Monday, 29 June 2009

Giá 2009 tiếp tục xu thế giảm












Giá 2009 tiếp tục xu thế giảm

source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=45415&fld=HTMG/2008/1228/...

Monday December 29, 2008 - 11:44pm (EST) Permanent Link 0 Comments
Bắt đầu từ nhượng quyền

Ngày 24.12.2008 Giờ 16:35
Mở cửa thị trường bán lẻ điện máy và công nghệ thông tin
Bắt đầu từ nhượng quyền
Các nhà bán lẻ đứng trước nhiều thách thức và lựa chọn khi nước ngoài chính thức tham gia bán lẻ tại Việt Nam
Đến một, thăm dò ba
Người Nhật đã đến thành phố theo hình thức nhượng quyền. Ảnh: AQ
Ghi nhận của SGTT, trong lĩnh vực bán lẻ điện máy và công nghệ thông tin hiện mới có Best Carings, hợp tác theo hình thức nhượng quyền giữa công ty tiếp thị thương mại Bến Thành và tập đoàn bán lẻ Best Denki của Nhật Bản đã lộ diện. Mới đây, thương hiệu này xuất hiện ở TP.HCM cùng với Lotte Mart.
Theo một nguồn tin riêng của SGTT, một nhóm chuyên gia về thị trường bán lẻ hàng điện máy và công nghệ thông tin của nước ngoài đang nghiên cứu hành vi tiêu dùng cũng như đánh giá các hệ thống bán lẻ trong nước trước khi có kế hoạch mua lại hay góp vốn liên doanh. Nguồn tin này cho rằng, chậm lắm là vào giữa năm 2009 sẽ có đàm phán chính thức. Không loại trừ khả năng, các nhà bán lẻ nước ngoài mua đứt một số hệ thống bán lẻ điện thoại di động và công nghệ thông tin đang trên đà sa sút, nhưng mặt bằng có vị trí tốt ở TP.HCM và Hà Nội.
Chọn hình thức nào?
Ông Koji Idera, giám đốc điều hành Best Carings chia sẻ: “Nếu mua đứt thì các nhà bán lẻ nước ngoài không đủ can đảm. Chọn đối tác để xây dựng mô hình liên doanh là hay nhất cho cả đôi bên”. Ông Lê Hồng Xuân, giám đốc Best Carings không ngại ngần khi tuyên bố: khoảng tháng 4.2009, Bến Thành và Best Denki sẽ chính thức thành lập công ty liên doanh với tỷ lệ vốn: Bến Thành: 51%, còn Best Denki: 49%. Bà Hoàng Ngọc Vy giám đốc hệ thống bán lẻ điện thoại di động và công nghệ thông tin xác nhận, trong năm tới, hệ thống này sẽ liên kết, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển mảng dịch vụ.
Ông Nguyễn Đức Tài, giám đốc công ty Thế giới Di động cũng nói: “Cam kết gia nhập WTO cho phép nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ. Trên thực tế, họ được mở một điểm chính thức, còn muốn mở điểm thứ hai phải được địa phương đồng ý. Chính vì lẽ đó mà hình thức liên doanh được xem là tối ưu nhất trong hoàn cảnh hiện nay”.
Ông Xuân cho rằng, trong những hình thức trên, nhượng quyền và liên doanh là hai hình thức mà các nhà bán lẻ trong nước nếu được tham gia sẽ có nhiều điểm lợi: vốn, công nghệ bán hàng, nguồn hàng… “Hình thức liên doanh sẽ có nhiều điểm lợi hơn cho các nhà bán lẻ trong nước nhưng để được các nhà bán lẻ nước ngoài “chấm chọn” liên doanh không phải là chuyện dễ”, ông Hồ Minh Chính, giám đốc công ty Tài năng Việt (TP.HCM) chuyên tư vấn về đào tạo bán lẻ nhận xét.
Theo phân tích của ông Chính, sắp tới có khả năng nhà bán lẻ nước ngoài chọn hình thức nhượng quyền để thu phí hoặc xây dựng mới hay có thể mua lại những hệ thống yếu nhưng có hạ tầng tốt để họ dễ triển khai chiến lược, công nghệ bán hàng vì không phụ thuộc vào các đối tác trong nước
Gia Vinh
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=45218&fld=HTMG/2008/1223/45218

