Giãn thuế thu nhập cá nhân: Trả lại tiền thuế đã tạm thu
Thứ Ba, 10/02/2009, 09:00 (GMT+7)
Giãn thuế thu nhập cá nhân: Trả lại tiền thuế đã tạm thu
TT - Xung quanh việc giãn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vẫn có khá nhiều thắc mắc. Ngày 9-2, Tuổi Trẻ đã trao đổi với bà Trần Thị Lệ Nga (ảnh) - trưởng phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế TP.HCM - để làm rõ. Bà Nga nói:
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công thì thực hiện việc kê khai và tạm nộp hằng tháng, thời hạn lập tờ khai cũng như nộp thuế hằng tháng chậm nhất không quá ngày 20 của tháng sau. Như vậy, thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh của tháng 1-2009 thì cơ quan chi trả sẽ lập tờ khai và nộp thuế chậm nhất là ngày 20-2 nên hiện tại chưa phải là hết thời hạn nộp. Nhưng nếu như trước ngày 6-2 là ngày Bộ Tài chính ban hành thông tư 27 về giãn thuế TNCN, cơ quan chi trả nào đã có chi trả thu nhập và đã tạm khấu trừ thì trả lại khoản thuế TNCN đã tạm khấu trừ cho người lao động.
Tương tự, với cá nhân lao động thời vụ, hoặc có thu nhập từ nhiều nguồn mà cơ quan chi trả đã khấu trừ thuế trong tháng 1 và 2 có thể đem chứng từ đã khấu trừ thuế đến cơ quan chi trả để nhận lại tiền thuế đã tạm nộp. Công ty chứng khoán cũng căn cứ vào số thuế đã khấu trừ trên những giao dịch phát sinh để trả lại tiền thuế đã thu vào tài khoản của nhà đầu tư. Với thu nhập từ kinh doanh, việc kê khai và tạm nộp theo quý, do đó đến ngày 30-4 mới là hạn chót kê khai và tạm nộp thuế TNCN của quý 1-2009.
* Vậy trong thời gian giãn thu thuế, việc kê khai thuế được thực hiện như thế nào?
Không được giữ lại tiền thuế tạm nộp
Theo thông tư 27, người có thu nhập chịu thuế được giữ lại số tiền thuế lẽ ra phải nộp trong khoảng thời gian năm tháng, từ 1-1 đến hết ngày 31-5-2009. Mục đích của việc giãn thuế là để người dân giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Do đó, nếu cơ quan chi trả không hoàn lại số thuế đã tạm thu hoặc giữ lại thuế TNCN trong thời gian cá nhân được giãn nộp thuế là không đúng quy định.
- Trong thời gian giãn nộp thuế từ 1-1 đến 31-5-2009, việc kê khai và nộp tờ khai vẫn thực hiện theo quy định. Cụ thể, đối với các khoản thu nhập thuộc loại phải khấu trừ tại nguồn như thu nhập từ tiền lương tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại thì hằng tháng (đối với tiền lương tiền công) hoặc mỗi lần chi trả cơ quan chi trả vẫn phải tính số thuế mà cá nhân sẽ phải nộp và thông báo cho người nộp, lập tờ khai gửi cho cơ quan thuế để cơ quan thuế nắm được số thuế phát sinh.
Với trường hợp cá nhân kinh doanh là khoản thu nhập cá nhân phải trực tiếp đi kê khai và nộp thuế thì cá nhân vẫn phải lập tờ khai và nộp cho cơ quan thuế. Chỉ khác là thay vì nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thì cá nhân được giữ lại.
* Vậy việc đăng ký mã số thuế, cấp giấy chứng nhận người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh có thay đổi gì trong thời gian giãn thu thuế không?
- Việc giãn thu thuế để kích cầu không ảnh hưởng gì đến việc đăng ký và cấp mã số thuế. Các cá nhân thuộc diện đăng ký thuế nếu chưa có mã số thuế vẫn thực hiện đăng ký như bình thường. Vì theo thông tư 27, người có thu nhập chịu thuế chỉ được giãn nộp nhưng vẫn phải kê khai và tính ra số thuế. Số thuế được tính phải dựa trên các thông tin như mã số thuế, người phụ thuộc... Các cơ quan có chức năng về xác nhận người phụ thuộc theo quy định tại thông tư 84/2008 vẫn thực hiện việc xác nhận bình thường.
Hiện tại cơ quan thuế chưa yêu cầu nộp ngay hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh nhưng người nộp thuế cần tranh thủ làm sớm để tránh tình trạng quá tải vào những ngày cuối. Hạn chót nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh là ngày 30-6-2009.
* Cá nhân cho thuê nhà đã nhận tiền cả năm 2009 thì giãn nộp thuế ra sao? Cá nhân cho vay tiền có được giãn nộp?
- Thông tư 27 chỉ quy định thời gian giãn nộp từ 1-1 đến hết 31-5. Như vậy dù thanh toán tiền một lần cho 12 tháng vào tháng 1-2009 nhưng chỉ có số thuế TNCN phát sinh từ 1-1 đến 31-5 được giãn nộp thuế, còn lại từ tháng 6 đến tháng 12 vẫn nộp như bình thường.
Cá nhân có tiền cho tổ chức kinh tế vay là thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn nên dù là cá nhân cư trú hay không cư trú cũng đều được giãn thuế trong năm tháng theo thông tư 27.
* Thưa bà, nhiều người băn khoăn giãn thuế chưa phải là miễn, có nghĩa là có thể vẫn phải nộp khi thời hạn giãn thuế TNCN chấm dứt vào 31-5-2009. Nếu không giải tỏa lo lắng này thì tiền thuế được giãn vẫn chưa thể được đem ra tiêu xài như mong muốn của Chính phủ?
- Thẩm quyền quyết định miễn thuế TNCN thuộc về Quốc hội. Do cuộc họp để quyết định vấn đề này diễn ra trong tháng 5-2009 nên trước mắt để người dân giảm bớt khó khăn trong đời sống và trong khi chờ Quốc hội họp có quyết định cuối cùng, Bộ Tài chính đã có thông tư cho giãn thuế đến hết tháng 5-2009. Việc giãn thuế đến hết tháng 5-2009 cũng trùng với thời điểm Quốc hội đã có quyết định cuối cùng về vấn đề này. Do đó theo tôi, người dân không nên lo lắng.
Trường hợp được giãn và không được giãn thuế TNCN
Cá nhân cư trú (*)
Cá nhân không cư trú
Ðược giãn
Khôngđược giãn
Ðược giãn
Khôngđược giãn
Thu nhập từ: kinh doanh, tiền lương tiền công, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán), bản quyền và nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng; thu nhập từ thừa kế và quà tặng.
Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, bản quyền và nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ kinh doanh, tiền lương tiền công, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, thừa kế, nhận quà tặng.
(Nguồn: thông tư 27 của Bộ Tài chính)
ÁNH HỒNG
(*) Theo Luật thuế TNCN, cá nhân cư trú là người có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên hoặc có nơi ở thường xuyên. Do vậy, hầu hết người đang nộp thuế là cá nhân cư trú.
