Nhiều áp lực đè lên nông dân
Ngày 03.11.2008 Giờ 14:27
MIỀN TÂY
Nhiều áp lực đè lên nông dân
Lúa gạo ở Việt Nam chưa tìm được đầu ra. Tại hội thảo An ninh lương thực khu vực Đông Nam Á kêu gọi các nước tập trung sản xuất lương thực để đối phó tình hình cung không đủ cầu, trong đó nhiều ý kiến đặt vấn đề sản xuất lúa lai. Phóng viên SGTT đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Trần Thanh Bé, giám đốc viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long về vấn đề này.
Trong những ngày cuối tháng 10.2008, hàng trăm ghe, thuyền trọng tải 15 – 20 tấn chở lúa gạo của thương lái các tỉnh ĐBSCL tập trung tại chợ gạo Bà Đắc, xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang, không bán được hàng. Chợ gạo Bà Đắc có hơn 80 vựa, kho và 40 nhà máy xay xát lúa gạo, hàng năm cung ứng nửa triệu tấn gạo cho các chợ đầu mối và các doanh nghiệp xuất khẩu giờ chỉ nhập gạo thơm, gạo chất lượng cao và hoạt động bằng 10% năng lực so với mùa cao điểm do không thị trường tiêu thụ. Ảnh: Tràng Dương
Thưa ông, hiện nay, tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đang trong cơn sốt giống lúa. Vậy tại sao phải thận trọng với lúa lai?
Đặc điểm của lúa lai là nông dân không thể sử dụng làm giống. Lâu nay nông dân mình được huấn luyện nhân giống lúa thuần, nên tôi nói thận trọng vì nông dân mình chưa có tập quán sử dụng lúa lai, và việc cung cấp giống vẫn do các công ty nước ngoài, đừng để nông dân bị các công ty đa quốc gia trói buộc khi sản xuất lúa lai trong nước còn giới hạn. Sẽ bất hợp lý khi cuộc khủng hoảng tài chính gây ra hậu quả tiêu cực với nông nghiệp và an ninh lương thực. Các khoản tín dụng của ngân hàng dành cho lĩnh vực nông nghiệp cũng như viện trợ của các chính phủ cho người làm nông nghiệp sẽ bị hạn chế, nhưng người ta lại bảo hãy làm ra nhiều lương thực, bằng cách này bằng cách khác. Hơn nữa, ngày 24.10.2008, tổng giám đốc viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), tiến sĩ Robert Zeigler đã thông báo sẽ tổ chức hội nghị Lúa gạo quốc tế lần thứ ba nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Đây là cơ hội để Việt Nam chứng tỏ với bạn bè quốc tế về những thành tựu đạt được trong sản xuất lúa; công nghệ và công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp, nhưng không phải từ nguồn lợi lúa lai.
Mấy tháng nay, lương thực không có đầu ra. Mới đây, lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo đã được tháo dỡ. Theo đó, tình trạng khê đọng sẽ sớm được giải quyết?
Dừng nhưng cũng phải làm gì chứ. Đến giữa tháng 10.2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 3,8 triệu tấn, trị giá 2,265 tỉ USD. Tuy nhiên, lượng lúa gạo tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu trên 888 ngàn tấn. Trong dân, lúa từ vụ đông xuân 2007 – 2008, chưa bán được. Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp thu mua lúa, bảo đảm nông dân có lời 40%, nhưng doanh nghiệp khó làm vì đụng hàng rào kinh tế của các ngân hàng khi trữ lúa. Lẽ ra việc mua lúa và tồn trữ là của cục Dự trữ quốc gia. Tại đồng bằng sông Cửu Long, việc dự trữ đẩy cho nông dân, nhưng mấy tháng nay, nông dân với khả năng phơi sấy, tồn trữ không tốt trong mùa mưa, đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng lúa gạo. Chưa ai tính tổn thất này. Nước giàu còn tính kỹ, huống gì mình là nước nghèo. Trong nước, nông dân chấp nhận vai trò sản xuất, duy trì an ninh lương thực, để công bằng phải có chính sách đặc thù với người trồng lúa nói riêng, nông dân nói chung, chính sách kinh tế ổn định để yên tâm sản xuất bởi cây lương thực lợi nhuận thấp so những cây, con khác.
Hiện nay, người trồng lúa chịu áp lực: đất lúa thu hẹp, chi phí tăng cao, hàng hoá không tiêu thụ được, ô nhiễm môi trường nặng nề… phải làm gì khi nông thôn “giảm phát”?
Mười tháng qua, cả nước có 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỉ USD, tăng gần sáu lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Đồng bằng yếu thế hơn trong đầu tư, nên các địa phương dành bờ xôi ruộng mật cho nhà đầu tư công nghiệp, đẩy nông dân vào vùng khó hơn. Nông nghiệp gặp khó, nông dân lúng túng do không có mô hình phát triển, đương nhiên nông thôn sẽ khó phát triển. Hiện nay, mỗi ngày sông Hậu phải chịu đựng 100.000m3 chất thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Lẽ ra, phải tính sức chịu đựng của môi trường trước khi làm việc gì. Nuôi 100 bè cá chưa thấy gì, nhưng khi đưa ra mục tiêu sản lượng cả triệu tấn, đòi hỏi phải có cả vạn cái bè, thì môi trường không chịu nổi. Làm một nhà máy chế biến thuỷ sản, không hệ thống xử lý chưa thấy gì, nhưng hàng chục, hàng trăm nhà máy mà thiếu tầm nhìn, sẽ phá vỡ môi trường, gây hậu quả tới đời sau.
Theo ông, cái khó nhất trong việc phát triển nông thôn là gì?
Tôi mong muốn có sự cải tổ chính sách, và mong muốn vai trò của các tổ chức xã hội trong nông thôn gắn với hiệu quả sản xuất như các nước đang làm. Họ lo kỹ thuật và thị trường, hiểu thị trường rồi tổ chức sản xuất, thay đổi thị trường là phải tính lại sản xuất, thậm chí thuê chuyên gia làm việc cho hội đoàn.
