Ngày 11.03.2008 Giờ 06:13
Kỷ lục làm giàu ở phố Tây ba lô
Tiền nộp thuế của phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 trong năm 2007 hơn 100 tỉ đồng, hơn thu nhập GDP của một tỉnh nghèo.
Nhờ có nhiều dịch vụ tiện lợi, bình dân và an ninh, phố Tây ba lô đã được rất nhiều du khách nước ngoài chọn làm nơi lưu trú khi đến TP.HCM. Ảnh: Trần Việt Đức
Để có được con số ấn tượng đó, phải khẳng định ngay chính nhờ các hoạt động kinh doanh, du lịch sôi động tại khu phố Tây ba lô của phường này (nơi giao nhau của ba con đường Phạm Ngũ Lão – Đề Thám – Bùi Viện). Với 527 khách sạn, nhà trọ, 12.000 du khách/tuần lưu trú, đây là nơi có mật độ khách trọ và phòng cho thuê nhiều nhất nước. Tại thời điểm này, con số trên chưa dừng lại khi các khách sạn vẫn đang đua nhau như nấm mọc sau mưa. Bất kể hẻm lớn, nhỏ cứ có nhà là “mọc lên” khách sạn. Nhà nào dư một, hai phòng cũng có thể cho Tây thuê ở. Với 85 dịch vụ du lịch lữ hành, một ngày có khoảng gần trăm chuyến xe du lịch, khách chỉ một bước lên xe là có thể đi bất cứ nơi đâu.
Đất lành của dân Tây nghèo
Anh Tư ở hẻm 241 Phạm Ngũ Lão kể, từ khi bóng đá mở cửa cho phép cầu thủ nước ngoài được thi đấu ở các giải trong nước thì người châu Phi tụ về đây khá nhiều. Một số ít đá bóng giỏi, biết vi tính thì làm ra tiền, còn phần đông không có nghề nghiệp gì, không có tiền mướn phòng trọ nên ngày la cà ngoài đường, đêm đến trải chiếu dưới đất nằm, hết chỗ thì ra vỉa hè, công viên ngủ. Nhiều trường hợp đi xe ôm, ăn cơm xong không có tiền, bỏ chạy là chuyện thường.
Ông Hai, người sống trên 60 năm ở đường Đề Thám cho biết trước năm 1975, ở đây chỉ có vài khách sạn. Nhiều người nước ngoài đến ở từ thời đó nên khu này xa xưa còn được gọi “ngã tư quốc tế”. Vào những năm 90, du lịch mở cửa, người nước ngoài bắt đầu đến ở nhiều hơn vì nằm ngay trung tâm thành phố, đi lại thuận tiện. Giá phòng lại rất bình dân (nhà nghỉ mặt tiền chỉ khoảng 10 USD/người/ngày, trong hẻm từ 3 – 7 USD). Nhiều người dân ở đây từ hai bàn tay trắng nay đã trở nên giàu có. “Lúc trước khu này rất phức tạp, nhưng nay thì mọi người đều có ý thức đưa khu phố đi lên nên tệ nạn giảm hẳn, an ninh khá tốt. Đêm ngủ quên đóng cửa cũng không sao, lâu lắm rồi ở đây không thấy ai kêu mất đồ”, ông Hai kể. Chị Patricia Combacal là giáo viên, quốc tịch Pháp, nhận xét: “Ở đây có món phở rất ngon, sáng nào tôi cũng ăn mà không biết chán. Tôi ở phố này được sáu tuần, mọi người rất thân thiện. Ra đường ai cũng như anh em một nhà”.
Hết mình với khách, quyết liệt với tệ nạn
Với 527 khách sạn, nhà trọ, 12.000 du khách/tuần lưu trú, phố Tây ba lô là nơi có mật độ khách trọ và phòng cho thuê nhiều nhất nước
Bà Lê Lan Chi, chủ tịch phường Phạm Ngũ Lão cho biết, trước đây phường thuộc diện một trong những phường nghèo nhất quận. Nạn ma tuý, mại dâm hoành hành rất dữ. Thêm vào đó, du khách đến lưu trú lại đa quốc gia, có múi giờ sinh hoạt khác nhau nên tình hình càng phức tạp hơn. Người dân và các lực lượng của phường đã phải nỗ lực rất nhiều mới đẩy lùi được các tệ nạn này. “Ngay cả với người nước ngoài, phường cũng thường xuyên phối hợp với PA18 kiểm tra hạn lưu trú, nếu hết hạn là trục xuất ngay”, bà Chi nói.