Source:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=300994&ChannelID=11
Tuesday February 10, 2009 - 04:06am (EST) Permanent Link 0 Comments
Anh siết chặt việc "bán - thuê lại nhà"
Anh siết chặt việc "bán - thuê lại nhà"
Nhiều trường hợp nói đã bị tống ra khỏi nhà nếu không trả nổi mức tiền thuê nhà cắt cổ
Bộ Tài chính Anh đang tiến hành tham vấn để ra luật về hoạt động của các công ty chuyên đi mua nhà rồi cho chủ cũ thuê lại.
Các hãng thường quảng cáo đây như một hình thức nhằm hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn, tạo điều kiện để họ được tiếp tục ở lại trong căn nhà của mình qua việc bán nhà đó cho công ty rồi được cho thuê lại chính căn nhà đó.
Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đã lên tiếng chỉ trích sau khi có các tường thuật nói có người bị chủ nhà mới tống cổ hoặc phải trả tiền thuê với giá cắt cổ.
Hồi đầu tuần, Văn Phòng Thương Mại Công Bằng đã tiến hành rà soát mạnh tay đối với các công ty chuyên mua nhà để cho chủ cũ thuê lại.
Cơ quan này đã yêu cầu 16 hãng phải thực hiện đúng như các thông tin quảng cáo mà các hãng đã đưa ra, nếu không muốn bị truy tố trước pháp luật.
Ian Pearson, Thứ Trưởng Kinh Tế thuộc Bộ Tài Chính đã phác thảo các đề án của chính phủ.
Sau đó, Adam Sampson, giám đốc điều hành hội thiện nguyện Shelter chuyên cung cấp nơi ở tạm cho các đối tượng gặp khó khăn, cùng với Chris Norris từ Hiệp Hội Chủ Cho Thuê Nhà Quốc Gia đã có cuộc tranh luận các vấn đề xoay quanh lĩnh vực cho thuê mướn nhà cửa.
source
BBCVietnamese
Sunday February 8, 2009 - 08:40am (EST) Permanent Link 0 Comments
Ngân hàng Trữ kim Úc giảm lãi xuất 1%, xuống còn 3.25%
Ngân hàng Trữ kim Úc giảm lãi xuất 1%, xuống còn 3.25%
Thống đốc Glenn Stevens
Đúng như người ta đã dự đoán, Ngân hàng Trữ kim Úc chiều hôm nay đã công bố giảm lãi suất chính thức xuống còn 3.25%. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong vòng 45 năm qua (từ năm 1964).
Trước đó các chuyên gia kinh tế nghĩ rằng ngân hàng trung ương sẽ cắt lãi suất ít nhất 0.75% bởi vì tình hình kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng kể từ khi ngân hàng giảm lãi suất lần chót vào tháng 12 năm ngoái.
Như vậy, kể từ tháng 9 năm ngoái, ngân hàng trung ương của Úc đã giảm lãi suất tổng cộng 4%.
Thống đốc ngân hàng trung ương, ông Glenn Stevens nói cùng với khủng hoảng tài chánh trong năm vừa qua, nền kinh tế toàn cầu xuống dốc và khoáng sản giảm giá nên đã gây nên sự mất tin tưởng ở Úc.
Vì thế Thống đốc Stevens nói cần phải có một sự giảm lãi suất thật lớn để có thể tạo niềm tin trong giới tiêu thụ. Ông Stevens cho rằng khi ban giám đốc Ngân hàng Trữ kim Úc làm quyết định, họ có nghĩ đến việc chính phủ Úc sáng nay công bố sẽ bỏ ra thêm $42 tỉ Úc kim để kích thích nền kinh tế.
Một tiếng đồng hồ sau khi Ngân hàng Trữ kim Úc công bố giảm lãi suất, chỉ có một mình ngân hàng Westpac tuyên bố họ sẽ theo chân ngân hàng trung ương giảm lãi suất. Các ngân hàng khác nói họ đang duyệt xét lãi suất thả nổi căn bản của họ.
Chủ tịch Hiệp hội Xây cất Úc, ông Wilhelm Harnish nói: “Nếu các ngân hàng theo gót Ngân hàng Trữ kim Úc để giảm lãi suất tương tự, thì kể từ tháng 9 năm 2008 đến nay, những người vay tiền mua căn nhà trung bình tiết kiệm $700 mỗi tháng”.
Cùng với việc chính phủ hỗ trợ tối đa $21,000 cho người mua căn nhà đầu tiên, ngành xây cất sẽ hưởng lợi trong việc ngân hàng trung ương giảm lãi suất.
source
TiVi Tuan San
Tuesday February 3, 2009 - 02:36am (EST) Permanent Link 0 Comments
SÀI GÒN TIẾP THỊ TẾT 2009
KINH TẾ VIỆT NAM NHÌN TỪ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA
“NỘI LỰC” NHÀ NƯỚC LẤN ÁT
Hiện nay đầu tư xây dựng phần lớn vẫn do các công ty nhà nước. Ảnh: Trần Việt Đức
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hàng năm tổng hợp và công bố số liệu kinh tế xã hội của các nước thành viên trong một tài liệu gọi là “Những số liệu căn bản” (Key Indicators). Nhìn vào số liệu về tài khoản quốc gia của Việt Nam và các nước trong khu vực trong bản báo cáo của ADB năm nay, có một số điểm sau cần lưu ý.
Trước hết có thể thấy GDP của Việt Nam năm 2007 được phân bổ như sau (GDP = C + G + I + NX):
– Tiêu dùng tư nhân: C = 64,9% – Tiêu dùng chính phủ: G = 6,1% – Đầu tư trong nước: I = 44,1% – Xuất khẩu ròng (xuất khẩu – nhập khẩu): NX = X – N = 73,6% – 90,2% = –16,6%
Đặc điểm đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là tiêu dùng tư nhân của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Đông – Đông Nam Á (64,9%), cao hơn nhiều so với Trung Quốc (37,1%) và Thái Lan (53,5%). Ngược lại, tiêu dùng chính phủ của ta lại thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, chỉ có 6,1% so với 14,4% của Trung Quốc và 12,6% của Thái Lan. Nếu gộp hai mục này lại thì tiêu dùng nội địa của Việt Nam vẫn cao hơn Trung Quốc và Thái Lan nhưng đã bằng hoặc thấp hơn một số nước khác.
Tại sao tiêu dùng tư nhân (C) của Việt Nam lại cao như vậy? Có phải vì dân Việt Nam không có tính tiết kiệm? Chúng ta thường tự khen là người Việt Nam “cần cù tiết kiệm”, số liệu về tỷ lệ tiết kiệm nội địa cho thấy dân Trung Quốc và cả dân Thái Lan cũng hơn dân Việt Nam về mặt này. Cũng có thể tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam thấp vì đa số người dân còn nghèo nên phần lớn thu nhập phải chi cho các nhu cầu cơ bản như lương thực, y tế, giáo dục. Khi một người phải “chạy ăn từng bữa” thì không thể có tiết kiệm được. Lập luận này có vẻ hợp lý vì tiêu dùng tư nhân ở Campuchia, Indonesia và Philippines, những nước nghèo trong khu vực, cũng cao tương đương hoặc nhỉnh hơn Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có thể đặt câu hỏi: vì nghèo nên tiết kiệm thấp hay vì không tiết kiệm nên nghèo? Hay đấy là một cái vòng luẩn quẩn?