Trí thức ít về nông thôn do chính sách không khích lệ. An Giang làm hay, nhưng về lâu dài cần có chính sách chung để giải quyết những vấn đề phát triển nông thôn. Phải có hướng đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn. Nói cơ giới hoá nông nghiệp, nhưng phải tính nhân lực cho cơ giới hoá. Hiện nay cả vùng có nhiều trường đại học, nhưng nguồn nhân lực cũng bấy nhiêu đó và các trường không gắn đào tạo với lợi thế từng vùng, nhu cầu phát triển dài hạn. Trong khi đó các tỉnh đưa ra hình thức mời tiến sĩ về tỉnh, thành phố với những quyền lợi ưu đãi. Tỉnh này nói ưu đãi 100 triệu đồng, tỉnh khác 150 triệu đồng, thành phố kia 200 triệu đồng. Được mấy người về? Thực tế ở vùng nông nghiệp, quyết định vẫn là nông dân, kêu gọi được mười ông tiến sĩ, thạc sĩ về, nhưng cả ngàn, cả vạn nông dân còn ì ạch, thì mình làm được gì?
Hoàng Lan (thực hiện)
source
http://sgtt.com.vn/detail29.aspx?newsid=42781&fld=HTMG/2008/1102/42781
Wednesday November 5, 2008 - 04:39am (EST) Permanent Link 0 Comments
Nhiều doanh nghiệp bị thâu tóm âm thầm
Ngày 29.10.2008 Giờ 14:30
Những lỗ hổng trong mua bán và sáp nhập công ty
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) đang diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, chưa có các quy định pháp lý đầy đủ và rõ ràng cho hoạt động này, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý
Hoạt động trên sàn chứng khoán, khi mua bán trên 5% vốn cổ phần công ty thì phải thông báo với uỷ ban Chứng khoán Ảnh: Lê Quang Nhật
Đầu năm nay, hãng bánh kẹo Hàn Quốc Lotte đã thực hiện một vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đình đám Việt Nam khi tuyên bố nắm giữ tới hơn 30% sở hữu của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà Bibica. Theo thoả thuận, Bibica sẽ nhập khẩu và phân phối sản phẩm của Lotte tại hệ thống của mình tại Việt Nam. Đây là điểm đáng chú ý nhất bởi mạng lưới phân phối của Bibica lên đến gần 20.000 cửa hàng, chiếm 10% thị phần bánh kẹo ở Việt Nam. Như vậy, nhiều chuyên gia lo ngại, Lotte – với tiềm lực và kinh nghiệm vượt trội – có thể phát triển thành nhà kinh doanh lớn nhất trong ngành này.
Với số cổ phần nắm giữ khoảng 30% của Bibica, qua thương vụ trên, Lotte đã chọn được con đường ngắn nhất và ít rủi ro nhất để thâm nhập thị trường phân phối ở Việt Nam. Những người trong ngành ước tính, Bibica đang chiếm khoảng 10% thị phần bánh kẹo ở Việt Nam. Theo cam kết WTO, Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được quyền phân phối trong giới hạn mở một cơ sở phân phối sau ngày 1.1.2009 tới. Cuộc hôn nhân của Lotte và Bibica rõ ràng đã đặt ra vấn đề là khung pháp lý nào cho các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam có hơn một cơ sở phân phối?
Mặc dù các cơ sở pháp lý cơ bản nhất về M&A đã được ban hành rải rác ở các luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Cạnh tranh, Chứng khoán... nhưng các quy định tại các văn bản này về riêng lĩnh vực M&A vẫn còn “chưa cụ thể và toàn diện”, theo ông Ngô Công Thành, thuộc cục Đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch và đầu tư. “Thị trường còn thiếu các thông tin tin cậy… Bản thân các nhà đầu tư trong nước, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng chưa có một sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về vai trò và xu hướng phát triển của hình thức đầu tư M&A”, ông Thành nhận xét.
Một ví dụ khác. Theo điều 153 của luật Doanh nghiệp, các công ty nhận sáp nhập có thị phần 30 – 50% phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh; và cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản từ cục Cạnh tranh xác nhận doanh nghiệp có thị phần dưới 30%. Ông Đăng Dương Anh, luật sư văn phòng luật Vilaf Hồng Đức nhận xét, tiêu chí này là thiếu định lượng và gây khó khăn cho các doanh nghiệp. “Họ phải mất chi phí khá lớn để nghiên cứu thị phần, xem có phải thông báo cho cục Cạnh tranh hay không trước khi tiến hành hoạt động M&A”, ông Anh nói. Rõ ràng, sẽ xảy ra trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu M&A sẽ tránh thông báo với cục này.
Ông Thành cho rằng, khuôn khổ pháp lý chưa rõ ràng, nằm rải rác tại nhiều văn bản và trong nhiều trường hợp xung đột nhau đã làm các cơ quan quản lý cả Trung ương và địa phương rất khó khăn trong việc áp dụng luật pháp. Ví dụ, các hoạt động M&A liên quan tới các doanh nghiệp đã niêm yết thì do uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của bộ Kế hoạch và đầu tư. Thêm vào đó, các cơ quan nhà nước cũng còn chưa thống nhất định nghĩa M&A là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, điều kiện nào để chuyển hoá từ đầu tư gián tiếp thành đầu tư trực tiếp và ngược lại.
Trên thị trường chứng khoán đã diễn ra các giao dịch của các quỹ đầu tư và các định chế tài chính nước ngoài như ngân hàng Deutsche (Đức) mua 5,22% cổ phần của FPT và 5,71% cổ phần Vinamilk; quỹ đầu tư VOF mua 8,83% cổ phần của REE. Một số các đối tác nước ngoài thậm chí đã mua để tham gia điều hành và quản lý doanh nghiệp như ANZ với công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, Swiss Reinsurance với công ty
cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam.
Ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài nhận xét, phương thức M&A sẽ là xu thế của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung nhiều hơn vào các dự án quy mô lớn. Ông Thành, thuộc cục Đầu tư nước ngoài, cũng đồng tình điểm này: “Việt Nam bắt buộc và cần phải nắm bắt cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua hình thức M&A để huy động vốn cho quá trình phát triển”.
