Monday, 29 June 2009

Gò Vấp: Rủ nhau xây nhà chạy... giá!





Ngày 23.04.2008 Giờ 17:10
Gò Vấp: Rủ nhau xây nhà chạy... giá!
“Chưa bao giờ thời điểm đầu năm mà người dân lại đổ xô nhau đi xây nhà như hiện nay… Lạ một điều là trong khi giá vật liệu tăng chóng mặt thì người ta lại đi xây nhiều, bây giờ có ngày cao điểm chạy vài chục chuyến…”, anh Hùng, một nhân viên vừa chở vật liệu tại một cửa hàng vật liệu xây dựng trên đường Phạm Văn Chiêu, vừa hổn hển nói
Những công trình xây dựng ngổn ngang ở Gò Vấp. Ảnh: T.Tòng
“Xây nhà chạy… giá”
Hầu như khắp các tuyến đường trên địa bàn quận Gò Vấp, chỗ nào cũng có nhà đang sửa chữa xây dựng. Nằm sâu trong tuyến hẻm nhỏ sau lưng bến xe buýt trên đường Phan Văn Trị, phường 5, Gò Vấp, có gần chục công trình nhà dân dụng đang tiến hành xây dựng mới. Anh Tuấn chủ một căn hộ đang xây dựng, cho biết, thật ra anh vẫn chưa muốn cất nhà vào lúc này nhưng do tình hình giá vật liệu tăng quá cao nên quyết định phải cất nhà sớm hơn dự định.
Thoạt nghe thì thấy không hợp lý, nhưng theo cách lý giải của anh thì thấy xuôi tai. Anh nói: “Trước tết, lúc giá cả tăng cao, tôi dự kiến xây dựng căn nhà cấp bốn, có diện tích 35m2 này vào khoảng 150 triệu đồng. Những tưởng sau tết giá sẽ nhẹ nhàng hơn, ai dè sau tết giá còn tăng khủng khiếp hơn. Số tiền dự kiến xây nguyên căn lúc trước, giờ chỉ đủ xây… nửa căn. Cái gì cũng tăng đến sợ, mà có chiều hướng tăng tháng sau cao hơn tháng trước, nên tôi quyết định mượn thêm để xây luôn, mất công lên thêm nữa thì chẳng biết bao giờ mới có nhà”.
Địa bàn phường 12, 16 có tốc độ xây nhà lớn nhất trên địa bàn Gò Vấp. Chị Hoa, nhà trong con hẻm đối diện công ty Mercedes, thuộc phường 12, Gò Vấp, trăn trở: “Vật liệu tăng đã đành, tiền công cũng tăng không kém, miếng đất 45m2 của tôi trước đây thầu nhỏ nhận công có 50 triệu đồng, có luôn gác đúc giả, còn bây giờ giá công lên tới 75 triệu đồng vẫn còn đang đàm phán, không làm sớm thì mai mốt tiền đâu mà làm”.
Cải cách vẫn không kịp nhu cầu
Trước sự gia tăng đột biến về nhu cầu xây dựng, đơn vị thụ lý hồ sơ xây dựng đang trong tình trạng chạy “vắt giò lên cổ”. Theo phòng quản lý đô thị quận Gò Vấp, trong quý 1/2008, phòng đã giải quyết cho 1.800 trường hợp xin cấp phép xây dựng đủ điều kiện. Con số này tăng gấp đôi so cùng kỳ năm 2007. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Vân, phó phòng quản lý đô thị Gò Vấp, mặc dù uỷ ban nhân dân quận đã cải cách quy trình thủ tục trong khâu giải quyết hồ sơ, trung bình mỗi ngày giải quyết 100 hồ sơ xin phép xây dựng, song vẫn trong tình trạng quá tải.
Anh Vinh, một thầu xây dựng đang thi công công trình dân dụng trên địa bàn phường 16, thì từ đầu năm đến nay anh đã nhận đến năm công trình nhà phố, có diện tích nhỏ. Hiện vẫn còn nhiều khách hàng liên tục đề nghị anh sớm đến bàn thảo hợp đồng, nhưng anh chưa dám nhận, vì với mức giá vật liệu, nhân công tăng cao như hiện nay, việc ký kết hợp đồng thi công trọn gói hay thầu công cũng đều nguy hiểm, khả năng “bể” hợp đồng rất cao. Anh Vinh nói: “Thà nhận ít một chút nhưng có thể kiểm soát được, nhận nhiều công trình vào lúc này rất dễ phá sản… bây giờ làm gì cũng phải tính đến yếu tố giá nên sợ lắm”.
source
http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=33203&fld=HTMG/2008/0422/33203
Ngày 02.06.2008 Giờ 06:10
Thuế nhà đất sẽ đánh vào ai?
Luật Thuế nhà đất được đặt trong chương trình xây dựng luật pháp của Quốc hội từ nay đến cuối năm. Hiện tại, dự thảo luật thuế này hiện đang được các cơ quan chức năng liên quan thiết kế. Đâu là những trọng tâm chính của bộ luật liên quan đến phần lớn người dân này?
SGTT trích ý kiến của thứ trưởng bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn tại một hội thảo về chính sách thuế do ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà Nội cuối tuần trước. Ông Tuấn nói:
Đất nông nghiệp đang được san lấp chuyển dần thành đất phi nông nghiệp, do giá đất phi nông nghiệp luôn cao gấp 5 – 100 lần đất nông nghiệp. Ảnh: H.T
Luật Thuế nhà đất sẽ phải đảm bảo ít nhất bốn mục tiêu chính.