Điều ngạc nhiên hơn là chi tiêu chính phủ (G) của Việt Nam lại thấp như vậy (6,1%). Chúng ta vẫn than phiền về bộ máy hành chính cồng kềnh và Chính phủ vẫn đang cố gắng tinh giảm biên chế để bớt gánh nặng cho ngân sách. Vậy tại sao G của Việt Nam lại chưa bằng nửa của Trung Quốc (14,4%) và Thái Lan (12,6%)? Có phải vì nguồn thu của Chính phủ thấp nên G buộc phải nhỏ? Số liệu về ngân sách cho thấy không phải vậy. Ngân sách của Việt Nam có tổng nguồn thu bằng 24,9% GDP, so với 20,6% của Trung Quốc và 17,2% của Thái Lan.
Với nguồn thu bằng 24,9% GDP năm 2007, Chính phủ đã chi tiêu tổng cộng bằng 28,1% GDP trong đó phần chi vào G chỉ có 6,1%. Như vậy 22% GDP được Chính phủ chi vào đầu tư và xây dựng cơ bản. Đây là tỷ lệ chi cho đầu tư công lớn nhất khu vực, gấp bốn lần Trung Quốc (5,5%) và hơn ba lần Thái Lan (6,6%). Có thể nói Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế. Trong số 44,7% tổng đầu tư trong nước, Nhà nước chiếm 22%, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,3%, vậy là giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đầu tư bằng 10,4%, so với 35% của Trung Quốc và 17% của Thái Lan. Tóm lại “nội lực” của Việt Nam vẫn chủ yếu nằm trong tay Nhà nước và sự “còi cọc” của khu vực tư nhân có thể là hậu quả của hiệu ứng lấn át (là hiệu ứng nhà nước hoạt động kinh tế quá nhiều nên lấn át cơ hội sử dụng nguồn lực của tư nhân vì tổng nguồn lực của nền kinh tế là hữu hạn).
Vài năm gần đây Việt Nam cổ vũ và khuyến khích quá trình “xã hội hoá” nhiều dịch vụ công như xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thể thao, và mới nhất là công chứng. Nếu hiểu “xã hội hoá” là dỡ bỏ các rào cản pháp lý để các thành phần kinh tế tư nhân có thể cùng Nhà nước (và cạnh tranh với Nhà nước) cung cấp các dịch vụ công này thì đây là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên nếu “xã hội hoá” là một hình thức Nhà nước đẩy một phần trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công vào tay người dân thì kết quả sẽ là G giảm và C tăng. Ví dụ trước đây người dân được khám bệnh miễn phí, thực ra chi phí cho việc khám bệnh nằm trong G, nay ngành y tế được “xã hội hoá” – người bệnh phải trả một phần viện phí nên C tăng lên. Việc G của Việt Nam giảm liên tục từ 12,3% năm 1990 đến 6,1% năm 2007 có thể là một dấu hiệu đáng ngại của xu hướng “xã hội hoá” các dịch vụ công kiểu này. Trong khi đó G của Trung Quốc dao động trong khoảng 14 – 15% còn của Thái Lan tăng liên tục từ 9,4 – 12,6%.
Tương quan G/C thấp của Việt Nam còn có thể do hệ thống an sinh và bảo hiểm xã hội của Việt Nam còn quá nhỏ và yếu. Ngay cả trong trường hợp các quỹ bảo hiểm xã hội (hưu trí, thất nghiệp, y tế) được đặt ngoài ngân sách (như của Việt Nam hiện tại), Chính phủ vẫn phải thường xuyên bù lỗ cho các quỹ này, nhất là trong các giai đoạn kinh tế khó khăn. Nâng cao mức phúc lợi cho người dân từ các quỹ này, gián tiếp làm tăng G, vừa giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống của người dân vừa tạo ra một cơ chế “kích thích tài khoá tự động” cho nền kinh tế.
Số liệu về tổng thu ngân sách của Việt Nam tăng liên tục từ 21,9% năm 1990 lên 28,1% năm 2007. Vậy G giảm liên tục chứng tỏ đầu tư chính phủ đã tăng không ngừng. Có thể đây là chiến lược phát triển của Việt Nam: tăng tốc đầu tư chính phủ (vào các tập đoàn nhà nước) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng rõ ràng chiến lược này có giới hạn của nó. Giữ G thấp quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến vốn con người và vốn xã hội trong khi tăng đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao vì vừa dễ bị thất thoát vừa bị hạn chế bởi năng lực và cơ chế quản lý. Một bằng chứng rất rõ là nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo tỷ lệ đầu tư trên tăng trưởng (ICOR) của Việt Nam đang tăng liên tục và cao hơn nhiều nước trong khu vực (ICOR trung bình của Việt Nam tính theo số liệu của ADB từ năm 2001 đến 2007 là 5,5).
Bên cạnh chiến lược phát triển dựa vào đầu tư của Chính phủ, Việt Nam cũng học tập (theo lời khuyên của ngân hàng Thế giới) chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu của nhiều nước, lãnh thổ ở châu Á đã và đang thành công như Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia và Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 167% GDP, cao hơn của Trung Quốc (72%) và Thái Lan (139%) nhưng vẫn thấp hơn Malaysia (200%), Hong Kong và Singapore (400%). Đây là một chiến lược phát triển nhiều rủi ro vì nó phụ thuộc vào cầu thế giới, một điều các nước nhỏ không thể tác động được. Điều này có thể thấy rất rõ khi các nước châu Á có độ mở tương đương với Việt Nam đều đang bị suy thoái khá nghiêm trọng do cầu thế giới sụt giảm trong nửa sau năm 2008.
Tất nhiên chấp nhận rủi ro là để được những thuận lợi khác: các nước áp dụng chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu đều đã có những giai đoạn phát triển vượt bực, là hình mẫu cho cả thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này có một điểm Việt Nam không bắt chước được là luôn bị thâm hụt thương mại. Trong tất cả các nước trong khu vực có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn 70% GDP, chỉ có Việt Nam và Campuchia bị thâm hụt cán cân thương mại (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu). Trong khi Campuchia bị thâm hụt có lẽ do tiêu dùng nội địa (C+G) quá cao (84%), Việt Nam bị thâm hụt chủ yếu vì đầu tư nội địa cao (tiêu dùng nội địa của Việt Nam tương đương với các nước có thặng dư thương mại).