Tuy nhiên, ông Thành cho rằng cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch và đầy đủ để định hướng thực hiện và quản lý các giao dịch M&A, mà trước hết cần ban hành nghị định về M&A tại Việt Nam.
Tư Giang
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=42545&fld=HTMG/2008/1029/42545
Ngày 29.10.2008 Giờ 14:27
Nhiều doanh nghiệp bị thâu tóm âm thầm
Cho đến khi công ty cổ phần Kinh Đô sắp sửa hoàn tất việc chuyển nhượng thì công ty cổ phần bánh kẹo Vinabico mới biết mình sắp bị thâu tóm…
Theo đó, Kinh Đô đã thực hiện việc mua bán cổ phiếu Vinabico dần dần cho đến khi đạt sở hữu 51% vốn cổ phần của Vinabico. Trong số cổ đông bán cổ phần Vinabico cho Kinh Đô có một nhóm lãnh đạo (đã rời công ty sau khi bán). Trước khi việc chuyển nhượng có hiệu lực, khoảng cuối tháng 1 đầu tháng 2.2008, nhóm lãnh đạo cũ này đã thông báo và giới thiệu Kinh Đô với cổ đông nhà nước và công ty.
Khi hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực, Kinh Đô lập tức tổ chức đại hội cổ đông bất thường Kinh Đô để thông báo về vụ đầu tư này. Và tiến hành bầu lại hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc ở Vinabico.
Trước đó vào năm 2005, Kinh Đô cũng thâu tóm Tribeco, một công ty niêm yết trên sàn cũng với cách làm âm thầm này.
Gần đây, công ty cổ phần Nam Vang cũng vừa thâu tóm xong công ty cổ phần đầu tư Phát triển Văn hoá (cũng là công ty dưới sàn). Theo bà Lê Thị Thanh Tâm, đại diện Nam Vang, giá trị vốn cổ phần mua là 130 tỉ đồng. Nam Vang đã thông báo rộng rãi về việc thâu tóm này, và thông báo đến cổ đông hiện hữu, tổ chức, cá nhân và người lao động có quan hệ nợ vay... với công ty Văn hoá liên hệ để giải quyết vấn đề nếu có.
Theo một đại diện vốn cổ phần tại Vinabico, trong thông điệp truyền tải đến Vinabico, Kinh Đô cho biết vẫn duy trì thương hiệu Vinabico, con người và phát triển sản xuất. Ông cho rằng, điều này có nghĩa đời sống người lao động tạm thời không thay đổi nhiều.
Tuy nhiên, việc thu mua âm thầm mà đối tác không hề hay biết của Kinh Đô khiến tâm lý không ít doanh nghiệp trở nên cảnh giác.
Giải thích về việc “âm thầm” thâu tóm, ông Lê Phụng Hào, phó tổng giám đốc của Kinh Đô, cho rằng, mua bán công ty nếu thông tin rộng rãi không tốt cho việc kinh doanh.
Theo ThS Lê Đạt Chí, đây là một cuộc mua bán doanh nghiệp bình thường. Khác với trên sàn khi mua bán trên 5% vốn cổ phần phải thông báo với uỷ ban Chứng khoán, hoạt động dưới sàn không quy định điều này. Một công ty có thể “làm thinh” mua cổ phần và không phải thông báo với công ty bị thâu tóm.
Vĩnh Bình
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?newsid=42514&fld=HTMG/2008/1028/42514
Wednesday October 29, 2008 - 09:02pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Chứng khoán lùi về mốc khởi điểm
Thứ Ba, 28/10/2008, 08:31 (GMT+7)
Chứng khoán lùi về mốc khởi điểm
* Tỉ lệ công ty lãi/lỗ là 13/1
Nhà đầu tư lo lắng khi chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM giảm xuống 329,28 điểm sau khi kết thúc phiên giao dịch sáng 27-10 - Ảnh: T.T.D.TT - Phiên giao dịch đầu tuần 27-10, chứng khoán tiếp tục mất điểm cả ở hai sàn. Tại sàn TP.HCM, VN-Index giảm đến 15,83 điểm (tương đương 4,59%), đóng cửa ở mức 329,28 điểm. Hastc-Index lùi dần về mốc 100 điểm khi giảm đến 6,39 điểm (5,73%), còn 105,19 điểm.
Theo các chuyên gia chứng khoán, khi thị trường bị giảm giá bởi các yếu tố tâm lý thì không thể nói đến các mức đáy. Như chỉ số Hastc của sàn Hà Nội, ở phiên giao dịch đầu tiên để có thể tính chỉ số đã được “cấp sẵn” 100 điểm, và nay sau 773 phiên giao dịch đã trở lại gần mức này.
Thêm sức ép tâm lý
“Trong khi thị trường đang diễn biến rất xấu, việc Tổng công ty CP Tài chính dầu khí (PVF) sẽ đưa vào giao dịch 500 triệu cổ phiếu vào đầu tháng tới đã gây nhiều lo ngại đối với nhà đầu tư (NĐT)...” - anh Nguyễn Văn Nam, NĐT tại sàn chứng khoán ACBS, nói. Anh Nam cho rằng cổ phiếu PVF đang đặt ra một dấu hỏi đối với nhiều NĐT, đặc biệt là khả năng tác động của giá cổ phiếu này đối với VN-Index là khá lớn.
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán cũng cho rằng với mức vốn hóa vào loại lớn nhất trên thị trường, chỉ sau DPM, chắc chắn sự tăng hay giảm của cổ phiếu này sẽ góp phần kéo theo xu hướng của thị trường.
Tỉ lệ công ty lãi/lỗ là 13/1
Tính đến ngày 27-10, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã nhận được báo cáo quý 3-2008 của khoảng 140 công ty niêm yết, trong đó số lượng các công ty có kết quả kinh doanh khá tốt chiếm tỉ lệ áp đảo, số lượng những công ty thua lỗ rất ít với chưa đến mười đơn vị.
Đặc biệt, nhiều công ty vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong chín tháng, trong đó có những công ty có mức lợi nhuận trong quý 3 tăng khá mạnh so với quí trước đó như TCR có lợi nhuận tăng đến 1.145%, TYA tăng 358,6%... Hầu hết các công ty mà cổ phiếu giữ vai trò dẫn dắt thị trường cũng đạt xấp xỉ hoặc vượt kế hoạch năm, riêng Công ty REE quý đầu tiên có lãi...
