Đại hội cổ đông Eximbank:
Khi cổ đông lớn đòi phủ quyết kế hoạch 2009
Tại đại hội cổ đông ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) vừa diễn ra sáng nay (17.4), cao điểm là cuộc tranh biện thẳng thắn giữa cổ đông lớn ACB và HĐQT cùng ban điều hành Eximbank về kết quả hoạt động 2008, kế hoạch 2009 và trạng thái nợ xấu 2008 quá cao so với những ngân hàng cùng “đẳng cấp” khác…
ACB phủ quyết kế hoạch lợi nhuận 2009
Ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng ACB thất vọng với con số lợi nhuận trước thuế năm 2008 của Eximbank: "Năm 2008, với 13.000 tỉ đồng của cổ đông gửi Eximbank, với lãi suất bình quân 12% thì chẳng làm gì hết Eximbank cũng đã có 1.200 tỉ đồng lợi nhuận".
Kết thúc năm 2008, Eximbank đạt được lợi nhuận trước thuế 969,2 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 711 tỉ đồng. Eximbank đã tăng vốn điều lệ 3 lần trong năm từ 2.800 tỉ đồng lên xấp xỉ 7.220 tỉ đồng.
Eximbank xây dựng kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 1.500 tỉ đồng, nâng vốn điều lệ lên 8.800 tỉ đồng, và chia cổ tức 2009 là 12% bằng với năm 2008. Tổng tài sản của ngân hàng này từ 48.248 tỉ đồng năm 2008 sẽ lên 63.300 tỉ đồng, tổng nguồn vốn huy động từ 32.331 tỉ đồng lên 45.300 tỉ đồng, dư nợ tín dụng từ 21.232 tỉ đồng lên 34.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kết quả năm 2008 cũng như kế hoạch 2009 của Eximbank đã bị ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng ACB tham dự đại hội, đại diện cho ACB và những cổ đông cá nhân lớn ACB, hiện sở hữu hơn 20% cổ phần Eximbank, phủ quyết. “Chúng tôi dự định sẽ tăng sở hữu Eximbank lên 30 – 35% trong thời gian tới để thấy rằng chúng tôi tin tưởng vào thương hiệu Eximbank, và mong muốn đóng góp vào Eximbank”, ông nói.
Thứ nhất, dù biết rằng là năm biến động và khó khăn, nhưng ACB hết sức thất vọng với kết quả hoạt động 2008 của Eximbank. Ông cho rằng, trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu hiện nay: ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, Đông Á, thì Eximbank có số vốn lớn lớn nhưng kết quả kinh doanh không tương xứng với tiềm năng và thương hiệu.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế 2008 của Eximbank là 969 tỉ cộng thêm thặng dư 2008 là khoảng 13.000 tỉ đồng. Làm phép tính kinh doanh sơ đẳng, bình quân lãi suất tiết kiệm năm 2008 là 12%, 13.000 tỉ đồng của cổ đông gửi Eximbank - thì với lãi suất bình quân 12% thì chẳng làm gì hết Eximbank cũng đã có 1.200 tỉ đồng lợi nhuận. Vì vậy, theo ông Cang, hiệu quả hoạt động của HĐQT ngân hàng này là không đạt được kỳ vọng mà cổ đông gởi gắm.
Ngoài ra, lợi nhuận thấp, nhưng việc đứng đầu về nợ xấu và nợ quá hạn với 4,71% đặt ra câu hỏi về quản trị điều hành của Eximbank trong năm qua. “Việc uỷ quyền cho các giám đốc chi nhánh với hàn mức tín dụng quá lớn mà thiếu quản lý đã xảy ra hậu quả, mức trích dự phòng rủi ro tín dụng lên hơn 376 tỉ đồng”, ông Cang nói.
Từ đó, với vốn điều lệ và quỹ thặng dư 13.000 tỉ như hiện nay, ông cho rằng Eximbank xây dựng kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2009 chỉ có 1.500 tỉ đồng là quá thấp, thể hiện sự co thủ của ban điều hành, không tương xứng với khả năng.
Ông Phạm Trung Cang dẫn ví dụ, quý 1.2009 Eximbank đạt lợi nhuận 380 tỉ đồng, nhưng có thể cao hơn với 600 tỉ đồng từ trái phiếu theo lời ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc báo cáo. Eximbank có cả mấy ngàn tỉ đồng trái phiếu, lợi nhuận của nó khoảng 400 - 500 tỉ đồng. Còn lại 10.000 tỉ đồng nếu cổ đông không đưa cho Eximbank mà chỉ gửi tiết kiệm thôi 6% cũng đủ 1.500 tỉ đồng. “Vậy thì cần gì một ban điều hành to kềnh càng để cuối cùng hiệu quả như nhau?”, ông đặt câu hỏi.