Tổng tiết kiệm của Việt Nam năm 2007 là 29,8% GDP, khá thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên số tiết kiệm này thừa đủ cho đầu tư tư nhân trong nước (10%), cho nên Việt Nam phải nhập khẩu vốn (NX = –16,6%) hoàn toàn để tài trợ cho đầu tư nhà nước. Tóm lại, Việt Nam đã áp dụng chính sách phát triển dựa vào gia tăng đầu tư nhà nước (trong khi giảm dần G) để kích thích xuất khẩu. Nhưng vì đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao nên tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp nhu cầu vốn nội tại, do vậy cán cân thương mại đã và đang thâm hụt nặng nề.
Nửa đầu năm 2008 Việt Nam đã chịu sức ép lạm phát rất lớn. Nguyên nhân trực tiếp đã được nhiều người chỉ ra là tốc độ tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh trong năm 2007, một phần do ngân hàng Nhà nước đã không kịp thời hoặc không có khả năng trung hoà (sterilize) hoạt động mua ngoại tệ khi dòng FDI tăng vọt trong năm. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh tài khoản quốc gia, nguy cơ lạm phát có thể còn do tốc độ tăng trưởng của cầu nội địa (DD = C+G+I). Số liệu của ADB cho thấy năm 2007 C tăng 9,6%, G tăng 8,9% và I tăng 24,2%. Trong khi đó tăng trưởng của tổng sản lượng chỉ là 8,5%, nhỏ hơn tất cả các cấu thành của cầu nội địa.
Kết hợp với trọng số của các cấu thành nói trên có thể tính được tốc độ tăng cầu nội địa cho Việt Nam năm 2007 là 15%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực và ngay cả Việt Nam trong những năm trước đó đều có tốc độ tăng cầu nội địa tương đương với tốc độ tăng GDP, nếu có chênh lệch cũng không đến mức gấp đôi như vậy (trừ Brunei là một nước rất nhỏ và có tỷ trọng xuất khẩu dầu thô lớn). Chính sự gia tăng đột biến của cầu nội địa trong năm 2007, do FDI và đầu tư công cùng tăng, là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát đầu năm 2008.
Đến thời điểm này, khi nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng của Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp “kích cầu”, chủ yếu tập trung vào kích thích đầu tư. Với cơ cấu kinh tế Việt Nam như đã trình bày ở trên đã quá nghiêng về đầu tư, có lẽ các biện pháp kích cầu nên tập trung vào C và G. Đặc biệt nếu lập luận “xã hội hoá” nói trên đúng phần nào, việc tăng G thông qua “nhà nước hoá” lại một số dịch vụ công có thể là một giải pháp tốt. Nếu người dân bớt được chi phí cho giáo dục và y tế, họ sẽ có nhiều tiền hơn cho tiêu dùng. Họ cũng có thể sẽ tiết kiệm nhiều hơn và số tiền đó sẽ chủ yếu chảy vào đầu tư tư nhân, điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.
Rất tiếc báo cáo của ADB không có số liệu chi tiết về xuất nhập khẩu, tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng phần lớn nhập khẩu của Việt Nam là nguyên vật liệu cho các mặt hàng xuất khẩu. Do đó nếu xuất khẩu giảm sút nhập khẩu cũng sẽ giảm theo, dù chậm hơn, và ảnh hưởng cuối cùng vào GDP có thể không quá lớn. Dù sao đi nữa Chính phủ cũng nên có các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại. Điều này không chỉ có lợi vào thời điểm suy thoái này mà còn có lợi về lâu dài. Xét về quan điểm kinh tế vĩ mô, thâm hụt thương mại là hình thức để một nước nhập khẩu tiết kiệm của nước ngoài khi tiết kiệm trong nước không đủ cho đầu tư nội địa. Do vậy để giảm thâm hụt thương mại thì hoặc phải giảm đầu tư hoặc phải tăng tiết kiệm nội địa.
Với cơ cấu đầu tư nội địa quá thiên về đầu tư nhà nước như của Việt Nam, việc chuyển dịch dần sang đầu tư tư nhân là cần thiết, vừa để tăng hiệu quả của đồng tiền đầu tư (giảm ICOR) vừa để Chính phủ có thể dồn ngân sách sang G giảm bớt gánh nặng “xã hội hoá” cho người dân. Tiết kiệm nội địa có thể điều chỉnh được qua các chính sách thuế, ví dụ tăng thuế gián thu (VAT) đồng thời giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ đang phải nhập khẩu cũng giúp tăng tiết kiệm và đồng thời giảm thâm hụt thương mại. Mạnh tay hơn với các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá đối với các ngành sản xuất phải nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ nước ngoài cũng là cách hạn chế bớt nhập khẩu.
Điểm cuối cùng, Việt Nam đã có những sai lầm trong quá trình đổi mới và mở cửa nên nền kinh tế đã có một cấu trúc không được tối ưu. Chúng ta cần nhìn nhận những sai lầm đó và kiên quyết sửa chữa. Một điều đáng tiếc là chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm này, không sớm thì muộn. Việc dịch chuyển cơ cấu đầu tư hay tương quan G/C có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Nhưng thà chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong vài năm để điều chỉnh còn hơn là cứ tiếp tục cơ cấu kinh tế không cân bằng hiện tại. Mỹ đang phải trả giá cho cơ cấu kinh tế lệch lạc của mình, nhưng cuộc khủng hoảng sẽ qua đi và nền kinh tế Mỹ sẽ lại phát triển. Chúng ta không nên mắc lại sai lầm của Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước những lời cảnh báo về các mất cân đối trong nền kinh tế.
(*) tựa do toà soạn đặt
source
http://sgtt.com.vn/Detail90.aspx?ColumnId=90&newsid=45842&fld=HTMG/2009/0108/...
Saturday January 31, 2009 - 06:03am (EST) Permanent Link 0 Comments
Quỹ đầu tư tại Việt Nam cần vốn cho 2009
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/story/2009/01/090119_vn_investment_funds.shtml
Ngày 19.01.2009 Giờ 15:41
Phiên giao dịch chứng khoán 19.1: thanh khoản giảm mạnh
Còn chưa đầy một tuần nữa là tới tết nguyên đán, và do khó xác định xu hướng sắp tới nên nhiều nhà đầu tư quyết định không tham gia thị trường vào thời điểm này, khiến thị trường chứng khoán có những phiên yếu cả về sức cầu cũng như lượng hàng ra thị trường, tính thanh khoản giảm mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (19.1), chỉ số VN-Index đóng cửa ở 304,98 điểm, giảm 1,14 điểm (giảm 0,37%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm 32,73% so với phiên trước, còn 4.583.470 đơn vị. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 101,255 tỉ đồng, giảm 38,65% so với phiên trước.