Các dịch vụ tự phát để thích nghi và phục vụ du khách cũng nằm trong định hướng của phường. Hàng năm, phường cùng người dân trong khu phố đứng ra tổ chức tết tây với những gian hàng ẩm thực, ca nhạc, các trò chơi dân gian mang đậm dấu ấn giao lưu văn hoá. Khách muốn đi thăm các danh lam thắng cảnh cũng sẽ có ngay các dịch vụ lữ hành của phường. Để đối phó với nạn cò phòng, thay vì tìm cách “triệt tiêu” như nhiều nơi khác, phường đã cho thành lập “tổ cò” phòng trên 10 người, hoạt động có nội quy nghiêm ngặt nên không những hạn chế được hiện tượng lôi kéo khách, mà còn làm nhu cầu tìm phòng hợp túi tiền của khách được đáp ứng nhanh hơn.
Những hoạt động này đã thu hút được rất nhiều khách đến lưu trú ở phố Tây ba lô, người dân nhờ đó có việc làm và thu nhập tăng cao. “Đến nay thì phường đã vươn lên tốp là một trong những phường nộp ngân sách nhiều nhất nhì của quận”, bà Chi tự hào nói.
Nguyễn Hanh
Thu nhập của một số tỉnh, thành năm 2007
- TP.HCM: trên 77.959 tỉ đồng - Hà Nội: trên 44.043 tỉ đồng - Lai Châu: 77 tỉ đồng- Bắc Kạn: 87 tỉ đồng- Dăk Nông: 236 tỉ đồng - Ninh Thuận: 243 tỉ đồng
(Theo công bố của bộ Tài chính về ngân sách nhà nước năm 2007)
source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&NewsId=31283&fld=HTMG/2008/0310/31283
Kỷ lục làm giàu ở phố Tây ba lô
Tiền nộp thuế của phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 trong năm 2007 hơn 100 tỉ đồng, hơn thu nhập GDP của một tỉnh nghèo.
Nhờ có nhiều dịch vụ tiện lợi, bình dân và an ninh, phố Tây ba lô đã được rất nhiều du khách nước ngoài chọn làm nơi lưu trú khi đến TP.HCM. Ảnh: Trần Việt Đức
Để có được con số ấn tượng đó, phải khẳng định ngay chính nhờ các hoạt động kinh doanh, du lịch sôi động tại khu phố Tây ba lô của phường này (nơi giao nhau của ba con đường Phạm Ngũ Lão – Đề Thám – Bùi Viện). Với 527 khách sạn, nhà trọ, 12.000 du khách/tuần lưu trú, đây là nơi có mật độ khách trọ và phòng cho thuê nhiều nhất nước. Tại thời điểm này, con số trên chưa dừng lại khi các khách sạn vẫn đang đua nhau như nấm mọc sau mưa. Bất kể hẻm lớn, nhỏ cứ có nhà là “mọc lên” khách sạn. Nhà nào dư một, hai phòng cũng có thể cho Tây thuê ở. Với 85 dịch vụ du lịch lữ hành, một ngày có khoảng gần trăm chuyến xe du lịch, khách chỉ một bước lên xe là có thể đi bất cứ nơi đâu.
Đất lành của dân Tây nghèo
Anh Tư ở hẻm 241 Phạm Ngũ Lão kể, từ khi bóng đá mở cửa cho phép cầu thủ nước ngoài được thi đấu ở các giải trong nước thì người châu Phi tụ về đây khá nhiều. Một số ít đá bóng giỏi, biết vi tính thì làm ra tiền, còn phần đông không có nghề nghiệp gì, không có tiền mướn phòng trọ nên ngày la cà ngoài đường, đêm đến trải chiếu dưới đất nằm, hết chỗ thì ra vỉa hè, công viên ngủ. Nhiều trường hợp đi xe ôm, ăn cơm xong không có tiền, bỏ chạy là chuyện thường.
