Nguy cơ mất cả thị trường nội địa…
Ngày 23.12.2008 Giờ 14:17
Sổ tay
Nguy cơ mất cả thị trường nội địa…
Trong tuần qua, theo các số liệu thống kê về tình hình thị trường, sản xuất công nghiệp, thương mại của bộ Tài chính, bộ Công thương, tình hình kinh tế vẫn theo chiều hướng xấu đi. Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su tiếp tục giảm. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại 1 giảm còn khoảng 1.560 – 1.900 USD/tấn (FOB), giảm 8 – 10% so với thời điểm giữa tháng 11. Giá một tấn cao su SRV 3L xuất khẩu tại Móng Cái (Quảng Ninh) còn 1.200 – 1.500 USD, giảm 30% so với tháng 11 nhưng khối lượng xuất cũng giảm theo. Đã có khoảng 20 công ty, đơn vị chuyên xuất khẩu cao su tạm ngưng giao dịch. Mặt hàng gạo cũng tiếp tục giảm giá: gạo 5% tấm từ 420 – 450 USD/tấn, giảm thêm 50 USD/tấn… Ở trong nước, cho dù đang là tháng áp tết nhưng giá cả nhiều mặt hàng, dịch vụ tiếp tục giảm mạnh. Theo bộ Kế hoạch và đầu tư, trong tháng 12, theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không tăng. Số liệu thống kê cho thấy, khả năng CPI tháng này có thể tiếp tục âm cho thấy xu hướng nền kinh tế tiếp tục theo chiều hướng giảm phát rõ nét hơn. CPI của TP Hồ Chí Minh tháng này là –0,42% và CPI của Hà Nội ở mức –1,3%. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ tiếp tục giảm nhanh là dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, thực phẩm, vật liệu xây dựng…
Do rất khó khăn trong việc ký hợp đồng mới để xuất khẩu, thậm chí phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu lãnh đạo các doanh nghiệp năm nay không nghỉ tết để đi tìm kiếm thị trường, nhiều doanh nghiệp xác định quay về thị trường nội địa. Trong hai tuần qua, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá… được tung ra với mức giảm trung bình 10 – 30%. Đây cũng là một yếu tố khiến chỉ số giá cả tháng cuối năm không tăng. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh siêu thị, hiệu quả của các chương trình khuyến mãi, giảm giá chưa cao. Một phần nguyên nhân là do sức cầu vẫn rất yếu, chương trình kích cầu cả gói của Chính phủ mới chủ yếu được bàn ở hội nghị và chưa được triển khai. Trên thực tế, nhiều loại hàng hoá, dịch vụ trong nước vẫn rất cao do đã liên tục leo thang kể từ cuối năm 2007.
Trong khi đó, bộ Công thương cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ hàng ngoại nhập giá rẻ tràn vào thị trường nội địa. Từ cuối tháng 11 đến nay, ở một số cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc, các cửa khẩu giáp Lào, các mặt hàng tiêu dùng, phôi thép, phân bón được tập kết với số lượng rất lớn. Theo một nguồn tin từ cơ quan chức năng, tại cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc), khối lượng hàng các doanh nghiệp Trung Quốc tập hợp chờ xuất sang Việt Nam tăng 50 – 100% so với cùng kỳ năm 2007, giá rẻ hơn cùng kỳ 10 – 20%. Tổng giá trị hàng chờ nhập ở một số cửa khẩu phía Bắc có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Một cơ quan của bộ Công thương đưa ra ước tính, mức tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc vào Việt Nam trong tháng này tăng khoảng 20 – 30% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập chủ yếu là vải vóc, quần áo, đồ chơi trẻ em, hàng điện, điện tử… Trung Quốc đang áp dụng nhiều chính sách đẩy mạnh xuất khẩu như giảm mạnh thuế xuất khẩu đặc biệt với các mặt hàng thép, phôi thép, phân bón, hoá chất, phụ tùng máy công nghiệp... nhiều loại chỉ còn 0%. Phía các doanh nghiệp cũng áp dụng các chính sách giảm giá mạnh như giảm 3% tổng giá trị lô hàng có trị giá trên 500.000 nhân dân tệ và chịu mọi chi phí để chở hàng qua Việt Nam.