Trong 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 50 mã tăng giá, 81 mã giảm giá, 40 mã đứng giá tham chiếu. Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá là PVD, 3 cổ phiếu giảm giá. Trong 4 chứng chỉ quỹ, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 37 mã cổ phiếu (476.870 đơn vị), bằng 10,40% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
source
http://sgtt.com.vn/detail42.aspx?ColumnId=42&newsid=46372&fld=HTMG/2009/0119/46372
Monday January 19, 2009 - 08:47pm (EST) Permanent Link 0 Comments
Thứ Ba, 10/02/2009, 09:00 (GMT+7)
Giãn thuế thu nhập cá nhân: Trả lại tiền thuế đã tạm thu
TT - Xung quanh việc giãn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vẫn có khá nhiều thắc mắc. Ngày 9-2, Tuổi Trẻ đã trao đổi với bà Trần Thị Lệ Nga (ảnh) - trưởng phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế TP.HCM - để làm rõ. Bà Nga nói:
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công thì thực hiện việc kê khai và tạm nộp hằng tháng, thời hạn lập tờ khai cũng như nộp thuế hằng tháng chậm nhất không quá ngày 20 của tháng sau. Như vậy, thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh của tháng 1-2009 thì cơ quan chi trả sẽ lập tờ khai và nộp thuế chậm nhất là ngày 20-2 nên hiện tại chưa phải là hết thời hạn nộp. Nhưng nếu như trước ngày 6-2 là ngày Bộ Tài chính ban hành thông tư 27 về giãn thuế TNCN, cơ quan chi trả nào đã có chi trả thu nhập và đã tạm khấu trừ thì trả lại khoản thuế TNCN đã tạm khấu trừ cho người lao động.
Tương tự, với cá nhân lao động thời vụ, hoặc có thu nhập từ nhiều nguồn mà cơ quan chi trả đã khấu trừ thuế trong tháng 1 và 2 có thể đem chứng từ đã khấu trừ thuế đến cơ quan chi trả để nhận lại tiền thuế đã tạm nộp. Công ty chứng khoán cũng căn cứ vào số thuế đã khấu trừ trên những giao dịch phát sinh để trả lại tiền thuế đã thu vào tài khoản của nhà đầu tư. Với thu nhập từ kinh doanh, việc kê khai và tạm nộp theo quý, do đó đến ngày 30-4 mới là hạn chót kê khai và tạm nộp thuế TNCN của quý 1-2009.
* Vậy trong thời gian giãn thu thuế, việc kê khai thuế được thực hiện như thế nào?
Không được giữ lại tiền thuế tạm nộp
Theo thông tư 27, người có thu nhập chịu thuế được giữ lại số tiền thuế lẽ ra phải nộp trong khoảng thời gian năm tháng, từ 1-1 đến hết ngày 31-5-2009. Mục đích của việc giãn thuế là để người dân giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Do đó, nếu cơ quan chi trả không hoàn lại số thuế đã tạm thu hoặc giữ lại thuế TNCN trong thời gian cá nhân được giãn nộp thuế là không đúng quy định.
- Trong thời gian giãn nộp thuế từ 1-1 đến 31-5-2009, việc kê khai và nộp tờ khai vẫn thực hiện theo quy định. Cụ thể, đối với các khoản thu nhập thuộc loại phải khấu trừ tại nguồn như thu nhập từ tiền lương tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại thì hằng tháng (đối với tiền lương tiền công) hoặc mỗi lần chi trả cơ quan chi trả vẫn phải tính số thuế mà cá nhân sẽ phải nộp và thông báo cho người nộp, lập tờ khai gửi cho cơ quan thuế để cơ quan thuế nắm được số thuế phát sinh.
Với trường hợp cá nhân kinh doanh là khoản thu nhập cá nhân phải trực tiếp đi kê khai và nộp thuế thì cá nhân vẫn phải lập tờ khai và nộp cho cơ quan thuế. Chỉ khác là thay vì nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thì cá nhân được giữ lại.
* Vậy việc đăng ký mã số thuế, cấp giấy chứng nhận người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh có thay đổi gì trong thời gian giãn thu thuế không?
- Việc giãn thu thuế để kích cầu không ảnh hưởng gì đến việc đăng ký và cấp mã số thuế. Các cá nhân thuộc diện đăng ký thuế nếu chưa có mã số thuế vẫn thực hiện đăng ký như bình thường. Vì theo thông tư 27, người có thu nhập chịu thuế chỉ được giãn nộp nhưng vẫn phải kê khai và tính ra số thuế. Số thuế được tính phải dựa trên các thông tin như mã số thuế, người phụ thuộc... Các cơ quan có chức năng về xác nhận người phụ thuộc theo quy định tại thông tư 84/2008 vẫn thực hiện việc xác nhận bình thường.
Hiện tại cơ quan thuế chưa yêu cầu nộp ngay hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh nhưng người nộp thuế cần tranh thủ làm sớm để tránh tình trạng quá tải vào những ngày cuối. Hạn chót nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh là ngày 30-6-2009.
* Cá nhân cho thuê nhà đã nhận tiền cả năm 2009 thì giãn nộp thuế ra sao? Cá nhân cho vay tiền có được giãn nộp?
- Thông tư 27 chỉ quy định thời gian giãn nộp từ 1-1 đến hết 31-5. Như vậy dù thanh toán tiền một lần cho 12 tháng vào tháng 1-2009 nhưng chỉ có số thuế TNCN phát sinh từ 1-1 đến 31-5 được giãn nộp thuế, còn lại từ tháng 6 đến tháng 12 vẫn nộp như bình thường.
Cá nhân có tiền cho tổ chức kinh tế vay là thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn nên dù là cá nhân cư trú hay không cư trú cũng đều được giãn thuế trong năm tháng theo thông tư 27.
* Thưa bà, nhiều người băn khoăn giãn thuế chưa phải là miễn, có nghĩa là có thể vẫn phải nộp khi thời hạn giãn thuế TNCN chấm dứt vào 31-5-2009. Nếu không giải tỏa lo lắng này thì tiền thuế được giãn vẫn chưa thể được đem ra tiêu xài như mong muốn của Chính phủ?
- Thẩm quyền quyết định miễn thuế TNCN thuộc về Quốc hội. Do cuộc họp để quyết định vấn đề này diễn ra trong tháng 5-2009 nên trước mắt để người dân giảm bớt khó khăn trong đời sống và trong khi chờ Quốc hội họp có quyết định cuối cùng, Bộ Tài chính đã có thông tư cho giãn thuế đến hết tháng 5-2009. Việc giãn thuế đến hết tháng 5-2009 cũng trùng với thời điểm Quốc hội đã có quyết định cuối cùng về vấn đề này. Do đó theo tôi, người dân không nên lo lắng.
Trường hợp được giãn và không được giãn thuế TNCN
Cá nhân cư trú (*)
Cá nhân không cư trú
Ðược giãn
Khôngđược giãn
Ðược giãn
Khôngđược giãn
Thu nhập từ: kinh doanh, tiền lương tiền công, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán), bản quyền và nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng; thu nhập từ thừa kế và quà tặng.
Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, bản quyền và nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ kinh doanh, tiền lương tiền công, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, thừa kế, nhận quà tặng.
(Nguồn: thông tư 27 của Bộ Tài chính)
ÁNH HỒNG
(*) Theo Luật thuế TNCN, cá nhân cư trú là người có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên hoặc có nơi ở thường xuyên. Do vậy, hầu hết người đang nộp thuế là cá nhân cư trú.