"Với tình hình năm nay, Eximbank không thể lãi dưới 2.000 tỉ đồng. Chúng tôi không chấp nhận kế hoạch lợi nhuận 1.500 tỉ đưa ra", ông nói trước toàn cổ đông.
Eximbank: ép tăng lợi nhuận, sẽ tăng thêm nợ xấu
Tuy vậy, cuối buổi họp, đại hội cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình về lợi nhuận 2009
Khi có cổ đông hỏi có hiệu quả không khi Eximbank tăng vốn quá mức trong hai năm qua, bà Lê Thị Hoa, phó chủ tịch HĐQT phản biện: Eximbank đã đúng khi tranh thủ thời cơ tăng vốn điều lệ từ năm 2007. Đó là cơ sở để tăng tổng tích sản sau này.
Còn về nợ xấu, nợ quá hạn phần lớn là tại chi nhánh Hà Nội. Chi nhánh này đã cho vay thế chấp kho hàng mà trên thực tế là không có, làm mất 8 tỉ đồng và Eximbank đã xử lý cán bộ có liên quan. “Trách nhiệm chính thuộc về HĐQT đã không kiểm soát tốt. Chúng tôi đã nghiêm khắc kiểm điểm”, bà nói.
Còn về kế hoạch lợi nhuận 2009, HĐQT đã họp 3 cuộc họp với ban điều hành để thương thảo từ lần đưa ra đầu tiên 900 tỉ, sau đó nâng dần lên 1.200 rồi 1.500 tỉ đồng. Bà đưa ra lý giải, HĐQT đồng ý ở mức này. Bộ máy và cơ chế của Eximbank không cho phép nâng lợi nhuận lên quá cao. Vì thứ nhất, tổng tích sản của Eximbank năm 2008 là hơn 48.000 tỉ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 của ACB và 2/3 của Sacombank, HĐQT không dám ép ban điều hành đưa lên 1.800 - 2.000 tỉ đồng lợi nhuận. Ép cao buộc ban điều hành phải cố tăng huy động cho vay, trong khi đó nhân lực, cơ cấu tổ chức bộ máy không theo kịp, nợ quá hạn một năm sau sẽ có ngay hậu quả...
Cuối buổi họp, đại hội cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình về lợi nhuận 2009, phương án tăng vốn điều lệ 2009, tờ trình thành lập các công ty trực thuộc…
Hồng Sươngsourcehttp://sgtt.com.vn/Detail44.aspx?ColumnId=44&newsid=50046&fld=HTMG/2009/0417/50046
Khi cổ đông lớn đòi phủ quyết kế hoạch 2009
Tại đại hội cổ đông ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) vừa diễn ra sáng nay (17.4), cao điểm là cuộc tranh biện thẳng thắn giữa cổ đông lớn ACB và HĐQT cùng ban điều hành Eximbank về kết quả hoạt động 2008, kế hoạch 2009 và trạng thái nợ xấu 2008 quá cao so với những ngân hàng cùng “đẳng cấp” khác…
ACB phủ quyết kế hoạch lợi nhuận 2009
Ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng ACB thất vọng với con số lợi nhuận trước thuế năm 2008 của Eximbank: "Năm 2008, với 13.000 tỉ đồng của cổ đông gửi Eximbank, với lãi suất bình quân 12% thì chẳng làm gì hết Eximbank cũng đã có 1.200 tỉ đồng lợi nhuận".
Kết thúc năm 2008, Eximbank đạt được lợi nhuận trước thuế 969,2 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 711 tỉ đồng. Eximbank đã tăng vốn điều lệ 3 lần trong năm từ 2.800 tỉ đồng lên xấp xỉ 7.220 tỉ đồng.
Eximbank xây dựng kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 1.500 tỉ đồng, nâng vốn điều lệ lên 8.800 tỉ đồng, và chia cổ tức 2009 là 12% bằng với năm 2008. Tổng tài sản của ngân hàng này từ 48.248 tỉ đồng năm 2008 sẽ lên 63.300 tỉ đồng, tổng nguồn vốn huy động từ 32.331 tỉ đồng lên 45.300 tỉ đồng, dư nợ tín dụng từ 21.232 tỉ đồng lên 34.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kết quả năm 2008 cũng như kế hoạch 2009 của Eximbank đã bị ông Phạm Trung Cang, phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng ACB tham dự đại hội, đại diện cho ACB và những cổ đông cá nhân lớn ACB, hiện sở hữu hơn 20% cổ phần Eximbank, phủ quyết. “Chúng tôi dự định sẽ tăng sở hữu Eximbank lên 30 – 35% trong thời gian tới để thấy rằng chúng tôi tin tưởng vào thương hiệu Eximbank, và mong muốn đóng góp vào Eximbank”, ông nói.