Do đó, nếu các cơ quan nhà nước không triển khai nhanh các chương trình, chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa như Chính phủ đã tuyên bố, các doanh nghiệp Việt Nam không sớm có những ứng phó, giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn hơn thì hàng hoá sản xuất trong nước có thể bị đánh bật bởi các luồng hàng ngoại nhập cả chính ngạch và tiểu ngạch trong thời gian tới.
Mạnh Quân
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=45089&fld=HTMG/2008/1221/45089
Ngày 24.12.2008 Giờ 14:30
Siêu thị lấn dần kênh phân phối truyền thống
Theo kết quả điều tra trực tiếp của báo SGTT đối với các sản phẩm tiêu dùng thường xuyên tại các hộ gia đình ở TP.HCM, tuỳ đặc điểm từng sản phẩm, ngành hàng mà người tiêu dùng lựa chọn nơi mua khác nhau. Nhưng nhìn chung thì siêu thị và tiệm tạp hoá là hai kênh phân phối được lựa chọn nhiều nhất.
Tỷ trọng giữa các nơi mua sắm này có thay đổi qua từng tháng nhưng có một điểm đáng lưu ý là ba tháng qua có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng của siêu thị và giảm dần của tiệm tạp hoá và chợ. Số liệu này cho thấy, cùng với sự gia tăng về số lượng siêu thị ở thành phố, các chương trình khác của siêu thị như khuyến mãi, đa dạng hoá sản phẩm đã có tác dụng tạo “lực hút” người tiêu dùng từ các kênh phân phối truyền thống khác.
Trong khi đó cửa hàng tiện lợi, một mô hình còn mới ở Việt Nam, dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng gia tăng trong lựa chọn của người tiêu dùng.
Hữu Điền
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=45239&fld=HTMG/2008/1224/45239
Ngày 23.12.2008 Giờ 14:17
Sổ tay
Nguy cơ mất cả thị trường nội địa…
Trong tuần qua, theo các số liệu thống kê về tình hình thị trường, sản xuất công nghiệp, thương mại của bộ Tài chính, bộ Công thương, tình hình kinh tế vẫn theo chiều hướng xấu đi. Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su tiếp tục giảm. Giá xuất khẩu cà phê Robusta loại 1 giảm còn khoảng 1.560 – 1.900 USD/tấn (FOB), giảm 8 – 10% so với thời điểm giữa tháng 11. Giá một tấn cao su SRV 3L xuất khẩu tại Móng Cái (Quảng Ninh) còn 1.200 – 1.500 USD, giảm 30% so với tháng 11 nhưng khối lượng xuất cũng giảm theo. Đã có khoảng 20 công ty, đơn vị chuyên xuất khẩu cao su tạm ngưng giao dịch. Mặt hàng gạo cũng tiếp tục giảm giá: gạo 5% tấm từ 420 – 450 USD/tấn, giảm thêm 50 USD/tấn… Ở trong nước, cho dù đang là tháng áp tết nhưng giá cả nhiều mặt hàng, dịch vụ tiếp tục giảm mạnh. Theo bộ Kế hoạch và đầu tư, trong tháng 12, theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không tăng. Số liệu thống kê cho thấy, khả năng CPI tháng này có thể tiếp tục âm cho thấy xu hướng nền kinh tế tiếp tục theo chiều hướng giảm phát rõ nét hơn. CPI của TP Hồ Chí Minh tháng này là –0,42% và CPI của Hà Nội ở mức –1,3%. Các nhóm hàng hoá, dịch vụ tiếp tục giảm nhanh là dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, thực phẩm, vật liệu xây dựng…
Do rất khó khăn trong việc ký hợp đồng mới để xuất khẩu, thậm chí phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu lãnh đạo các doanh nghiệp năm nay không nghỉ tết để đi tìm kiếm thị trường, nhiều doanh nghiệp xác định quay về thị trường nội địa. Trong hai tuần qua, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá… được tung ra với mức giảm trung bình 10 – 30%. Đây cũng là một yếu tố khiến chỉ số giá cả tháng cuối năm không tăng. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều doanh nghiệp, công ty kinh doanh siêu thị, hiệu quả của các chương trình khuyến mãi, giảm giá chưa cao. Một phần nguyên nhân là do sức cầu vẫn rất yếu, chương trình kích cầu cả gói của Chính phủ mới chủ yếu được bàn ở hội nghị và chưa được triển khai. Trên thực tế, nhiều loại hàng hoá, dịch vụ trong nước vẫn rất cao do đã liên tục leo thang kể từ cuối năm 2007.