Source:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=300994&ChannelID=11
Tuesday February 10, 2009 - 04:06am (EST) Permanent Link 0 Comments
Anh siết chặt việc "bán - thuê lại nhà"
Anh siết chặt việc "bán - thuê lại nhà"
Nhiều trường hợp nói đã bị tống ra khỏi nhà nếu không trả nổi mức tiền thuê nhà cắt cổ
Bộ Tài chính Anh đang tiến hành tham vấn để ra luật về hoạt động của các công ty chuyên đi mua nhà rồi cho chủ cũ thuê lại.
Các hãng thường quảng cáo đây như một hình thức nhằm hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn, tạo điều kiện để họ được tiếp tục ở lại trong căn nhà của mình qua việc bán nhà đó cho công ty rồi được cho thuê lại chính căn nhà đó.
Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đã lên tiếng chỉ trích sau khi có các tường thuật nói có người bị chủ nhà mới tống cổ hoặc phải trả tiền thuê với giá cắt cổ.
Hồi đầu tuần, Văn Phòng Thương Mại Công Bằng đã tiến hành rà soát mạnh tay đối với các công ty chuyên mua nhà để cho chủ cũ thuê lại.
Cơ quan này đã yêu cầu 16 hãng phải thực hiện đúng như các thông tin quảng cáo mà các hãng đã đưa ra, nếu không muốn bị truy tố trước pháp luật.
Ian Pearson, Thứ Trưởng Kinh Tế thuộc Bộ Tài Chính đã phác thảo các đề án của chính phủ.
Sau đó, Adam Sampson, giám đốc điều hành hội thiện nguyện Shelter chuyên cung cấp nơi ở tạm cho các đối tượng gặp khó khăn, cùng với Chris Norris từ Hiệp Hội Chủ Cho Thuê Nhà Quốc Gia đã có cuộc tranh luận các vấn đề xoay quanh lĩnh vực cho thuê mướn nhà cửa.
source
BBCVietnamese
Sunday February 8, 2009 - 08:40am (EST) Permanent Link 0 Comments
Ngân hàng Trữ kim Úc giảm lãi xuất 1%, xuống còn 3.25%
Ngân hàng Trữ kim Úc giảm lãi xuất 1%, xuống còn 3.25%
Thống đốc Glenn Stevens
Đúng như người ta đã dự đoán, Ngân hàng Trữ kim Úc chiều hôm nay đã công bố giảm lãi suất chính thức xuống còn 3.25%. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong vòng 45 năm qua (từ năm 1964).
Trước đó các chuyên gia kinh tế nghĩ rằng ngân hàng trung ương sẽ cắt lãi suất ít nhất 0.75% bởi vì tình hình kinh tế toàn cầu trở nên tồi tệ một cách nhanh chóng kể từ khi ngân hàng giảm lãi suất lần chót vào tháng 12 năm ngoái.
Như vậy, kể từ tháng 9 năm ngoái, ngân hàng trung ương của Úc đã giảm lãi suất tổng cộng 4%.
Thống đốc ngân hàng trung ương, ông Glenn Stevens nói cùng với khủng hoảng tài chánh trong năm vừa qua, nền kinh tế toàn cầu xuống dốc và khoáng sản giảm giá nên đã gây nên sự mất tin tưởng ở Úc.
Vì thế Thống đốc Stevens nói cần phải có một sự giảm lãi suất thật lớn để có thể tạo niềm tin trong giới tiêu thụ. Ông Stevens cho rằng khi ban giám đốc Ngân hàng Trữ kim Úc làm quyết định, họ có nghĩ đến việc chính phủ Úc sáng nay công bố sẽ bỏ ra thêm $42 tỉ Úc kim để kích thích nền kinh tế.
Một tiếng đồng hồ sau khi Ngân hàng Trữ kim Úc công bố giảm lãi suất, chỉ có một mình ngân hàng Westpac tuyên bố họ sẽ theo chân ngân hàng trung ương giảm lãi suất. Các ngân hàng khác nói họ đang duyệt xét lãi suất thả nổi căn bản của họ.
Chủ tịch Hiệp hội Xây cất Úc, ông Wilhelm Harnish nói: “Nếu các ngân hàng theo gót Ngân hàng Trữ kim Úc để giảm lãi suất tương tự, thì kể từ tháng 9 năm 2008 đến nay, những người vay tiền mua căn nhà trung bình tiết kiệm $700 mỗi tháng”.
Cùng với việc chính phủ hỗ trợ tối đa $21,000 cho người mua căn nhà đầu tiên, ngành xây cất sẽ hưởng lợi trong việc ngân hàng trung ương giảm lãi suất.
source
TiVi Tuan San
Tuesday February 3, 2009 - 02:36am (EST) Permanent Link 0 Comments
SÀI GÒN TIẾP THỊ TẾT 2009
KINH TẾ VIỆT NAM NHÌN TỪ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA
“NỘI LỰC” NHÀ NƯỚC LẤN ÁT
Hiện nay đầu tư xây dựng phần lớn vẫn do các công ty nhà nước. Ảnh: Trần Việt Đức
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hàng năm tổng hợp và công bố số liệu kinh tế xã hội của các nước thành viên trong một tài liệu gọi là “Những số liệu căn bản” (Key Indicators). Nhìn vào số liệu về tài khoản quốc gia của Việt Nam và các nước trong khu vực trong bản báo cáo của ADB năm nay, có một số điểm sau cần lưu ý.
Trước hết có thể thấy GDP của Việt Nam năm 2007 được phân bổ như sau (GDP = C + G + I + NX):
– Tiêu dùng tư nhân: C = 64,9% – Tiêu dùng chính phủ: G = 6,1% – Đầu tư trong nước: I = 44,1% – Xuất khẩu ròng (xuất khẩu – nhập khẩu): NX = X – N = 73,6% – 90,2% = –16,6%
Đặc điểm đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là tiêu dùng tư nhân của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Đông – Đông Nam Á (64,9%), cao hơn nhiều so với Trung Quốc (37,1%) và Thái Lan (53,5%). Ngược lại, tiêu dùng chính phủ của ta lại thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, chỉ có 6,1% so với 14,4% của Trung Quốc và 12,6% của Thái Lan. Nếu gộp hai mục này lại thì tiêu dùng nội địa của Việt Nam vẫn cao hơn Trung Quốc và Thái Lan nhưng đã bằng hoặc thấp hơn một số nước khác.
Tại sao tiêu dùng tư nhân (C) của Việt Nam lại cao như vậy? Có phải vì dân Việt Nam không có tính tiết kiệm? Chúng ta thường tự khen là người Việt Nam “cần cù tiết kiệm”, số liệu về tỷ lệ tiết kiệm nội địa cho thấy dân Trung Quốc và cả dân Thái Lan cũng hơn dân Việt Nam về mặt này. Cũng có thể tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam thấp vì đa số người dân còn nghèo nên phần lớn thu nhập phải chi cho các nhu cầu cơ bản như lương thực, y tế, giáo dục. Khi một người phải “chạy ăn từng bữa” thì không thể có tiết kiệm được. Lập luận này có vẻ hợp lý vì tiêu dùng tư nhân ở Campuchia, Indonesia và Philippines, những nước nghèo trong khu vực, cũng cao tương đương hoặc nhỉnh hơn Việt Nam. Tuy nhiên, bạn có thể đặt câu hỏi: vì nghèo nên tiết kiệm thấp hay vì không tiết kiệm nên nghèo? Hay đấy là một cái vòng luẩn quẩn?