Thursday December 25, 2008 - 01:45am (EST) Permanent Link 0 Comments
Mở cửa thị trường bán lẻ Tiểu thương tìm hướng đi chuyên

Ngày 24.12.2008 Giờ 14:34
Mở cửa thị trường bán lẻ
Tiểu thương tìm hướng đi chuyên
Còn đúng tuần nữa là đến giờ mở cửa thị trường bán lẻ. Đã có nhiều phân tích, mổ xẻ ngành bán lẻ Việt Nam, nhưng gần như chưa đề cập gì đến đối tượng tiểu thương ở chợ và cửa hàng nhỏ lẻ với hơn 80% thị phần bán lẻ
Chẳng được ngó đến
Tiểu thương chợ Bến Thành cố gắng chuyên doanh, tìm hàng độc đáo để thu hút khách, có chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: Hồng Thái
Hiện nay những tính toán nâng sức cạnh tranh cho ngành bán lẻ chưa thấy nói đến những khoản đầu tư đào tạo bán hàng, xây dựng nguồn hàng… cho tiểu thương.
Nguyễn Thị Kim Lý, tiểu thương đã tốt nghiệp đại học ngoại ngữ và quản trị kinh doanh, hiện đang nối nghiệp mẹ quản lý kinh doanh sạp bán sỉ hàng thời trang ở chợ Bến Thành nói: “Đâu đâu cũng bàn đến sự khó khăn trong cạnh tranh của siêu thị, mà chẳng ai màng đến giúp chợ tồn tại và phát triển như thế nào. Trong lúc hệ thống siêu thị cần đến hàng trăm, thậm chí cả ngàn tỉ ưu đãi bằng đất đai, bằng vốn cho vay của ngân hàng, bằng hệ thống dịch vụ thì người bán hàng ở chợ chẳng được hỗ trợ tí nào để sửa mái chống dột, để nâng nền chống ngập. Muốn làm gì thì tiểu thương cũng phải góp tiền vào”.
Bà Trương Thị Lý, tiểu thương ở chợ An Đông nói thêm: “Bạn hàng từ các tỉnh cho tôi biết, địa phương họ cũng đang phát triển siêu thị, bằng cách quy hoạch lại trên nền chợ cũ, dời tiểu thương đi nơi khác và lấy mặt bằng giao cho công ty xây siêu thị. Trong năm tới sẽ có nhiều người không lên lấy hàng nữa vì mất chỗ bán, mất mối”.
Trên thực tế thì bộ Công thương đã đưa ra chi phí dự kiến cho việc quy hoạch hệ thống chợ cả nước là 15.267 tỉ đồng (chưa tới một tỉ USD). Không kể chuyện triển khai… ì ạch, thì số tiền này cũng là quá nhỏ, nếu so sánh một mình Lotte đã hăm he đầu tư năm tỉ USD.
Tính trong vòng năm năm qua, số chợ ở TP.HCM đã giảm đáng kể và số siêu thị mới tăng khá nhanh. Năm 2002, TP.HCM có 385 chợ hoạt động gồm 207 chợ truyền thống và 178 chợ tự phát và lúc đó chỉ mới có 12 trung tâm thương mại cùng 46 siêu thị. Nay số chợ giảm còn khoảng 250, số siêu thị, trung tâm thương mại đã nâng lên hơn 120.
Tự tìm cách xác lập chỗ đứng
Cả nước đang có khoảng 9.000 ngôi chợ với quy mô lớn nhỏ khác nhau với hơn nửa triệu tiểu thương. Tính theo cơ cấu về doanh thu của bộ Công thương, trong gói doanh số bán lẻ dự kiến đạt khoảng 54 tỉ USD của năm 2008 này, phần của chợ chiếm khoảng 40%, phần của các cửa hàng bán lẻ tư nhân chiếm khoảng 40%, 20% còn lại thuộc về siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích và cửa hàng thuộc các công ty.
Trong quá trình cạnh tranh với sự phát triển của siêu thị, giữ lấy khách hàng riêng cho mình, có thể nói các tiểu thương đã tự thân vận động, đầu tư vốn để trang trí sạp chợ thành nơi bán hàng đẹp mắt hơn ngay giữa chợ, đa dạng hoá mặt hàng, chọn những phân khúc thị trường “né” siêu thị và trung tâm thương mại. Một trong những cách thức là chọn bán hàng giá thật rẻ cho người thu nhập thấp.
Bà Nguyễn Thị Hương, một tiểu thương đã hơn 30 năm bán hàng ở chợ Bến Thành nói: “Bây giờ chỉ những chủ sạp nào có vốn mạnh, có nguồn cung cấp hàng đa dạng, dám đầu tư độc quyền cho những mẫu hàng lạ thì mới sống tốt. Ngành giày dép, quần áo, mỹ phẩm, trang sức… sạp nào cũng phải vậy mới có khách riêng”.
Khác với trước đây chợ là nơi bán hàng đại trà cho mọi đối tượng, hiện nay phát triển kinh doanh theo hướng chuyên biệt, nhằm vào những nhóm khách hàng nhất định. Chẳng hạn ở chợ Hoà Bình, có vài sạp bán rau củ quả chuyển hẳn sang chỉ bán những loại rau phục vụ cho món lẩu để có thể khai thác thế mạnh về thuỷ hải sản ở đây. Chợ Vườn Chuối có chủ sạp chuyên doanh quần áo may sẵn đã chuyển hẳn sang bán quần áo dành riêng cho trẻ em mập. Bà P., một chủ sạp ở chợ Phạm Văn Hai cho biết: “Lúc trước tôi bán quần áo may sẵn kiểu hàng chợ, có mẫu gì thấy hay là mua về bán. Nhưng diện tích sạp quá nhỏ, hàng không phong phú bằng siêu thị và cạnh tranh không lại với những sạp đôi, sạp ba. Dần dà tôi chọn lại chỉ bán sơ mi thời trang và áo kiểu mô đen cho nhân viên văn phòng. Khách đến ít, nhưng người mua thực sự lại nhiều hơn”.
Ưu thế về hàng thực phẩm tươi sống ở chợ gần đây bị cạnh tranh mạnh bởi sự phát triển quầy tươi sống trong các siêu thị Co.opmart, Maximark, Vinatexmart… Mới đây Lotte Mart mở quầy thực phẩm bán thịt cá rau củ với mức giá không cao hơn chợ mà lại có tủ trữ lạnh chuyên dụng và bộ phận pha lóc tại chỗ. Saigon Co.op đã công bố ra mắt mô hình bán lẻ mới – chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food càng khiến tiểu thương lo lắng. Nhiều sạp bán thịt ở các chợ đã phải bày thêm thau chả giò cuốn sẵn, thịt heo quết nhuyễn trộn mộc nhĩ bún tàu, thịt heo cuốn mía làm chạo…, sạp bán tàu hũ có thêm tàu hũ ướp sả bằm, tàu hũ trộn bún tàu hành nấm… Bà Thuý ở chợ Hoàng Hoa Thám dự tính sẽ làm thêm nhiều món mới bằng thịt heo tươi, bò tươi để tiện dụng hơn cho khách mua.
Bích Thuỷ
source
http://sgtt.com.vn/detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=45238&fld=HTMG/2008/1224/45238

Thursday December 25, 2008 - 01:40am (EST) Permanent Link 0 Comments
Công ty Việt Nam cắt giảm nhân công

22 Tháng 12 2008 - Cập nhật 10h07 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Công ty Việt Nam cắt giảm nhân công
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, FDI, cắt nhân công nhiều nhất
Cơn gió độc suy thoái kinh tế trên thế giới đã tràn đến Việt Nam. Bằng chứng là ngày càng có thêm xí nghiệp sa thải công nhân.
Lý do là đơn hàng xuất khẩu giảm sút, công ty không lo nổi tiền lương trả công nhân. Tính đến nay nhiều ngàn người đã mất việc làm.
Thông kê ban đầu cho thấy doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cho công nhân nghỉ việc nhiều nhất.
Một tên tuổi lớn như công ty máy ảnh Canon đặt tại khu chế xuất Thăng Long vừa cắt giảm 2000 nhân công.
Công ty Nissei Electric, vốn đầu tư từ Nhật Bản, cho nghỉ việc 300 lao động.
Nhiều công ty quy mô vừa và nhỏ giảm từ 30 cho đến 50 người. Những vụ giảm như vậy rất nhiều nhưng không tạo ra hàng tít lớn trên báo.
Một số doanh nghiệp khác cho nhân viên nghỉ việc ăn lương từ 50%-70%.
Tại các khu chế xuất, nơi tập trung doanh nghiệp FDI, lao động bị chủ cho nghỉ hàng loạt nay không còn là chuyện lạ.
Cắt vòng ngoài trước
Nguyễn Minh Long là giám đốc công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Phú Hoa Trang, cơ cở chuyên làm đồ mây tre lá xuất khẩu tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Ông cho biết đơn hàng xuất khẩu trong năm 2008 chỉ bằng 60 phần trăm của năm 2007. Và hiện là cuối năm 2008 rồi mà công ty chưa nhận được đơn hàng nào từ Mỹ, thị trường chiếm đến 70% lượng hàng xuất khẩu của công ty.
Ông Long cho biết chắc chắn công ty ông sẽ phải dãn thợ. Và đợt cắt giảm đầu tiên sẽ nhắm đến những người nhận đồ về nhà làm.
Vậy công nhân, người lao động tại Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao trước sự suy thoái đang dâng cao trên thế giới. Có nên tin rằng Việt Nam vẫn có sự miễn nhiễm nào đó, vì ‘ nước ta hội nhập chưa sâu’? Ông Minh Long không tin là như vậy:
“Chúng ta phải nhắm đến tình hình thực tế. Đương nhiên chuyện bảo vệ công ăn việc làm thuộc sự quản lý vĩ mô của chính phủ. Phải hiểu rằng số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam rất lớn, họ nắm giữ lực lượng lao động rất đông. Cho nên một công ty như chúng tôi bị phá vỡ thì nó tác động rất là mạnh.”
Source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081222_vn_job_losses.shtml

Monday December 22, 2008 - 11:26pm (EST) Permanent Link 0 Comments
Đãi cát sàn vàng