Như Tổng công ty CP Phân bón và hóa chất dầu khí (DPM), tính đến hết tháng 9-2008 đạt tổng doanh thu 4.349 tỉ đồng, tương đương 98,7% kế hoạch, tăng 67,4% so với cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận trước thuế chín tháng đầu năm 2008 đạt 1.583 tỉ đồng, tương đương 133% kế hoạch, tăng 71,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, NĐT nội hiện đang có xu hướng “ngóng” thị trường ngoại và động thái của NĐT nước ngoài. Do vậy, họ chịu sức ép rất lớn trước diễn biến xấu của thị trường chứng khoán thế giới cũng như xu hướng bán ra cổ phiếu liên tục của NĐT nước ngoài. Mặc dù trong tuần qua, xu hướng bán ra của NĐT nước ngoài đã chậm lại, giảm hơn 30% so với tuần trước đó nhưng vẫn áp đảo so với mua vào.
Trong 19 phiên giao dịch kể từ đầu tháng mười đến nay, NĐT nước ngoài đã bán ròng trong 17 phiên. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu tháng chín đến 27-10, NĐT nước ngoài đã bán ròng hơn 850 tỉ đồng cổ phiếu tại sàn chứng khoán TP.HCM, chưa kể sàn Hà Nội và một lượng lớn trái phiếu. “Trong khi các NĐT nước ngoài liên tục bán ra, hầu hết các tổ chức đầu tư trong nước dường như đứng ngoài cuộc chơi, rồi những dự báo không mấy lạc quan về tình hình kinh tế VN trong năm 2009 của một số tổ chức nước ngoài đã tạo sức ép tâm lý đối các NĐT cá nhân trong nước” - một chuyên gia nói.
Quỹ đóng nên khó rút vốn
Về khả năng rút vốn của NĐT nước ngoài, chiều 27-10, một quan chức của Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết chỉ có những NĐT ủy thác qua ngân hàng và một số quỹ mở cần vốn khi trong nước gặp khó khăn. Tuy nhiên, vị quan chức này khẳng định vốn ra khỏi VN chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với giá trị bán ra của NĐT nước ngoài.
Trong một báo cáo mới đây, Ngân hàng HSBC khẳng định “ít có khả năng các NĐT nước ngoài rút vốn khỏi thị trường VN, vì các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán VN đều là quỹ đóng”. Một số chuyên gia cũng cho rằng mặc dù chưa hết khó khăn nhưng VN vẫn là điểm đến hấp dẫn của NĐT.
Giải mã hiện tượng bán ra của NĐT nước ngoài, nhiều chuyên gia có cùng nhận định rằng bên cạnh một lượng vốn không lớn được rút ra khỏi VN, khả năng đầu cơ giá xuống của NĐT nước ngoài là rất lớn. Cơ sở để đưa ra nhận định này là hầu hết các cổ phiếu tốt, có tính thanh khoản cao đều được đưa ra bán, thay vì bán ra những cổ phiếu bị đánh giá thấp để cơ cấu lại danh mục. “Mặc dù giá cổ phiếu đang ở mức thấp nhưng NĐT nước ngoài sẵn sàng tung hàng ra bán để tiếp tục kéo giá xuống, một khi các NĐT nội vẫn giữ xu hướng nhìn vào động thái của NĐT ngoại. Có lẽ khi thị trường đạt một mức giá kỳ vọng nào đó, NĐT nước ngoài mới bắt đầu mua vào” - ông Hoàng Thạch Lân, trưởng phòng phân tích đầu tư Công ty chứng khoán SME, nói.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, để giúp thị trường ổn định hơn trong thời điểm hiện nay, các cơ quan quản lý cần có động thái giải tỏa tâm lý cho NĐT. “Có lẽ Ủy ban Chứng khoán nhà nước cần công khai về nguồn vốn đang nắm giữ cũng như tham gia thị trường của các quỹ, lượng vốn đã rút ra khỏi thị trường VN, để giúp NĐT có cái nhìn đầy đủ hơn thay vì phải... nghe ngóng tin đồn” - một chuyên gia nói.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng trong tình hình hiện nay nên cân nhắc thu hẹp biên độ dao động giá. Một số chuyên gia cho rằng cần xem xét hoãn việc áp dụng thuế thu nhập chứng khoán vào đầu năm tới, một động thái được đánh giá là sẽ hỗ trợ tâm lý rất tốt đối với thị trường.
HẢI ĐĂNG
Chứng khoán thế giới tiếp tục giảm
TT - Thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch đầu tuần đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh của những chỉ số mạnh trong khu vực sau cơn bán tháo cổ phiếu thứ sáu tuần trước.
Chỉ số Nikkei của Nhật rớt 6,4% xuống mức thấp nhất kể từ 10-1982. Việc các lãnh đạo G7 cho biết sẽ quan tâm đến chính sách tiền tệ đã không trấn an được các nhà đầu tư khi mà tỉ giá đồng yen trên USD vẫn ở mức cao nhất trong vòng 13 năm qua.
Tại Philippines, chỉ số chính PSEi mất đến 12,3% sau khi ngân hàng lớn thứ 2 nước này Banco de Oro Unibank tuyên bố lỗ 26,8 triệu USD từ các đầu tư vào Lehman Brothers của Mỹ. Cùng chịu chung số phận là các chỉ số Hang Seng của Hong Kong và chỉ số Sensex của Ấn Độ với mức giảm lần lượt là 12,7% và 2,2%.
Riêng thị trường Hàn Quốc, mức cắt giảm lãi suất của Ngân hàng trung ương từ 5% xuống còn 4,25% đã trấn an phần nào các nhà đầu tư khiến thị trường lên 0,8%, nằm trong số ít những thị trường tăng giá.
Trên thị trường châu Âu, các chỉ số đều sụt giảm từ 2-6,4%. Chỉ số FTSE 100 trên thị trường Anh giảm gần 5%, tương đương 190 điểm. Các chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp cũng rớt lần lượt 4,7% và 6,8%.