Thứ nhất, thuế đất phải đảm bảo bảo vệ được đất nông nghiệp nhằm duy trì an ninh lương thực. Hiện nay, Việt Nam có trên 85 triệu dân, tổng diện tích đất là 340 ngàn km2, và diện tích đất nông nghiệp 6,5 triệu hecta. Trên thực tế, đất nông nghiệp luôn yếu thế hơn so với đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp có giá chuyển đổi hiện nay tối đa chỉ là 100.000 đồng/m2, tức là 36 triệu đồng/sào (360m2). Trong khi đó, giá đất phi nông nghiệp luôn gấp từ 5 – 100 lần đất nông nghiệp. Như vậy, khi đất nông nghiệp yếu thế, thì nông dân luôn sẵn sàng chuyển đổi đất đai, và bị các lực lượng khác thúc đẩy chuyển đổi. Trong bối cảnh đó, luật này phải đặt ra mục tiêu bảo vệ được đất nông nghiệp trong điều kiện cực kỳ yếu thế như vậy.
Thứ hai, qua khảo sát của bộ Tài chính, chúng tôi thấy giá đất hiện nay không phù hợp với thực tiễn và đặc điểm của Việt Nam. Trong chừng mực nào đấy, điều này đang cản trở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cũng như sự phát triển nền kinh tế. Một doanh nghiệp phải dành ra 5 – 6% tiền vốn đầu tư để có đất, thì họ còn tiền đâu để đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển, đào tạo...?
Vì vậy, chính sách đất đai nói chung và chính sách thuế nhà đất phải thiết kế làm sao để các nhà đầu tư tiếp cận được đất đai với mức giá hợp lý để họ có khả năng cạnh tranh được trong khu vực và thế giới. Một điều rất quan trọng, là với dân số trên 85 triệu, hàng năm chúng ta có không dưới 250.000 gia đình trẻ mới kết hôn. Vậy Nhà nước phải giải quyết nhu cầu nơi ở cho các gia đình trẻ này như thế nào? Đòi hỏi về đất đai nhà cửa là tất yếu của xã hội và Nhà nước phải có trách nhiệm tạo ra môi trường để cho 250.000 hộ gia đình mới có quyền tiếp cận nhà đất. Nếu tình trạng giá đất như thế này, thì đa số trong các gia đình mới đó vô vọng và vô phương để có nhà. Đây là thực tế. Chúng tôi cho rằng, luật thuế mới sẽ phải giải quyết điều đó.
Thứ ba, luật thuế sẽ phải chống đầu cơ để nhà đất được sử dụng hiệu quả nhất. Thuế nhà đất phải được áp dụng để đảm bảo rằng, một mảnh mà có hai nhà đầu tư cùng ngành với nhau đăng ký thì nhà đầu tư có hiệu quả hơn sẽ được dành cho.
Theo điều tra khảo sát của bộ Tài chính, tỷ lệ căn hộ chưa ở nhưng có chủ tại các chung cư ở Hà Nội thấp nhất là 38% và cao nhất là 70%. Đây rõ ràng là dấu hiệu đầu cơ. Vậy Nhà nước cần làm gì để chống đầu cơ đất đai, nhà cửa để quan hệ cung cầu trở nên bình thường? Đây cũng là nhiệm vụ của luật mới.
Thứ tư, luật mới sẽ xem xét nguồn thu từ thuế đất, cho dù trong tình hình ở Việt Nam rất khó để đảm bảo rằng nguồn thu này sẽ trở nên quan trọng (so với các nguồn khác). Đất đai là tài nguyên của bao thế hệ để lại, vì vậy việc quản lý, sử dụng tài nguyên này phải dựa trên nguyên tắc không thể phục vụ lợi ích cho một nhóm người. Nó phải là phúc lợi chung của xã hội. Thuế đất thu được tạo ra nguồn tài chính để phát triển hạ tầng, đào tạo nhân lực… Tuy nhiên, nguồn thu này cần phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
Tư Giang (lược ghi)
source
http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=35102&fld=HTMG/2008/0601/35102
Ngày 25.06.2008 Giờ 09:29
Bán nhà cho người dân theo nghị định 61: dân không có tiền mua
Nhà nước không thể tăng giá cho thuê nhà đối vối người dân, trong khi người dân lại không có tiền mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước. Hội đồng nhân dân TP.HCM hôm qua (24.6) đã có buổi làm việc với công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này. Sau buổi làm việc, Hội đồng nhân dân TP.HCM đã có cuộc khảo sát căn biệt thự ở số 58, Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM. Hiện có­ 18 hộ gia đình sinh sống trong căn biệt thự này, khuôn viên của căn nhà trở thành đường hẻm. Những hộ gia đình sống với vài mét vuông, tự do cơi nới làm mất mỹ quan đô thị.
Nghĩa Hoài
source
http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=36324&fld=HTMG/2008/0624/36324

Thursday October 16, 2008 - 03:59am (EDT) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment