Ngày 30.06.2008 Giờ 13:52
Doanh nghiệp vẫn bị ngân hàng ép tỷ giá
Giá đô la Mỹ trên thị trường chợ đen đang giảm dần sau những can thiệp của ngân hàng Nhà nước. Sáng 28.6, thị trường tự do mua bán ở mức 17.400 – 17.750đ/USD. Như vậy, mức chênh lệch so với tỷ giá các ngân hàng niêm yết chỉ còn hơn 600đ/USD. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn than phiền chuyện bị ngân hàng “bắt chẹt” khi có nhu cầu mua USD
Những ngày cuối tuần qua, giao dịch ngoại tệ trên thị trường chợ đen đã giảm hẳn, do ngân hàng Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp can thiệp. Ảnh: Lê Quang Nhật
Như SGTT đã đưa tin, ngày 26.6, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có quy định yêu cầu chấn chỉnh các hoạt động mua bán ngoại tệ. Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải nghiêm túc chấp hành quy định về việc: không được phép thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi kỳ hạn và không được thực hiện giao dịch mua bán giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ thông qua ngoại tệ khác. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng tỷ giá giao dịch thực khác với tỷ giá niêm yết của các ngân hàng.
Thế nhưng, vẫn có nhiều phản ánh bực dọc từ các doanh nghiệp có giao dịch mua đô la Mỹ tại các ngân hàng.
Ngân hàng làm cò?
Lãnh đạo một doanh nghiệp vận tải biển phản ánh: “Sau khi NHNN yêu cầu các ngân hàng chấn chỉnh việc áp dụng hai tỷ giá đối với đô la Mỹ, tình hình có vẻ như… tệ hơn”.
Nếu như trước đây, ngân hàng công khai thể hiện các khoản phí “dàn xếp đô la” trên chứng từ giao dịch với doanh nghiệp, thì nay, các khoản phí này không còn thể hiện trên giấy tờ nữa. Chứng từ ghi đúng giá niêm yết, nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận chi thêm phần chênh lệch so với tỷ giá chợ đen. Không chi thì không mua được đô la. Và tuỳ theo vị thế của doanh nghiệp mà mức chi thêm này nhiều hay ít.
Trong khi đó, một nhà nhập khẩu hàng linh kiện máy tính khác cho biết hai ngân hàng mà công ty có giao dịch là ngân hàng V. và ngân hàng P. đều công bố bán đúng tỷ giá niêm yết và không hề thu bất kỳ khoản phí nào như vài ngày trước đó. Nhưng vấn đề là ngân hàng không có đô la Mỹ để bán, khi nào có họ sẽ thông báo cho khách hàng biết.
“Họ nói như vậy và có giới thiệu cho tôi nơi có nguồn đô la Mỹ để bán”. Vì cần tiền để thanh toán, nhà nhập khẩu này đành phải mua đô la ở nơi được giới thiệu với giá 17.400đ/USD. Nhà nhập khẩu này cho rằng: “Vậy là còn may vì lúc đó tỷ giá trên thị trường tự do dao động từ 17.800 – 18.200đ/USD”.
Doanh nghiệp bị làm giá
Đại diện của một công ty nhập khẩu điện thoại di động khác cũng cho rằng việc ngân hàng hạn chế bán đô la Mỹ cho các doanh nghiệp “không thân, không quen” là chuyện có thật. Vị này nói thêm: “Họ nói thẳng là có đô la Mỹ, nhưng ưu tiên cho các lĩnh vực nhập khẩu khác như xăng dầu và những mặt hàng thiết yếu”.
Sáng 27.6, bà H.Đ (một nhà nhập khẩu điện thoại di động tại TP.HCM) cho biết không quá khó để mua đô la Mỹ tại ngân hàng A. Bà H.Đ đã nhận được điện thoại từ một nhân viên ngân hàng này cho biết là đô la Mỹ đã về nhiều. Bà H.Đ cho biết sở dĩ bà mua được đô la Mỹ với giá niêm yết là nhờ vào mối quan hệ khá tốt với ngân hàng này từ lâu. Bà nói: “Tôi không rõ các doanh nghiệp và các ngân hàng khác thế nào chứ công ty chúng tôi từ lâu là bạn hàng của họ nên có là họ báo ngay, bán đúng giá và không thu bất kỳ khoản phí nào”.
Cần nói thêm rằng những mặt hàng điện thoại di động, máy tính… là những mặt hàng không được khuyến khích nhập để giảm tỷ lệ nhập siêu. Việc doanh nghiệp trong ngành này cũng dễ dàng mua được đô la Mỹ phản ánh việc NHNN tăng cường bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế.
Cũng theo nguồn tin từ doanh nghiệp vận tải biển kể trên thì nguồn đô la không thiếu, muốn mua bao nhiêu cũng có. Nhưng việc có mua được hay không là tuỳ thuộc doanh nghiệp có chấp nhận giá hay không. Việc một số ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải chi thêm ngoài, hoặc “giới thiệu” nơi bán là cách làm lợi dụng tình hình để trục lợi, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu vẫn phải bán đô la cho ngân hàng đúng giá niêm yết.
Minh Phúc – B.N
source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&NewsId=36570&fld=HTMG/2008/0630/36570
Doanh nghiệp vẫn bị ngân hàng ép tỷ giá
Giá đô la Mỹ trên thị trường chợ đen đang giảm dần sau những can thiệp của ngân hàng Nhà nước. Sáng 28.6, thị trường tự do mua bán ở mức 17.400 – 17.750đ/USD. Như vậy, mức chênh lệch so với tỷ giá các ngân hàng niêm yết chỉ còn hơn 600đ/USD. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn than phiền chuyện bị ngân hàng “bắt chẹt” khi có nhu cầu mua USD
Những ngày cuối tuần qua, giao dịch ngoại tệ trên thị trường chợ đen đã giảm hẳn, do ngân hàng Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp can thiệp. Ảnh: Lê Quang Nhật
Như SGTT đã đưa tin, ngày 26.6, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có quy định yêu cầu chấn chỉnh các hoạt động mua bán ngoại tệ. Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng phải nghiêm túc chấp hành quy định về việc: không được phép thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi kỳ hạn và không được thực hiện giao dịch mua bán giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ thông qua ngoại tệ khác. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng tỷ giá giao dịch thực khác với tỷ giá niêm yết của các ngân hàng.
Thế nhưng, vẫn có nhiều phản ánh bực dọc từ các doanh nghiệp có giao dịch mua đô la Mỹ tại các ngân hàng.
Ngân hàng làm cò?
Lãnh đạo một doanh nghiệp vận tải biển phản ánh: “Sau khi NHNN yêu cầu các ngân hàng chấn chỉnh việc áp dụng hai tỷ giá đối với đô la Mỹ, tình hình có vẻ như… tệ hơn”.
Nếu như trước đây, ngân hàng công khai thể hiện các khoản phí “dàn xếp đô la” trên chứng từ giao dịch với doanh nghiệp, thì nay, các khoản phí này không còn thể hiện trên giấy tờ nữa. Chứng từ ghi đúng giá niêm yết, nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận chi thêm phần chênh lệch so với tỷ giá chợ đen. Không chi thì không mua được đô la. Và tuỳ theo vị thế của doanh nghiệp mà mức chi thêm này nhiều hay ít.
Trong khi đó, một nhà nhập khẩu hàng linh kiện máy tính khác cho biết hai ngân hàng mà công ty có giao dịch là ngân hàng V. và ngân hàng P. đều công bố bán đúng tỷ giá niêm yết và không hề thu bất kỳ khoản phí nào như vài ngày trước đó. Nhưng vấn đề là ngân hàng không có đô la Mỹ để bán, khi nào có họ sẽ thông báo cho khách hàng biết.
“Họ nói như vậy và có giới thiệu cho tôi nơi có nguồn đô la Mỹ để bán”. Vì cần tiền để thanh toán, nhà nhập khẩu này đành phải mua đô la ở nơi được giới thiệu với giá 17.400đ/USD. Nhà nhập khẩu này cho rằng: “Vậy là còn may vì lúc đó tỷ giá trên thị trường tự do dao động từ 17.800 – 18.200đ/USD”.
Doanh nghiệp bị làm giá
Đại diện của một công ty nhập khẩu điện thoại di động khác cũng cho rằng việc ngân hàng hạn chế bán đô la Mỹ cho các doanh nghiệp “không thân, không quen” là chuyện có thật. Vị này nói thêm: “Họ nói thẳng là có đô la Mỹ, nhưng ưu tiên cho các lĩnh vực nhập khẩu khác như xăng dầu và những mặt hàng thiết yếu”.
Sáng 27.6, bà H.Đ (một nhà nhập khẩu điện thoại di động tại TP.HCM) cho biết không quá khó để mua đô la Mỹ tại ngân hàng A. Bà H.Đ đã nhận được điện thoại từ một nhân viên ngân hàng này cho biết là đô la Mỹ đã về nhiều. Bà H.Đ cho biết sở dĩ bà mua được đô la Mỹ với giá niêm yết là nhờ vào mối quan hệ khá tốt với ngân hàng này từ lâu. Bà nói: “Tôi không rõ các doanh nghiệp và các ngân hàng khác thế nào chứ công ty chúng tôi từ lâu là bạn hàng của họ nên có là họ báo ngay, bán đúng giá và không thu bất kỳ khoản phí nào”.
Cần nói thêm rằng những mặt hàng điện thoại di động, máy tính… là những mặt hàng không được khuyến khích nhập để giảm tỷ lệ nhập siêu. Việc doanh nghiệp trong ngành này cũng dễ dàng mua được đô la Mỹ phản ánh việc NHNN tăng cường bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế.
Cũng theo nguồn tin từ doanh nghiệp vận tải biển kể trên thì nguồn đô la không thiếu, muốn mua bao nhiêu cũng có. Nhưng việc có mua được hay không là tuỳ thuộc doanh nghiệp có chấp nhận giá hay không. Việc một số ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải chi thêm ngoài, hoặc “giới thiệu” nơi bán là cách làm lợi dụng tình hình để trục lợi, trong khi doanh nghiệp có nhu cầu vẫn phải bán đô la cho ngân hàng đúng giá niêm yết.
Minh Phúc – B.N
source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&NewsId=36570&fld=HTMG/2008/0630/36570
No comments:
Post a Comment