Ngày 20.12.2008 Giờ 09:18
Đãi cát sàn vàng
Chưa chất chứa nhiều nụ cười và nước mắt như chứng khoán, nhưng sàn vàng cũng đầy bi hài kịch của những nhà đầu tư: lãi hàng trăm triệu đồng, hay lỗ trắng tay đều có. Cuộc đua tìm lợi nhuận từ kim loại quý này xuất hiện hơn năm rưỡi nay cũng khốc liệt không kém thị trường chứng khoán. Hiện đã có tám sàn giao dịch vàng, cung cấp nhiều lựa chọn cho người tham gia
Không dễ kiếm vàng
Nhà đầu tư theo dõi giao dịch trực tuyến tại sàn giao dịch vàng. Ảnh: Lê Quang Nhật
Một nhà đầu tư trên sàn giao dịch vàng Sài Gòn – ACB ở quận Tân Bình nói rằng, ông tham gia sàn vàng ACB khoảng sáu tháng nay chỉ thấy toàn người thua chứ ít thấy người thắng. Tuy nhiên, trong thời kỳ giá vàng biến động mạnh, không ít người tìm thấy được cả hũ vàng theo nghĩa bóng trên sàn vàng này.
Chị Phương Phi, một nhà đầu tư vàng nói nhờ bám sàn ngày đêm cả năm nay chị đã lãi xấp xỉ 200 – 300 triệu đồng sau khi trừ những khoản lỗ khác. “Giờ là thời điểm cần phải bám sàn hơn nữa, giá vàng nhiều khi bất ngờ vào cuối năm và có thể lãi (lỗ) bằng cả năm ôm sàn”, chị nói. Theo chị, những khoản thua dăm bảy chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng là chuyện thường được kể ở sàn vàng.
Chiếm thị phần lớn nhất hiện nay là sàn giao dịch vàng Sài Gòn do ngân hàng ACB tổ chức với hơn 500 tài khoản tính đến nay. Còn những sàn vàng mới đi vào giao dịch như sàn Thần Tài Sacombank – SBJ sau gần một tháng thì có khoảng 40 tài khoản.
Cách thức tham gia giao dịch vàng cũng tương tự như chứng khoán. Nhà đầu tư mở tài khoản, đặt lệnh mua bán hoặc huỷ điểm chấp nhận lệnh. Thông thường nhà đầu tư ký quỹ 7% và có thể đầu tư gấp 13 – 14 lần số vốn tự có.
Nhân viên điều hành sàn vàng cũng buồn vui bất chợt, và có những phút lơ đãng, nên việc nhập nhầm số xảy ra cũng thường trên sàn, như vụ ngày 13.11 qua sàn Phố Wall nhập thêm một số 0 khiến phí rút vàng tăng lên hàng chục lần làm nhà đầu tư tá hoả bán vàng ra thiệt hại không ít, hoặc gần đây vì vụ nhầm lẫn có một không hai của sàn ACB mà vàng được bán với giá 17.000 đồng/lượng.
Chọn sàn
Hiện có khoảng tám sàn giao dịch vàng và đại lý đặt lệnh tại nhiều chi nhánh ngân hàng và công ty chứng khoán: sàn giao dịch vàng Phố Wall, trung tâm giao dịch vàng VN, sàn giao dịch Sài Gòn – ACB, sàn vàng Việt Á, sàn Sacombank – SBJ, sàn giao dịch SJC – Eximbank, sàn giao dịch vàng NH Đông Á, sàn NH Phương Nam.
Một trong những yếu tố khiến nhà đầu tư chọn lựa sàn là thời gian giao dịch. Trong khi nhiều sàn khác mới ra đời như Sacombank – SBJ giao dịch tới 16h30 chiều là đóng cửa, vô tình khiến cơ hội tìm kiếm lợi nhuận bị bốc hơi trong đêm, thì sàn Phố Wall, sàn Việt Á, Sài Gòn – ACB… gần như giao dịch xuyên đêm với phiên giao dịch buổi tối kéo đến 22h30 – 23h, và mở cửa vào 8h sáng, đủ thời gian cho nhà đầu tư ngủ dưỡng sức.
Quan trọng hơn là điều kiện giao dịch. Sàn mới mở thường quy định dễ chịu hơn sàn cũ. Thí dụ, sàn Sacombank quy định bước nhảy về khối lượng là 10 lượng, Việt Á với bước nhảy 20 lượng, thì ACB lúc trước từ 50 lượng hạ xuống còn 10 lượng, sàn Phương Nam bước nhảy là 50 lượng vàng/lệnh, tối thiểu một lệnh đặt là 50 lượng nên kén khách khá cao.
Lãi suất, tuỳ sàn, xê xích nhau, nhưng vì sàn vàng tạo điều kiện kiếm lợi nhuận nên giá cho vay tương đối cao. Thí dụ, ở Việt Á lãi suất cho vay VND áp dụng khoảng 14%/năm đối với khách hàng thành viên, 14,5%/năm đối với khách hàng cá nhân. Lãi suất cho vay vàng khoảng 5 – 6%/năm. Nhưng nếu đặt lệnh phiên 1 từ 6h đến 23h đêm ở Việt Á, nhà đầu tư không phải chịu lãi vay qua đêm.
Muốn giao dịch thoải mái không có biên độ thì tới sàn Đông Á. Hiện Đông Á không áp dụng biên độ dao động giá, còn sàn Sacombank – SBJ thì áp dụng biên độ (+/-) 1%.
Sàn ACB có tiếng là thẳng tay với tài khoản của khách hàng khi mức ký quỹ 7% tụt xuống dưới mức quy định. Còn về phí giao dịch thì nhiều sàn áp dụng ở mức 2.000 đồng/lượng.
Giao dịch điện tử thì Sacombank – SBJ chưa có mà mới đặt lệnh trực tiếp tại sàn, Việt Á thì có thể đặt lệnh qua điện thoại và trực tiếp tại sàn. Muốn tiện lợi bằng cú nhấp chuột thì tới sàn ACB.
Mỗi sàn đều đưa vàng miếng 999,9 SJC vào thực hiện bên cạnh vàng miếng của mình, như Sacombank – SBJ đưa vàng Thần Tài, ACB có vàng ACB, Đông Á có vàng PNJ-DAB…
Tuỳ tiêu chí nhà đầu tư có thể lựa chọn sàn phù hợp cho mình, ví dụ như ACB do tham gia như một nhà đầu tư trên sàn bên cạnh vai trò “cầm cái” nên khi có sự cố có khi bị nhà đầu tư hiểu là mâu thuẫn về lợi ích, còn sàn Sacombank – SBJ thì chủ sàn không trực tiếp mua bán trên sàn.
Vĩnh An
source
http://sgtt.com.vn/Detail5.aspx?ColumnId=5&newsid=44994&fld=HTMG/2008/1218/44994

No comments:

Post a Comment