Thứ nhất, dù biết rằng là năm biến động và khó khăn, nhưng ACB hết sức thất vọng với kết quả hoạt động 2008 của Eximbank. Ông cho rằng, trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu hiện nay: ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, Đông Á, thì Eximbank có số vốn lớn lớn nhưng kết quả kinh doanh không tương xứng với tiềm năng và thương hiệu.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế 2008 của Eximbank là 969 tỉ cộng thêm thặng dư 2008 là khoảng 13.000 tỉ đồng. Làm phép tính kinh doanh sơ đẳng, bình quân lãi suất tiết kiệm năm 2008 là 12%, 13.000 tỉ đồng của cổ đông gửi Eximbank - thì với lãi suất bình quân 12% thì chẳng làm gì hết Eximbank cũng đã có 1.200 tỉ đồng lợi nhuận. Vì vậy, theo ông Cang, hiệu quả hoạt động của HĐQT ngân hàng này là không đạt được kỳ vọng mà cổ đông gởi gắm.
Ngoài ra, lợi nhuận thấp, nhưng việc đứng đầu về nợ xấu và nợ quá hạn với 4,71% đặt ra câu hỏi về quản trị điều hành của Eximbank trong năm qua. “Việc uỷ quyền cho các giám đốc chi nhánh với hàn mức tín dụng quá lớn mà thiếu quản lý đã xảy ra hậu quả, mức trích dự phòng rủi ro tín dụng lên hơn 376 tỉ đồng”, ông Cang nói.
Từ đó, với vốn điều lệ và quỹ thặng dư 13.000 tỉ như hiện nay, ông cho rằng Eximbank xây dựng kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2009 chỉ có 1.500 tỉ đồng là quá thấp, thể hiện sự co thủ của ban điều hành, không tương xứng với khả năng.
Ông Phạm Trung Cang dẫn ví dụ, quý 1.2009 Eximbank đạt lợi nhuận 380 tỉ đồng, nhưng có thể cao hơn với 600 tỉ đồng từ trái phiếu theo lời ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc báo cáo. Eximbank có cả mấy ngàn tỉ đồng trái phiếu, lợi nhuận của nó khoảng 400 - 500 tỉ đồng. Còn lại 10.000 tỉ đồng nếu cổ đông không đưa cho Eximbank mà chỉ gửi tiết kiệm thôi 6% cũng đủ 1.500 tỉ đồng. “Vậy thì cần gì một ban điều hành to kềnh càng để cuối cùng hiệu quả như nhau?”, ông đặt câu hỏi.
"Với tình hình năm nay, Eximbank không thể lãi dưới 2.000 tỉ đồng. Chúng tôi không chấp nhận kế hoạch lợi nhuận 1.500 tỉ đưa ra", ông nói trước toàn cổ đông.
Eximbank: ép tăng lợi nhuận, sẽ tăng thêm nợ xấu
Tuy vậy, cuối buổi họp, đại hội cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình về lợi nhuận 2009
Khi có cổ đông hỏi có hiệu quả không khi Eximbank tăng vốn quá mức trong hai năm qua, bà Lê Thị Hoa, phó chủ tịch HĐQT phản biện: Eximbank đã đúng khi tranh thủ thời cơ tăng vốn điều lệ từ năm 2007. Đó là cơ sở để tăng tổng tích sản sau này.
Còn về nợ xấu, nợ quá hạn phần lớn là tại chi nhánh Hà Nội. Chi nhánh này đã cho vay thế chấp kho hàng mà trên thực tế là không có, làm mất 8 tỉ đồng và Eximbank đã xử lý cán bộ có liên quan. “Trách nhiệm chính thuộc về HĐQT đã không kiểm soát tốt. Chúng tôi đã nghiêm khắc kiểm điểm”, bà nói.
Còn về kế hoạch lợi nhuận 2009, HĐQT đã họp 3 cuộc họp với ban điều hành để thương thảo từ lần đưa ra đầu tiên 900 tỉ, sau đó nâng dần lên 1.200 rồi 1.500 tỉ đồng. Bà đưa ra lý giải, HĐQT đồng ý ở mức này. Bộ máy và cơ chế của Eximbank không cho phép nâng lợi nhuận lên quá cao. Vì thứ nhất, tổng tích sản của Eximbank năm 2008 là hơn 48.000 tỉ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 của ACB và 2/3 của Sacombank, HĐQT không dám ép ban điều hành đưa lên 1.800 - 2.000 tỉ đồng lợi nhuận. Ép cao buộc ban điều hành phải cố tăng huy động cho vay, trong khi đó nhân lực, cơ cấu tổ chức bộ máy không theo kịp, nợ quá hạn một năm sau sẽ có ngay hậu quả...
Cuối buổi họp, đại hội cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình về lợi nhuận 2009, phương án tăng vốn điều lệ 2009, tờ trình thành lập các công ty trực thuộc…
Hồng Sươngsourcehttp://sgtt.com.vn/Detail44.aspx?ColumnId=44&newsid=50046&fld=HTMG/2009/0417/50046
No comments:
Post a Comment