Thị trường Mỹ đầu tuần giảm nhẹ khi mở cửa. Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 31,8 điểm, tức 0,38%, trong khi chỉ số Standard & Poor’s mất 0,98%.
TRẦN PHƯƠNG
source
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=285244&ChannelID=86
Tuesday October 28, 2008 - 12:17am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Vì sao đô la Mỹ mạnh lên?
Ngày 24.10.2008 Giờ 07:42
Vì sao đô la Mỹ mạnh lên?
Các nhà phân tích thị trường đang loay hoay tìm cách lý giải vì sao đô la Mỹ, đồng tiền của một nước đang chật vật chống chọi khủng hoảng, lại lên giá mạnh so với hàng loạt đồng tiền của các nước rải đều khắp mọi châu lục
Đồng USD mạnh lên, đẩy giá vàng, dầu hoả và các loại hàng hoá khác xuống sâu. Ảnh: Trần Việt Đức
Đồng won của Hàn Quốc mất giá khoảng 32%, đồng đô la Singapore sụt đến 47%, đô la Úc giảm chừng 33%, đồng rupee của Ấn Độ mất khoảng 20% so với đô la Mỹ chỉ trong vòng mấy tháng đổ lại. Danh sách các đồng tiền mất giá như thế kéo dài đến hàng mấy chục, từ đồng rand của Nam Phi đến đồng peso của Mexico và thậm chí đồng euro nữa…
Không thể giải thích hiện tượng này bằng các quy luật kinh tế thông thường vì các chỉ số cơ bản của các nước nói trên vẫn bình thường. Lẽ ra một khi nước Mỹ phải bơm hàng trăm tỉ đô la để giải cứu các ngân hàng và hàng trăm tỉ đô la khác để tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế thì đồng tiền của họ phải yếu đi, lạm phát tăng cao. Gói giải cứu 700 tỉ đô la chẳng hạn, sẽ từ đâu ra nếu không phải là do Chính phủ Mỹ tiếp tục phát hành giấy nợ, vay của thế giới về xài. Ai cũng vò đầu bứt tai, vì sao một con nợ đang gặp khó, vay với lãi suất thấp mà thiên hạ vẫn ào vào mua trái phiếu Chính phủ Mỹ như hiện nay.
Những lý do được các nhà phân tích đưa ra trong mấy ngày gần đây chỉ xoay quanh chuyện thị trường chứng khoán khắp nơi sụt giảm mạnh nên nhà đầu tư tháo chạy ra khỏi các thị trường mới nổi. Đây là lý do không mấy thuyết phục vì thị trường chứng khoán Mỹ cũng có ngày sụt còn mạnh hơn nơi khác.
Một lý giải khác đáng chú ý hơn cho rằng đừng xem đồng đô la Mỹ là của riêng nước Mỹ mà hãy xem nó như đồng tiền của thương mại và đầu tư toàn thế giới. Một khi kinh tế thế giới suy yếu, các tài sản khác như chứng khoán, địa ốc không còn hấp dẫn nữa thì người ta có xu hướng giữ tiền, trong trường hợp này là đô la Mỹ, để nắm thế chủ động trong mọi giao dịch sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Trong cách nhìn này, khủng hoảng xuất phát từ Mỹ không liên quan gì đến đồng đô la Mỹ một khi thế giới vẫn còn chấp nhận đồng tiền này trong giao thương. Hơn thế nữa, nhận định theo hướng này còn cho rằng Mỹ là nước chao đảo đầu tiên nên cũng sẽ là nước ổn định đầu tiên. Giữ đô la Mỹ sẽ yên tâm hơn khi chưa biết số phận các nước khác sẽ ra sao.
Thế nhưng góc nhìn này chưa giải thích được vì sao đồng đô la Mỹ đã có một thời gian dài suy yếu từ năm ngoái, nhất là so với đồng euro hay đô la Úc, mãi cho đến mấy tháng gần đây mới đảo chiều. Rõ ràng lúc đó, người ta lo ngại tình hình kinh tế Mỹ suy thoái, thâm hụt mậu dịch tăng, những nỗi lo bây giờ đã thành hiện thực.
Cũng vì dự đoán theo hướng đó mà nhiều công ty trên khắp thế giới đang lâm vào cảnh thua lỗ nặng nề do đặt cược vào sự mất giá của đô la Mỹ. Tập đoàn Citic Pacific của Hong Kong chẳng hạn, lỗ mất 2 tỉ đô la do “chơi tỷ giá” khi cứ tin chắc đồng đô la Úc sẽ lên giá.
Có lẽ mọi chuyện có thể giải thích bằng hai từ “đòn bẩy” (leveraging) và “tháo đòn bẩy” (deleveraging). Đô la tiền mặt chỉ có một nhưng tài sản định giá bằng đô la tăng đến cả mấy chục lần, khi đưa lên thị trường chứng khoán, nó còn tăng nhiều lần nữa. Giới tài chính đã dùng đòn bẩy tài chính để khuếch đại lợi nhuận nhiều lần so với số vốn bỏ ra; nay khủng hoảng tài chính làm khuếch đại số lỗ cũng nhiều lần như thế. Hàng ngàn tỉ đô la bốc hơi trên các thị trường chứng khoán chỉ là hình ảnh các đòn bẩy này thi nhau gãy sụp. Và bây giờ họ phải cuống cuồng tháo đòn bẩy trước khi nó gãy sụp. Tự nhiên đô la tiền mặt trở nên được giá vì nó là công cụ chính để tháo đòn bẩy nhanh nhất, ít thiệt hại nhất. Và tự nhiên, cả thế giới thiếu đô la để bôi trơn sự vận hành của nền kinh tế thật, kể cả trong xuất nhập khẩu, trả nợ nước ngoài. Theo dõi tin tức, chúng ta sẽ thấy ở các nước mà đồng tiền sụt giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ đều có hiện tượng thiếu đô la cho nhiều nhu cầu khác nhau, kể cả việc nhà đầu tư nước ngoài rút vốn trong quá trình “tháo đòn bẩy” tài chính. Lúc trước gặp tình huống này chính phủ các nước bán dự trữ ngoại tệ ra, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Mỹ để chống đỡ nhưng nay bán bao nhiêu người ta mua hết bấy nhiêu nên đồng tiền các nước mất giá.
