chức chính phủ đóng vai trò trung gian cũng vì họ không phải chủ nợ mà cũng không phải cổ đông của công ty bị nợ nần; nghĩa là trên nguyên tắc họ có thể đóng vai trò trung gian một cách khách quan, trung lập. Tất nhiên trong bất cứ vụ giàn xếp chia phần nào thì sau cùng cũng có nhiều người than là họ bị thiệt thòi nhiều quá, hoặc họ bị đối xử bất công. Những người đóng vai trung gian sẽ bị chỉ trích. Cuối cùng phải chờ quan tòa quyết định ai sẽ được hưởng cái gì còn lại của công ty Chrysler.Khi chính phủ Mỹ bắt đầu giúp Chrysler bằng cách yêu cầu các chủ nợ chịu cắt bớt số tiền mà công ty còn thiếu, họ nhắm trước hết đến những ngân hàng lớn. Có 4 ngân hàng làm chủ gần 70% tổng số tiền nợ của Chrysler. Đó là Morgan Stanley (600 triệu đô la), Goldman Sachs (600 triệu), Citigroup (900 triệu) và JPMorgan (2 tỷ 700 triệu). Ngân hàng với phần nợ lớn nhất này phản ứng ngay: Từ chối, không chịu cắt một xu. Ngày 29 tháng Ba 2009 Phó chủ tịch JPMorgan James B. Lee Jr. là người được ngân hàng ủy thác gọi điện thoại cho ông Steven Rattner để trả lời “NO.” Trước khi chính phủ Mỹ trực tiếp can dự vào vụ này, đầu Tháng Hai 2009 công ty Chrysler đã đề nghị với tất cả các chủ nợ là xin giảm số tiền nợ khoảng 28%, tức là tổng số nợ 6.9 tỷ mỹ kim xuống chỉ còn 5 tỷ. Các ngân hàng đều bác bỏ đề nghị đó tức khắc.Chắc hẳn các vị chủ ngân hàng nghĩ rằng chính phủ Mỹ sẽ không dám để cho một đại công ty như Chrysler phải đóng cửa và chính phủ phải lo lương thất nghiệp cho 40,000 công nhân, chưa kể công nhân các hãng cung cấp bộ phận và các người bán xe cũng mất việc. Chủ nợ cứ làm găng không chịu, cuối cùng chính phủ sẽ phải cho Chrysler vay tiền trả hết nợ sòng phẳng.Ngày 30 tháng Ba, Tổng thống Obama tuyên bố trước các ống máy truyền hình: Chính phủ không cứu nữa. Chắc Chrysler sẽ phá sản trong tình trạng vô trật tự, hoặc là sẽ đem bán hết tài sản để trả nợ. Nếu đem bán tất cả các nhà máy, các cửa hàng bán xe, đất đai và dụng cụ, thì không biết có ai mua hay không. Vì chỉ các hãng xe mới đi mua những tài sản đó, mà các hãng xe ở Mỹ không ai sẵn sàng có tiền mua cả. Dù có bán được hết cũng không thu được tới vài ba tỷ đô la, làm sao chia cho các chủ nợ? Khi một ông tổng thống Mỹ nói, người ta phải tin là ông ta không đe dọa suông.Cho nên ngay trong ngày 30, ông James Lee gọi điện thoại cho ông Rattner, yêu cầu gặp nhau để nói chuyện. Kể từ ngày đó, ông Lee trở thành đại diện của 4 ngân hàng chủ nợ lớn trong việc thương thuyết với Toà Bạch Ốc. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, sau khi 4 đại ngân hàng đã thỏa hiệp rồi, ông Lee lại đóng vai đi thuyết phục các chủ nợ nhỏ trong việc thỏa hiệp chấp nhận giải pháp cắt bớt nợ cho Chrysler mà chính phủ Mỹ đề nghị! Giống như ông là một sứ giả của Toà Bạch Ốc vậy!
Kỳ kèo bớt một thêm haiTrong cuộc thảo luận với các chủ nợ, Toà Bạch Ốc nói thẳng rằng “Các ngân hàng và các người làm chủ những trái khoán của Chrysler không chế tạo ra xe!” Muốn cứu công ty xe hơi này cho nó tiếp tục sống thì trước hết cần đến sự hợp tác của các nhà cung cấp bộ phận, các công nhân, các nhà bán xe; và sau cùng cần đến cả công ty Fiat, một hãng xe Ý đang hứa cộng tác giúp Chrysler kỹ thuật sản xuất những loại xe nhỏ và ít hao xăng mà họ đã có kinh nghiệm. Chính phủ Mỹ có thể tạo áp lực trên các nhà băng cũng vì dư luận dân chúng Mỹ đang ghét các vị chủ ngân hàng! Cả cuộc khủng hoảng hiện nay là do giới tài chánh tạo ra từ đầu, rồi kéo lê chắc đến sang năm mới hết cũng vì các ngân hàng chưa ra khỏi đường hầm được. Vì thế ông Rattner có thể cứng rắn khi nói chuyện nhiều lần với ông Lee. Có lúc ông Rattner, một người cũng thuộc giới tài chánh Mỹ trước đây, nói thẳng với ông Lee: “Nếu các ông chủ nợ muốn thì cứ lãnh lấy công ty Chrysler rồi điều hành nó, hoặc là đem nó phát mại đi!”