Ông Hai, người sống trên 60 năm ở đường Đề Thám cho biết trước năm 1975, ở đây chỉ có vài khách sạn. Nhiều người nước ngoài đến ở từ thời đó nên khu này xa xưa còn được gọi “ngã tư quốc tế”. Vào những năm 90, du lịch mở cửa, người nước ngoài bắt đầu đến ở nhiều hơn vì nằm ngay trung tâm thành phố, đi lại thuận tiện. Giá phòng lại rất bình dân (nhà nghỉ mặt tiền chỉ khoảng 10 USD/người/ngày, trong hẻm từ 3 – 7 USD). Nhiều người dân ở đây từ hai bàn tay trắng nay đã trở nên giàu có. “Lúc trước khu này rất phức tạp, nhưng nay thì mọi người đều có ý thức đưa khu phố đi lên nên tệ nạn giảm hẳn, an ninh khá tốt. Đêm ngủ quên đóng cửa cũng không sao, lâu lắm rồi ở đây không thấy ai kêu mất đồ”, ông Hai kể. Chị Patricia Combacal là giáo viên, quốc tịch Pháp, nhận xét: “Ở đây có món phở rất ngon, sáng nào tôi cũng ăn mà không biết chán. Tôi ở phố này được sáu tuần, mọi người rất thân thiện. Ra đường ai cũng như anh em một nhà”.
Hết mình với khách, quyết liệt với tệ nạn
Với 527 khách sạn, nhà trọ, 12.000 du khách/tuần lưu trú, phố Tây ba lô là nơi có mật độ khách trọ và phòng cho thuê nhiều nhất nước
Bà Lê Lan Chi, chủ tịch phường Phạm Ngũ Lão cho biết, trước đây phường thuộc diện một trong những phường nghèo nhất quận. Nạn ma tuý, mại dâm hoành hành rất dữ. Thêm vào đó, du khách đến lưu trú lại đa quốc gia, có múi giờ sinh hoạt khác nhau nên tình hình càng phức tạp hơn. Người dân và các lực lượng của phường đã phải nỗ lực rất nhiều mới đẩy lùi được các tệ nạn này. “Ngay cả với người nước ngoài, phường cũng thường xuyên phối hợp với PA18 kiểm tra hạn lưu trú, nếu hết hạn là trục xuất ngay”, bà Chi nói.
Các dịch vụ tự phát để thích nghi và phục vụ du khách cũng nằm trong định hướng của phường. Hàng năm, phường cùng người dân trong khu phố đứng ra tổ chức tết tây với những gian hàng ẩm thực, ca nhạc, các trò chơi dân gian mang đậm dấu ấn giao lưu văn hoá. Khách muốn đi thăm các danh lam thắng cảnh cũng sẽ có ngay các dịch vụ lữ hành của phường. Để đối phó với nạn cò phòng, thay vì tìm cách “triệt tiêu” như nhiều nơi khác, phường đã cho thành lập “tổ cò” phòng trên 10 người, hoạt động có nội quy nghiêm ngặt nên không những hạn chế được hiện tượng lôi kéo khách, mà còn làm nhu cầu tìm phòng hợp túi tiền của khách được đáp ứng nhanh hơn.
Những hoạt động này đã thu hút được rất nhiều khách đến lưu trú ở phố Tây ba lô, người dân nhờ đó có việc làm và thu nhập tăng cao. “Đến nay thì phường đã vươn lên tốp là một trong những phường nộp ngân sách nhiều nhất nhì của quận”, bà Chi tự hào nói.
Nguyễn Hanh
Thu nhập của một số tỉnh, thành năm 2007
- TP.HCM: trên 77.959 tỉ đồng - Hà Nội: trên 44.043 tỉ đồng - Lai Châu: 77 tỉ đồng- Bắc Kạn: 87 tỉ đồng- Dăk Nông: 236 tỉ đồng - Ninh Thuận: 243 tỉ đồng
(Theo công bố của bộ Tài chính về ngân sách nhà nước năm 2007)
source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&NewsId=31283&fld=HTMG/2008/0310/31283
No comments:
Post a Comment