Điều ngạc nhiên hơn là chi tiêu chính phủ (G) của Việt Nam lại thấp như vậy (6,1%). Chúng ta vẫn than phiền về bộ máy hành chính cồng kềnh và Chính phủ vẫn đang cố gắng tinh giảm biên chế để bớt gánh nặng cho ngân sách. Vậy tại sao G của Việt Nam lại chưa bằng nửa của Trung Quốc (14,4%) và Thái Lan (12,6%)? Có phải vì nguồn thu của Chính phủ thấp nên G buộc phải nhỏ? Số liệu về ngân sách cho thấy không phải vậy. Ngân sách của Việt Nam có tổng nguồn thu bằng 24,9% GDP, so với 20,6% của Trung Quốc và 17,2% của Thái Lan.
Với nguồn thu bằng 24,9% GDP năm 2007, Chính phủ đã chi tiêu tổng cộng bằng 28,1% GDP trong đó phần chi vào G chỉ có 6,1%. Như vậy 22% GDP được Chính phủ chi vào đầu tư và xây dựng cơ bản. Đây là tỷ lệ chi cho đầu tư công lớn nhất khu vực, gấp bốn lần Trung Quốc (5,5%) và hơn ba lần Thái Lan (6,6%). Có thể nói Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế. Trong số 44,7% tổng đầu tư trong nước, Nhà nước chiếm 22%, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,3%, vậy là giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ đầu tư bằng 10,4%, so với 35% của Trung Quốc và 17% của Thái Lan. Tóm lại “nội lực” của Việt Nam vẫn chủ yếu nằm trong tay Nhà nước và sự “còi cọc” của khu vực tư nhân có thể là hậu quả của hiệu ứng lấn át (là hiệu ứng nhà nước hoạt động kinh tế quá nhiều nên lấn át cơ hội sử dụng nguồn lực của tư nhân vì tổng nguồn lực của nền kinh tế là hữu hạn).
Vài năm gần đây Việt Nam cổ vũ và khuyến khích quá trình “xã hội hoá” nhiều dịch vụ công như xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thể thao, và mới nhất là công chứng. Nếu hiểu “xã hội hoá” là dỡ bỏ các rào cản pháp lý để các thành phần kinh tế tư nhân có thể cùng Nhà nước (và cạnh tranh với Nhà nước) cung cấp các dịch vụ công này thì đây là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên nếu “xã hội hoá” là một hình thức Nhà nước đẩy một phần trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công vào tay người dân thì kết quả sẽ là G giảm và C tăng. Ví dụ trước đây người dân được khám bệnh miễn phí, thực ra chi phí cho việc khám bệnh nằm trong G, nay ngành y tế được “xã hội hoá” – người bệnh phải trả một phần viện phí nên C tăng lên. Việc G của Việt Nam giảm liên tục từ 12,3% năm 1990 đến 6,1% năm 2007 có thể là một dấu hiệu đáng ngại của xu hướng “xã hội hoá” các dịch vụ công kiểu này. Trong khi đó G của Trung Quốc dao động trong khoảng 14 – 15% còn của Thái Lan tăng liên tục từ 9,4 – 12,6%.
Tương quan G/C thấp của Việt Nam còn có thể do hệ thống an sinh và bảo hiểm xã hội của Việt Nam còn quá nhỏ và yếu. Ngay cả trong trường hợp các quỹ bảo hiểm xã hội (hưu trí, thất nghiệp, y tế) được đặt ngoài ngân sách (như của Việt Nam hiện tại), Chính phủ vẫn phải thường xuyên bù lỗ cho các quỹ này, nhất là trong các giai đoạn kinh tế khó khăn. Nâng cao mức phúc lợi cho người dân từ các quỹ này, gián tiếp làm tăng G, vừa giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống của người dân vừa tạo ra một cơ chế “kích thích tài khoá tự động” cho nền kinh tế.
Số liệu về tổng thu ngân sách của Việt Nam tăng liên tục từ 21,9% năm 1990 lên 28,1% năm 2007. Vậy G giảm liên tục chứng tỏ đầu tư chính phủ đã tăng không ngừng. Có thể đây là chiến lược phát triển của Việt Nam: tăng tốc đầu tư chính phủ (vào các tập đoàn nhà nước) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng rõ ràng chiến lược này có giới hạn của nó. Giữ G thấp quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến vốn con người và vốn xã hội trong khi tăng đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao vì vừa dễ bị thất thoát vừa bị hạn chế bởi năng lực và cơ chế quản lý. Một bằng chứng rất rõ là nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo tỷ lệ đầu tư trên tăng trưởng (ICOR) của Việt Nam đang tăng liên tục và cao hơn nhiều nước trong khu vực (ICOR trung bình của Việt Nam tính theo số liệu của ADB từ năm 2001 đến 2007 là 5,5).
Bên cạnh chiến lược phát triển dựa vào đầu tư của Chính phủ, Việt Nam cũng học tập (theo lời khuyên của ngân hàng Thế giới) chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu của nhiều nước, lãnh thổ ở châu Á đã và đang thành công như Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia và Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 167% GDP, cao hơn của Trung Quốc (72%) và Thái Lan (139%) nhưng vẫn thấp hơn Malaysia (200%), Hong Kong và Singapore (400%). Đây là một chiến lược phát triển nhiều rủi ro vì nó phụ thuộc vào cầu thế giới, một điều các nước nhỏ không thể tác động được. Điều này có thể thấy rất rõ khi các nước châu Á có độ mở tương đương với Việt Nam đều đang bị suy thoái khá nghiêm trọng do cầu thế giới sụt giảm trong nửa sau năm 2008.
Tất nhiên chấp nhận rủi ro là để được những thuận lợi khác: các nước áp dụng chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu đều đã có những giai đoạn phát triển vượt bực, là hình mẫu cho cả thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này có một điểm Việt Nam không bắt chước được là luôn bị thâm hụt thương mại. Trong tất cả các nước trong khu vực có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn 70% GDP, chỉ có Việt Nam và Campuchia bị thâm hụt cán cân thương mại (nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu). Trong khi Campuchia bị thâm hụt có lẽ do tiêu dùng nội địa (C+G) quá cao (84%), Việt Nam bị thâm hụt chủ yếu vì đầu tư nội địa cao (tiêu dùng nội địa của Việt Nam tương đương với các nước có thặng dư thương mại).