Trong khi đó, bộ Công thương cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ hàng ngoại nhập giá rẻ tràn vào thị trường nội địa. Từ cuối tháng 11 đến nay, ở một số cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc, các cửa khẩu giáp Lào, các mặt hàng tiêu dùng, phôi thép, phân bón được tập kết với số lượng rất lớn. Theo một nguồn tin từ cơ quan chức năng, tại cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc), khối lượng hàng các doanh nghiệp Trung Quốc tập hợp chờ xuất sang Việt Nam tăng 50 – 100% so với cùng kỳ năm 2007, giá rẻ hơn cùng kỳ 10 – 20%. Tổng giá trị hàng chờ nhập ở một số cửa khẩu phía Bắc có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Một cơ quan của bộ Công thương đưa ra ước tính, mức tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc vào Việt Nam trong tháng này tăng khoảng 20 – 30% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập chủ yếu là vải vóc, quần áo, đồ chơi trẻ em, hàng điện, điện tử… Trung Quốc đang áp dụng nhiều chính sách đẩy mạnh xuất khẩu như giảm mạnh thuế xuất khẩu đặc biệt với các mặt hàng thép, phôi thép, phân bón, hoá chất, phụ tùng máy công nghiệp... nhiều loại chỉ còn 0%. Phía các doanh nghiệp cũng áp dụng các chính sách giảm giá mạnh như giảm 3% tổng giá trị lô hàng có trị giá trên 500.000 nhân dân tệ và chịu mọi chi phí để chở hàng qua Việt Nam.
Do đó, nếu các cơ quan nhà nước không triển khai nhanh các chương trình, chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa như Chính phủ đã tuyên bố, các doanh nghiệp Việt Nam không sớm có những ứng phó, giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn hơn thì hàng hoá sản xuất trong nước có thể bị đánh bật bởi các luồng hàng ngoại nhập cả chính ngạch và tiểu ngạch trong thời gian tới.
Mạnh Quân
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=45089&fld=HTMG/2008/1221/45089
Ngày 24.12.2008 Giờ 14:30
Siêu thị lấn dần kênh phân phối truyền thống
Theo kết quả điều tra trực tiếp của báo SGTT đối với các sản phẩm tiêu dùng thường xuyên tại các hộ gia đình ở TP.HCM, tuỳ đặc điểm từng sản phẩm, ngành hàng mà người tiêu dùng lựa chọn nơi mua khác nhau. Nhưng nhìn chung thì siêu thị và tiệm tạp hoá là hai kênh phân phối được lựa chọn nhiều nhất.
Tỷ trọng giữa các nơi mua sắm này có thay đổi qua từng tháng nhưng có một điểm đáng lưu ý là ba tháng qua có sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng của siêu thị và giảm dần của tiệm tạp hoá và chợ. Số liệu này cho thấy, cùng với sự gia tăng về số lượng siêu thị ở thành phố, các chương trình khác của siêu thị như khuyến mãi, đa dạng hoá sản phẩm đã có tác dụng tạo “lực hút” người tiêu dùng từ các kênh phân phối truyền thống khác.
Trong khi đó cửa hàng tiện lợi, một mô hình còn mới ở Việt Nam, dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có xu hướng gia tăng trong lựa chọn của người tiêu dùng.
Hữu Điền
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=45239&fld=HTMG/2008/1224/45239
No comments:
Post a Comment