Tình hình này trước sau gì cũng chấm dứt một khi nhu cầu đô la tiền mặt giảm hoặc một khi nền tài chính toàn cầu không còn dựa vào đô la Mỹ làm đồng tiền giao dịch nữa. Chưa ai biết thời điểm đó lúc nào sẽ đến – nhưng lúc đó đô la Mỹ sẽ khó lòng chận đà sụt giảm như năm ngoái. Trước mắt thế giới phải chịu cảnh nghịch lý: Mỹ rơi vào khủng hoảng nhưng đồng tiền mạnh lên, đẩy giá vàng, dầu hỏa và các loại hàng hoá khác xuống sâu.
Quốc Học
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=42307&fld=HTMG/2008/1024/42307
Monday October 27, 2008 - 12:05am (EDT) Permanent Link 0 Comments
20.10: VN-Index tiếp tục giảm
Ngày 20.10.2008 Giờ 15:48
20.10: VN-Index tiếp tục giảm
Phiên giao dịch đầu tuần 20.10, thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến thêm một phiên mất điểm khi VN-Index tiến về gần sát đáy cũ.
Sau một tuần với hai phiên tăng điểm và ba phiên mất điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào tuần này được nhiều nhà đầu tư dự đoán sẽ có nhiều tín hiệu tốt đẹp. Lý do mà các nhà đầu tư đưa ra là hiện có nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III của năm 2008 cộng với việc giá xăng dầu liên tiếp giảm trong tuần qua. Nhưng trái với nhiều dự đoán, thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch đầu tuần không có gì là sôi động.
Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 73 mã tăng giá, 33 mã đứng giá tham chiếu, 26 mã giảm giá và 6 mã không có giao dịch là ALT, BBT, BTC, FPC, HAX, SGH. Chỉ số VN-Index giảm 5,31 điểm, xuống 377,2 điểm tương đương giảm 1,39%.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, tình thế vẫn chưa mấy biến chuyển nhiều, giao dịch vẫn khá chậm chạp trong bối cảnh xu hướng thị trường khá khó xác định. Một số cổ phiếu mang tính dẫn dắt thị trường vẫn tiếp tục kìm hãm VN-Index khi đều giảm nhẹ. Xu hướng giảm điểm vẫn còn khá mạnh đã khiến VN-Index tiếp tục có dấu hiệu xuống sức khi càng giao dịch chỉ số này càng mất điểm nhiều hơn.
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index giảm 11,71 điểm, xuống 370,8 điểm tương đương giảm 3,06%. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 10.581.880 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 307,38 tỷ đồng.
Trong tổng số 164 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 11 mã tăng giá, 61 mã giảm giá, 15 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 14 mã tăng trần, 61 mã giảm sàn và 2 mã không có giao dịch là DTT, SGH.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là VNM. Đáng chú ý, trong đó có 4 mã giảm sàn là FPT, PPC, PVD, SSI.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là STB với 851.010 đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 21.400 đồng/cổ phiếu (giảm 500 đồng), tương đương 2,28%.
Cũng trong phiên giao dịch này, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là NHC với mức tăng 4,98%, lên 42.200 đồng (tăng 2.000 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 29 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 8,21%, mã DCC đóng cửa chỉ còn 12.300 đồng/cổ phiếu (giảm 1.100 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 11 nghìn cổ phiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 43 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 721.240 đơn vị, bằng 6,82% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PVD được mua vào nhiều nhất với 120.440 đơn vị, chiếm 16,70% tổng khối lượng mua vào của khối này.
Trước tình hình trên, một số nhà đầu tư trên sàn SSI, ACB, Vincom khi được hỏi đều tỏ ra bối rối trong các quyết định của mình. Số nhà đầu tư có ý định mua vào thì không biết liệu đây có phải là thời điểm phù hợp để mua. Còn số nhà đầu tư đang nắm trong tay một số cổ phiếu của các công ty thì không biết có nên bán ra hay tiếp tục chờ đợi. Vì sau một thời gian, thị trường trong nước có xu hướng theo sát diễn biến các thị trường thế giới. Tuần qua, chỉ với hai phiên tăng điểm, thị trường chứng khoán trong nước có vẻ đang "lạc nhịp" nhất định với thị trường chứng khoán thế giới, khi hầu hết các thị trường này theo hướng tăng. Chị Nguyễn Thanh Vân, nhà đầu tư trên sàn Vincom ngán ngẩm: “Tình hình này chẳng biết đường nào mà lần”.
Thu Hằng
source
http://sgtt.com.vn/Detail5.aspx?ColumnId=5&newsid=42116&fld=HTMG/2008/1020/42116
pix-source
http://sgtt.com.vn/
Ngày 03.11.2008 Giờ 14:27
MIỀN TÂY
Nhiều áp lực đè lên nông dân
Lúa gạo ở Việt Nam chưa tìm được đầu ra. Tại hội thảo An ninh lương thực khu vực Đông Nam Á kêu gọi các nước tập trung sản xuất lương thực để đối phó tình hình cung không đủ cầu, trong đó nhiều ý kiến đặt vấn đề sản xuất lúa lai. Phóng viên SGTT đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Trần Thanh Bé, giám đốc viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long về vấn đề này.
Trong những ngày cuối tháng 10.2008, hàng trăm ghe, thuyền trọng tải 15 – 20 tấn chở lúa gạo của thương lái các tỉnh ĐBSCL tập trung tại chợ gạo Bà Đắc, xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang, không bán được hàng. Chợ gạo Bà Đắc có hơn 80 vựa, kho và 40 nhà máy xay xát lúa gạo, hàng năm cung ứng nửa triệu tấn gạo cho các chợ đầu mối và các doanh nghiệp xuất khẩu giờ chỉ nhập gạo thơm, gạo chất lượng cao và hoạt động bằng 10% năng lực so với mùa cao điểm do không thị trường tiêu thụ. Ảnh: Tràng Dương
Thưa ông, hiện nay, tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đang trong cơn sốt giống lúa. Vậy tại sao phải thận trọng với lúa lai?