Tổng tiết kiệm của Việt Nam năm 2007 là 29,8% GDP, khá thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên số tiết kiệm này thừa đủ cho đầu tư tư nhân trong nước (10%), cho nên Việt Nam phải nhập khẩu vốn (NX = –16,6%) hoàn toàn để tài trợ cho đầu tư nhà nước. Tóm lại, Việt Nam đã áp dụng chính sách phát triển dựa vào gia tăng đầu tư nhà nước (trong khi giảm dần G) để kích thích xuất khẩu. Nhưng vì đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao nên tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp nhu cầu vốn nội tại, do vậy cán cân thương mại đã và đang thâm hụt nặng nề.
Nửa đầu năm 2008 Việt Nam đã chịu sức ép lạm phát rất lớn. Nguyên nhân trực tiếp đã được nhiều người chỉ ra là tốc độ tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh trong năm 2007, một phần do ngân hàng Nhà nước đã không kịp thời hoặc không có khả năng trung hoà (sterilize) hoạt động mua ngoại tệ khi dòng FDI tăng vọt trong năm. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh tài khoản quốc gia, nguy cơ lạm phát có thể còn do tốc độ tăng trưởng của cầu nội địa (DD = C+G+I). Số liệu của ADB cho thấy năm 2007 C tăng 9,6%, G tăng 8,9% và I tăng 24,2%. Trong khi đó tăng trưởng của tổng sản lượng chỉ là 8,5%, nhỏ hơn tất cả các cấu thành của cầu nội địa.
Kết hợp với trọng số của các cấu thành nói trên có thể tính được tốc độ tăng cầu nội địa cho Việt Nam năm 2007 là 15%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP. Trong khi đó, các nước khác trong khu vực và ngay cả Việt Nam trong những năm trước đó đều có tốc độ tăng cầu nội địa tương đương với tốc độ tăng GDP, nếu có chênh lệch cũng không đến mức gấp đôi như vậy (trừ Brunei là một nước rất nhỏ và có tỷ trọng xuất khẩu dầu thô lớn). Chính sự gia tăng đột biến của cầu nội địa trong năm 2007, do FDI và đầu tư công cùng tăng, là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát đầu năm 2008.
Đến thời điểm này, khi nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng của Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp “kích cầu”, chủ yếu tập trung vào kích thích đầu tư. Với cơ cấu kinh tế Việt Nam như đã trình bày ở trên đã quá nghiêng về đầu tư, có lẽ các biện pháp kích cầu nên tập trung vào C và G. Đặc biệt nếu lập luận “xã hội hoá” nói trên đúng phần nào, việc tăng G thông qua “nhà nước hoá” lại một số dịch vụ công có thể là một giải pháp tốt. Nếu người dân bớt được chi phí cho giáo dục và y tế, họ sẽ có nhiều tiền hơn cho tiêu dùng. Họ cũng có thể sẽ tiết kiệm nhiều hơn và số tiền đó sẽ chủ yếu chảy vào đầu tư tư nhân, điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam.
Rất tiếc báo cáo của ADB không có số liệu chi tiết về xuất nhập khẩu, tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng phần lớn nhập khẩu của Việt Nam là nguyên vật liệu cho các mặt hàng xuất khẩu. Do đó nếu xuất khẩu giảm sút nhập khẩu cũng sẽ giảm theo, dù chậm hơn, và ảnh hưởng cuối cùng vào GDP có thể không quá lớn. Dù sao đi nữa Chính phủ cũng nên có các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại. Điều này không chỉ có lợi vào thời điểm suy thoái này mà còn có lợi về lâu dài. Xét về quan điểm kinh tế vĩ mô, thâm hụt thương mại là hình thức để một nước nhập khẩu tiết kiệm của nước ngoài khi tiết kiệm trong nước không đủ cho đầu tư nội địa. Do vậy để giảm thâm hụt thương mại thì hoặc phải giảm đầu tư hoặc phải tăng tiết kiệm nội địa.
Với cơ cấu đầu tư nội địa quá thiên về đầu tư nhà nước như của Việt Nam, việc chuyển dịch dần sang đầu tư tư nhân là cần thiết, vừa để tăng hiệu quả của đồng tiền đầu tư (giảm ICOR) vừa để Chính phủ có thể dồn ngân sách sang G giảm bớt gánh nặng “xã hội hoá” cho người dân. Tiết kiệm nội địa có thể điều chỉnh được qua các chính sách thuế, ví dụ tăng thuế gián thu (VAT) đồng thời giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ đang phải nhập khẩu cũng giúp tăng tiết kiệm và đồng thời giảm thâm hụt thương mại. Mạnh tay hơn với các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá đối với các ngành sản xuất phải nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ nước ngoài cũng là cách hạn chế bớt nhập khẩu.
Điểm cuối cùng, Việt Nam đã có những sai lầm trong quá trình đổi mới và mở cửa nên nền kinh tế đã có một cấu trúc không được tối ưu. Chúng ta cần nhìn nhận những sai lầm đó và kiên quyết sửa chữa. Một điều đáng tiếc là chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm này, không sớm thì muộn. Việc dịch chuyển cơ cấu đầu tư hay tương quan G/C có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Nhưng thà chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong vài năm để điều chỉnh còn hơn là cứ tiếp tục cơ cấu kinh tế không cân bằng hiện tại. Mỹ đang phải trả giá cho cơ cấu kinh tế lệch lạc của mình, nhưng cuộc khủng hoảng sẽ qua đi và nền kinh tế Mỹ sẽ lại phát triển. Chúng ta không nên mắc lại sai lầm của Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước những lời cảnh báo về các mất cân đối trong nền kinh tế.
(*) tựa do toà soạn đặt
source
http://sgtt.com.vn/Detail90.aspx?ColumnId=90&newsid=45842&fld=HTMG/2009/0108/...
Saturday January 31, 2009 - 06:03am (EST) Permanent Link 0 Comments
Quỹ đầu tư tại Việt Nam cần vốn cho 2009
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/story/2009/01/090119_vn_investment_funds.shtml
Ngày 19.01.2009 Giờ 15:41
Phiên giao dịch chứng khoán 19.1: thanh khoản giảm mạnh
Còn chưa đầy một tuần nữa là tới tết nguyên đán, và do khó xác định xu hướng sắp tới nên nhiều nhà đầu tư quyết định không tham gia thị trường vào thời điểm này, khiến thị trường chứng khoán có những phiên yếu cả về sức cầu cũng như lượng hàng ra thị trường, tính thanh khoản giảm mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (19.1), chỉ số VN-Index đóng cửa ở 304,98 điểm, giảm 1,14 điểm (giảm 0,37%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm 32,73% so với phiên trước, còn 4.583.470 đơn vị. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 101,255 tỉ đồng, giảm 38,65% so với phiên trước.
Trong 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 50 mã tăng giá, 81 mã giảm giá, 40 mã đứng giá tham chiếu. Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá là PVD, 3 cổ phiếu giảm giá. Trong 4 chứng chỉ quỹ, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 37 mã cổ phiếu (476.870 đơn vị), bằng 10,40% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
source
http://sgtt.com.vn/detail42.aspx?ColumnId=42&newsid=46372&fld=HTMG/2009/0119/46372
Monday January 19, 2009 - 08:47pm (EST) Permanent Link 0 Comments
No comments:
Post a Comment