source
http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=20744&fld=HTMG/2007/0723/20744
Ngày 23.07.2007 Giờ 16:17
Tấm 3D vì sao chưa phổ biến?
Nhiều bạn đọc viết thư, gửi email về toà soạn hỏi: tại sao tấm 3D có nhiều công dụng như KT&ĐS đã giới thiệu mà lại chưa phổ biến? KT&ĐS xin giới thiệu bài viết của KTS Nguyễn Trường Lưu trao đổi về vấn đề này.
Thi công bằng tấm 3D tại Bình Dương
Trong sự phát triển về công nghệ vật liệu xây dựng, gần đây trên thị trường xây dựng xuất hiện tấm vật liệu 3D với nhiều tính ưu việt. Tấm 3D có thể sử dụng làm vách, làm sàn với cấu tạo lớp mốp ở giữa, hai lớp thép được tô vữa ở mặt bên ngoài. Nó có khả năng chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt tốt, thi công nhanh và hơn hết là nó có tải trọng nhẹ. Trọng lượng bản thân chỉ bằng 50 - 60% so với kết cấu vật liệu truyền thống. Nó rất phù hợp với công trình xây dựng trên nền đất yếu ở TP.HCM và các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Vậy, tại sao nhiều năm qua tấm xây dựng 3D vẫn không phổ biến tại Việt Nam?
Tấm 3D được ứng dụng vào công trình làm các vách núi nhân tạo
Trong khu đô thị hiện hữu, khi xây dựng một căn nhà phố, do tính chất liền kề nhau giữa các căn nhà, khi xây dựng hai vách tường liền kề với hai nhà bên cạnh thì việc tô trát vữa xi măng ở hai phía bên ngoài là khó khả thi, nên dùng tấm 3D ở đây là không thích hợp. Mặt khác, giữa kẽ hở của hai nhà không được tô hồ hoàn thiện thì việc chống thấm cũng không tốt.
Công nghệ tấm xây dựng 3D sẽ bị hạn chế khi chúng ta phát triển hình thức kiến trúc nào đó mà tấm 3D không đáp ứng được. Còn nếu sử dụng toàn bộ hệ kết cấu bằng khung bê tông cốt thép, tấm 3D chỉ làm vách ngăn thì tính hiệu quả chưa cao lắm. Mặt khác, hiện nay giá thành cho 1m 2 vách ngăn tấm 3D cũng không rẻ hơn 1m 2 tường xây gạch thông thường.
Sản xuất tấm 3D
Cái khó nhất khi sử dụng tấm xây dựng 3D làm cấu kiện chịu lực chính của toàn công trình. Nhất là công trình xây dựng bằng vốn nhà nước, công trình được quản lý xây dựng theo hệ thống quy định, thì phần tính toán kết cấu của tấm 3D chưa có tiêu chuẩn tính toán. Vì vậy nó cũng chưa có cơ sở để các cơ quan quản lý xây dựng của Nhà nước thẩm định hồ sơ thiết kế.
Để tấm xây dựng 3D có hướng phát triển trong công nghệ xây dựng, chúng ta cần giải quyết một số vướng mắc nêu trên. Hiện nay, ở nước ta đã có hiện tượng động đất. Nghiên cứu để sử dụng tấm 3D vào xây dựng công trình ở những vùng này là điều cần thiết.
Bài : KTS Nguyễn Trường LưuẢnh : Hồng Thái
Wednesday October 15, 2008 - 05:19am (EDT) Permanent Link 0 Comments
No comments:
Post a Comment