Đặc điểm của lúa lai là nông dân không thể sử dụng làm giống. Lâu nay nông dân mình được huấn luyện nhân giống lúa thuần, nên tôi nói thận trọng vì nông dân mình chưa có tập quán sử dụng lúa lai, và việc cung cấp giống vẫn do các công ty nước ngoài, đừng để nông dân bị các công ty đa quốc gia trói buộc khi sản xuất lúa lai trong nước còn giới hạn. Sẽ bất hợp lý khi cuộc khủng hoảng tài chính gây ra hậu quả tiêu cực với nông nghiệp và an ninh lương thực. Các khoản tín dụng của ngân hàng dành cho lĩnh vực nông nghiệp cũng như viện trợ của các chính phủ cho người làm nông nghiệp sẽ bị hạn chế, nhưng người ta lại bảo hãy làm ra nhiều lương thực, bằng cách này bằng cách khác. Hơn nữa, ngày 24.10.2008, tổng giám đốc viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), tiến sĩ Robert Zeigler đã thông báo sẽ tổ chức hội nghị Lúa gạo quốc tế lần thứ ba nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Đây là cơ hội để Việt Nam chứng tỏ với bạn bè quốc tế về những thành tựu đạt được trong sản xuất lúa; công nghệ và công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp, nhưng không phải từ nguồn lợi lúa lai.
Mấy tháng nay, lương thực không có đầu ra. Mới đây, lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo đã được tháo dỡ. Theo đó, tình trạng khê đọng sẽ sớm được giải quyết?
Dừng nhưng cũng phải làm gì chứ. Đến giữa tháng 10.2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 3,8 triệu tấn, trị giá 2,265 tỉ USD. Tuy nhiên, lượng lúa gạo tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu trên 888 ngàn tấn. Trong dân, lúa từ vụ đông xuân 2007 – 2008, chưa bán được. Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp thu mua lúa, bảo đảm nông dân có lời 40%, nhưng doanh nghiệp khó làm vì đụng hàng rào kinh tế của các ngân hàng khi trữ lúa. Lẽ ra việc mua lúa và tồn trữ là của cục Dự trữ quốc gia. Tại đồng bằng sông Cửu Long, việc dự trữ đẩy cho nông dân, nhưng mấy tháng nay, nông dân với khả năng phơi sấy, tồn trữ không tốt trong mùa mưa, đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng lúa gạo. Chưa ai tính tổn thất này. Nước giàu còn tính kỹ, huống gì mình là nước nghèo. Trong nước, nông dân chấp nhận vai trò sản xuất, duy trì an ninh lương thực, để công bằng phải có chính sách đặc thù với người trồng lúa nói riêng, nông dân nói chung, chính sách kinh tế ổn định để yên tâm sản xuất bởi cây lương thực lợi nhuận thấp so những cây, con khác.
Hiện nay, người trồng lúa chịu áp lực: đất lúa thu hẹp, chi phí tăng cao, hàng hoá không tiêu thụ được, ô nhiễm môi trường nặng nề… phải làm gì khi nông thôn “giảm phát”?
Mười tháng qua, cả nước có 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỉ USD, tăng gần sáu lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Đồng bằng yếu thế hơn trong đầu tư, nên các địa phương dành bờ xôi ruộng mật cho nhà đầu tư công nghiệp, đẩy nông dân vào vùng khó hơn. Nông nghiệp gặp khó, nông dân lúng túng do không có mô hình phát triển, đương nhiên nông thôn sẽ khó phát triển. Hiện nay, mỗi ngày sông Hậu phải chịu đựng 100.000m3 chất thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Lẽ ra, phải tính sức chịu đựng của môi trường trước khi làm việc gì. Nuôi 100 bè cá chưa thấy gì, nhưng khi đưa ra mục tiêu sản lượng cả triệu tấn, đòi hỏi phải có cả vạn cái bè, thì môi trường không chịu nổi. Làm một nhà máy chế biến thuỷ sản, không hệ thống xử lý chưa thấy gì, nhưng hàng chục, hàng trăm nhà máy mà thiếu tầm nhìn, sẽ phá vỡ môi trường, gây hậu quả tới đời sau.
Theo ông, cái khó nhất trong việc phát triển nông thôn là gì?
Tôi mong muốn có sự cải tổ chính sách, và mong muốn vai trò của các tổ chức xã hội trong nông thôn gắn với hiệu quả sản xuất như các nước đang làm. Họ lo kỹ thuật và thị trường, hiểu thị trường rồi tổ chức sản xuất, thay đổi thị trường là phải tính lại sản xuất, thậm chí thuê chuyên gia làm việc cho hội đoàn.
Trí thức ít về nông thôn do chính sách không khích lệ. An Giang làm hay, nhưng về lâu dài cần có chính sách chung để giải quyết những vấn đề phát triển nông thôn. Phải có hướng đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn. Nói cơ giới hoá nông nghiệp, nhưng phải tính nhân lực cho cơ giới hoá. Hiện nay cả vùng có nhiều trường đại học, nhưng nguồn nhân lực cũng bấy nhiêu đó và các trường không gắn đào tạo với lợi thế từng vùng, nhu cầu phát triển dài hạn. Trong khi đó các tỉnh đưa ra hình thức mời tiến sĩ về tỉnh, thành phố với những quyền lợi ưu đãi. Tỉnh này nói ưu đãi 100 triệu đồng, tỉnh khác 150 triệu đồng, thành phố kia 200 triệu đồng. Được mấy người về? Thực tế ở vùng nông nghiệp, quyết định vẫn là nông dân, kêu gọi được mười ông tiến sĩ, thạc sĩ về, nhưng cả ngàn, cả vạn nông dân còn ì ạch, thì mình làm được gì?