Đây là lá bài “Tẩy” của chính phủ Mỹ. Hiện công ty Chrysler còn sống để hy vọng trả nợ là nhờ tiền của dân đóng thuế trợ giúp cho vay. Họ không thể đi vay ở đâu khác được. Nếu các chủ nợ cũ không thích, thì chính phủ sẽ “duỗi ra” để họ nói chuyện với công ty con nợ!Nhưng không ngân hàng nào lại dại dột chấp nhận lãnh một công ty đang phá sản. Tức là chỉ còn một cách là thỏa hiệp, chịu cắt giảm bớt số nợ mà Chrysler còn thiếu. Ngày 2 tháng Tư, ông Rattner họp với 25 người đại diện các ngân hàng chủ nợ lớn. Ông báo tin công ty Chrysler đã đạt được sự thỏa thuận với công đoàn xe hơi UAW và hãng Fiat bên Ý để tránh cảnh phá sản rồi. Theo thỏa hợp đó công đoàn chấp nhận xóa bỏ các hợp đồng lao động về hưu bổng và y tế để đổi lại sẽ làm chủ một số cổ phần của Chrysler, còn Fiat thì chịu hợp tác về sản xuất và kỹ thuật với cái giá hưởng một số cổ phần khác. Vậy các ngân hàng chủ nợ nếu cộng tác sẽ được hưởng phần như thế nào? Ông Rattner nói thẳng: Chúng tôi nghĩ phần của quý vị sẽ nhỏ lắm. Các nhà ngân hàng im lặng chờ đợi, và ông đưa ra một con số: Một tỷ đô la. Các món nợ ghi trên giấy gần 7 tỷ, bây giờ sẽ được trả lại một tỷ!Con số này không phải tự trên trời rơi xuống. Vào tháng Hai năm 2009, bên trong công ty Chrysler người ta đã nghiên cứu và thấy rằng nếu đem phát mại tất cả tài sản thì các chủ nợ sẽ được hưởng khoảng 2 tỷ. Chính phủ và Chrysler không cho các ngân hàng biết điều này.Trước đề nghị một tỷ đô la của chính phủ, các ngân hàng đều từ chối. Họ đề nghị giảm số tiền nợ xuống còn 4.5 tỷ, nhưng đổi lại họ sẽ được làm chủ 40% các cổ phần của Chrysler. Chính phủ đưa phản đề nghị, tăng từ 1 tỷ lên 1 tỷ rưỡi và số cổ phần là 5% thay vì 40%. Nhưng sau cùng, ngày 28 tháng Tư các ngân hàng lớn đành phải chịu giá 2 tỷ! Hai tỷ cho tổng số nợ 6.9 tỷ tức là mỗi đô la tiền nợ ghi trên giấy sẽ được trả lại bằng 29 xu! Bốn ngân hàng chủ nợ lớn đồng ý với giá đó, nhưng các chủ nợ nhỏ không chịu. Có tới 46 chủ nợ, họ làm chủ những trái khoán của Chrysler tổng cộng trị giá hơn 2 tỷ mỹ kim. Nhiều nhà đầu tư và ngân hàng nhỏ đã mua lại các trái khoán này trong thị trường, khi các chủ nhân cũ đem bán tống bán tháo vì lo công ty Chrysler sẽ phá sản. Có người đã mua lại các trái khoán đó với giá 50 xu cho mỗi đồng bạc nợ. Bây giờ chính họ không chấp nhận được là họ chỉ được trả có 29 xu thôi! Trong số các chủ nợ nhỏ một số ít người đã may mắn mua các trái khoán Chrysler với giá garage sale chỉ có 5 xu cho mỗi đô la!Hầu hết các chủ nợ nhỏ phản đối việc thỏa hiệp của bốn ngân hàng lớn. Họ coi là 4 ngân hàng này đang được chính phủ Mỹ giúp cho nên phải chấp nhận thỏa hiệp, còn đại đa số các chủ nợ nhỏ không lệ thuộc vào chính phủ như vậy! Bốn ngân hàng lớn đã được chính phủ cho vay hoặc góp vốn để cứu cấp là Morgan Stanley (10 tỷ đô la), Goldman Sachs (10 tỷ), Citigroup (45 tỷ) và JPMorgan (25 tỷ). Bây giờ tới lượt ông Lee, thay mặt cho các chủ nợ lớn, phải đi “bán” cái ý kiến này cho các chủ nợ khác. Nhiều chủ nợ nhỏ đã từng mua các trái khoán Chrysler từ tay các ngân hàng lớn này trước kia. Nhiều chủ nợ đang là thân chủ của các ngân hàng lớn hoặc bán dịch vụ cho các anh chị bự này. Nhưng nhiều người nhất định không chịu nhượng bộ. Một đồng là một đồng, không bớt một xu! Tất cả nền kinh tế tư bản đặt trên những hợp đồng, nếu ai cũng xé bỏ hợp đồng dễ dàng như vậy thì làm sao còn kinh tế tư bản?Ngày 29 tháng Tư chính phủ Mỹ đưa giá chót vào lúc 4 giờ rưỡi chiều: 2 tỷ một phần tư. Các ngân hàng có 90 phút để chấp nhận hay từ chối. Trong lúc đó công đoàn UAW đã đồng ý thỏa hiệp và được đại hội các công nhân chấp thuận. Cuối cùng, ông Lee không thành công trong việc thuyết phục 100% các chủ nợ, vì nhiều người cương quyết từ chối thỏa hiệp. Ngày hôm sau Chrysler tuyên bố khai phá sản theo Chương 11 của luật phá sản ở Mỹ.
Bây giờ tới phiên Tòa Phá Sản quyết định. Nếu được quan tòa chấp thuận, công ty Chrysler sẽ được chia cho Quỹ Y tế của Công đoàn UAW làm chủ 55% cổ phần; Công ty Fiat làm chủ 15%, cộng với 20% có thể thêm sau này, và các chủ nợ sẽ nhận được 2 tỷ đô la trả cho tổng số 6.9 tỷ bạc nợ. (ĐQT)
source
Viet Tribune Online
No comments:
Post a Comment