Monday, 29 June 2009

Trở thành đối tác... hơn là tạo ra mối đe doạ




source
http://sgtt.com.vn/Detail5.aspx?ColumnId=5&newsid=41842&fld=HTMG/2008/1014/41842
Ngày 15.10.2008 Giờ 14:25
Ông Randy Guttery, TGĐ Metro Cash & Carry
Trở thành đối tác... hơn là tạo ra mối đe doạ
Đã có rất nhiều lo ngại về khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thống trị thị trường phân phối của Việt Nam, đặc biệt khi thời điểm thực hiện cam kết mở cửa thị trường này vào ngày 1.1.2009 đang đến gần. SGTT đã phỏng vấn ông Randy Guttery, tổng giám đốc Metro Cash & Carry, nhà phân phối nước ngoài lớn nhất hiện nay ở Việt Nam
Ông Randy Guttery. Ảnh: T.H
Sau sáu năm có mặt tại Việt Nam, ông tổng kết như thế nào về tình hình kinh doanh?
Chúng tôi đã đạt được tất cả các kỳ vọng đặt ra và thậm chí là hơn. Chúng tôi không tiết lộ doanh số bán hàng, nhưng có thể nói chúng tôi liên tục phát triển hai con số.
Khi lần đầu tiên đến Việt Nam, chúng tôi nghĩ là chỉ cần tám cửa hàng bán buôn là đủ, nhưng bây giờ chúng tôi thấy là cần nhiều hơn. Hiện nay chúng tôi có thể đầu tư thêm nhiều tiền ở Việt Nam.
Tỷ lệ hàng hoá nước ngoài phân phối qua hệ thống của các ông là bao nhiêu?
Có khoảng 90% sản phẩm là hàng hoá Việt Nam, chỉ có 10% còn lại là của nước ngoài.
Một ngày có bao nhiêu khách đến mua hàng ở toàn bộ hệ thống của ông ở Việt Nam?
Khoảng 500 ngàn người Việt Nam có thẻ mua hàng trong hệ thống Metro. Tôi không so sánh con số này với những nước khu vực mà chúng tôi có hệ thống, chỉ biết rằng số người có thẻ ở các thị trường đang phát triển nhiều gấp nhiều lần ở các thị trường phát triển.
Kế hoạch của ông trong ngắn hạn là gì?
Chúng tôi đã được Thủ tướng chấp thuận mở thêm một cửa hàng ở thành phố Biên Hoà. Ngoài ra, căn cứ trên những quy định đang soạn thảo, chúng tôi hy vọng sẽ được mở thêm nhiều cửa hàng bán buôn ở các tỉnh khác. Chúng tôi đang thảo luận với một vài uỷ ban nhân dân tỉnh, và hy vọng có thể công bố thêm các cửa hàng nữa trong tương lai.
Chúng tôi sẽ có chín cửa hàng khắp Việt Nam trước tháng 4.2009, và chúng tôi hy vọng có nhiều hơn con số đó vào cuối năm 2009.
Vậy những lo ngại Metro Cash & Carry sẽ thống trị thị trường hẳn là có cơ sở chứ?
Kế hoạch chính của chúng tôi không phải là thống trị thị trường Việt Nam. Trọng tâm kinh doanh của chúng tôi là bán cho các cửa hàng nhỏ và các nhà bán lẻ nhỏ, hơn là tạo ra mối đe doạ (đối với các nhà phân phối nội địa).
Ngoài ra, chúng tôi cung cấp những điểm bán chính cho các nhà sản xuất nhỏ nội địa, những người không có khả năng thành lập hệ thống bán hàng khắp Việt Nam. Khi hàng hoá của họ đưa vào hệ thống của Metro, họ tự động được phân phối khắp Việt Nam. Còn với nông dân, khi họ bán hàng cho Metro, họ sẽ được trả giá thị trường. Tôi không nói đùa đâu, chúng tôi trả giá thị trường đấy, nếu nông dân có sản phẩm tốt.
Tóm lại, mô hình kinh doanh của chúng tôi là trở thành đối tác với những nhóm này.
Thịt nhập khẩu tại Metro. Ảnh: Lê Quang Nhật
Nhiều quan chức thương mại bày tỏ lo lắng về sự có mặt của các nhà phân phối nước ngoài, như Metro. Ông có thể nói gì thêm?
Thông thường Metro Cash & Carry chỉ là nhà vận chuyển đầu tiên, vì chúng tôi không phải nhà bán lẻ. Đây là điều quan trọng. Chúng tôi hỗ trợ những cửa hàng nhỏ, các nhà sản xuất, đây là công việc của chúng tôi. Đó chính là lý do vì sao nhiều quốc gia đã cho phép chúng tôi vào đầu tư. Chúng tôi giúp đỡ các nhà phân phối nhỏ địa phương, các hộ gia đình bán lẻ trở nên cạnh tranh hơn. Đây là nguyên tắc của Metro Cash & Carry.
Một số nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia đã cấm các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối. Bình luận của ông về điều này, so với thực tế ở Việt Nam?
Ở những nước trên, các nhà đầu tư nước ngoài đã vào từ nhiều năm trước. Vì vậy, thị trường ở các nước trên, ví dụ như Thái Lan, đã đầy các cửa hàng bán lẻ. Thái Lan đã quyết định là họ phải giảm dần và kiểm soát (việc cấp phép).
Điều quan trọng là bên cạnh khung pháp lý cho phép những nhà bán buôn mới xuất hiện trên thị trường, chính quyền địa phương cần có kế hoạch tổng thể chi tiết. Họ cần bao nhiêu nhà bán buôn, hệ thống cơ sở hạ tầng có đáp ứng được không… Tức là chính quyền cần có quy hoạch chi tiết để đảm bảo thị trường phân phối không bị “quá đi”.
Hơn hai tháng nữa Việt Nam mới chính thức mở cửa thị trường phân phối, theo cam kết WTO, nhưng Metro Cash & Carry đã có mặt cách đây sáu năm rồi. Ông có nghĩ Việt Nam quá thông thoáng trong lĩnh vực này không?
Tất nhiên rồi. Qua nhiều kênh thông tin, tôi nhận thấy Chính phủ làm việc rất tích cực để thực hiện các cam kết quốc tế.
Tư Giang (thực hiện)

No comments:

Post a Comment