Hoàng Lan (thực hiện)
source
http://sgtt.com.vn/detail29.aspx?newsid=42781&fld=HTMG/2008/1102/42781
Wednesday November 5, 2008 - 04:39am (EST) Permanent Link 0 Comments
Nhiều doanh nghiệp bị thâu tóm âm thầm
Ngày 29.10.2008 Giờ 14:30
Những lỗ hổng trong mua bán và sáp nhập công ty
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) đang diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, chưa có các quy định pháp lý đầy đủ và rõ ràng cho hoạt động này, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý
Hoạt động trên sàn chứng khoán, khi mua bán trên 5% vốn cổ phần công ty thì phải thông báo với uỷ ban Chứng khoán Ảnh: Lê Quang Nhật
Đầu năm nay, hãng bánh kẹo Hàn Quốc Lotte đã thực hiện một vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đình đám Việt Nam khi tuyên bố nắm giữ tới hơn 30% sở hữu của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà Bibica. Theo thoả thuận, Bibica sẽ nhập khẩu và phân phối sản phẩm của Lotte tại hệ thống của mình tại Việt Nam. Đây là điểm đáng chú ý nhất bởi mạng lưới phân phối của Bibica lên đến gần 20.000 cửa hàng, chiếm 10% thị phần bánh kẹo ở Việt Nam. Như vậy, nhiều chuyên gia lo ngại, Lotte – với tiềm lực và kinh nghiệm vượt trội – có thể phát triển thành nhà kinh doanh lớn nhất trong ngành này.
Với số cổ phần nắm giữ khoảng 30% của Bibica, qua thương vụ trên, Lotte đã chọn được con đường ngắn nhất và ít rủi ro nhất để thâm nhập thị trường phân phối ở Việt Nam. Những người trong ngành ước tính, Bibica đang chiếm khoảng 10% thị phần bánh kẹo ở Việt Nam. Theo cam kết WTO, Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được quyền phân phối trong giới hạn mở một cơ sở phân phối sau ngày 1.1.2009 tới. Cuộc hôn nhân của Lotte và Bibica rõ ràng đã đặt ra vấn đề là khung pháp lý nào cho các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam có hơn một cơ sở phân phối?
Mặc dù các cơ sở pháp lý cơ bản nhất về M&A đã được ban hành rải rác ở các luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Cạnh tranh, Chứng khoán... nhưng các quy định tại các văn bản này về riêng lĩnh vực M&A vẫn còn “chưa cụ thể và toàn diện”, theo ông Ngô Công Thành, thuộc cục Đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch và đầu tư. “Thị trường còn thiếu các thông tin tin cậy… Bản thân các nhà đầu tư trong nước, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng chưa có một sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về vai trò và xu hướng phát triển của hình thức đầu tư M&A”, ông Thành nhận xét.
Một ví dụ khác. Theo điều 153 của luật Doanh nghiệp, các công ty nhận sáp nhập có thị phần 30 – 50% phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh; và cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản từ cục Cạnh tranh xác nhận doanh nghiệp có thị phần dưới 30%. Ông Đăng Dương Anh, luật sư văn phòng luật Vilaf Hồng Đức nhận xét, tiêu chí này là thiếu định lượng và gây khó khăn cho các doanh nghiệp. “Họ phải mất chi phí khá lớn để nghiên cứu thị phần, xem có phải thông báo cho cục Cạnh tranh hay không trước khi tiến hành hoạt động M&A”, ông Anh nói. Rõ ràng, sẽ xảy ra trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu M&A sẽ tránh thông báo với cục này.
Ông Thành cho rằng, khuôn khổ pháp lý chưa rõ ràng, nằm rải rác tại nhiều văn bản và trong nhiều trường hợp xung đột nhau đã làm các cơ quan quản lý cả Trung ương và địa phương rất khó khăn trong việc áp dụng luật pháp. Ví dụ, các hoạt động M&A liên quan tới các doanh nghiệp đã niêm yết thì do uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của bộ Kế hoạch và đầu tư. Thêm vào đó, các cơ quan nhà nước cũng còn chưa thống nhất định nghĩa M&A là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, điều kiện nào để chuyển hoá từ đầu tư gián tiếp thành đầu tư trực tiếp và ngược lại.
Trên thị trường chứng khoán đã diễn ra các giao dịch của các quỹ đầu tư và các định chế tài chính nước ngoài như ngân hàng Deutsche (Đức) mua 5,22% cổ phần của FPT và 5,71% cổ phần Vinamilk; quỹ đầu tư VOF mua 8,83% cổ phần của REE. Một số các đối tác nước ngoài thậm chí đã mua để tham gia điều hành và quản lý doanh nghiệp như ANZ với công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, Swiss Reinsurance với công ty
cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam.
Ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài nhận xét, phương thức M&A sẽ là xu thế của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung nhiều hơn vào các dự án quy mô lớn. Ông Thành, thuộc cục Đầu tư nước ngoài, cũng đồng tình điểm này: “Việt Nam bắt buộc và cần phải nắm bắt cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua hình thức M&A để huy động vốn cho quá trình phát triển”.
Tuy nhiên, ông Thành cho rằng cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch và đầy đủ để định hướng thực hiện và quản lý các giao dịch M&A, mà trước hết cần ban hành nghị định về M&A tại Việt Nam.
Tư Giang
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=42545&fld=HTMG/2008/1029/42545
Ngày 29.10.2008 Giờ 14:27
Nhiều doanh nghiệp bị thâu tóm âm thầm
Cho đến khi công ty cổ phần Kinh Đô sắp sửa hoàn tất việc chuyển nhượng thì công ty cổ phần bánh kẹo Vinabico mới biết mình sắp bị thâu tóm…
Theo đó, Kinh Đô đã thực hiện việc mua bán cổ phiếu Vinabico dần dần cho đến khi đạt sở hữu 51% vốn cổ phần của Vinabico. Trong số cổ đông bán cổ phần Vinabico cho Kinh Đô có một nhóm lãnh đạo (đã rời công ty sau khi bán). Trước khi việc chuyển nhượng có hiệu lực, khoảng cuối tháng 1 đầu tháng 2.2008, nhóm lãnh đạo cũ này đã thông báo và giới thiệu Kinh Đô với cổ đông nhà nước và công ty.
Khi hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực, Kinh Đô lập tức tổ chức đại hội cổ đông bất thường Kinh Đô để thông báo về vụ đầu tư này. Và tiến hành bầu lại hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc ở Vinabico.
Trước đó vào năm 2005, Kinh Đô cũng thâu tóm Tribeco, một công ty niêm yết trên sàn cũng với cách làm âm thầm này.
Gần đây, công ty cổ phần Nam Vang cũng vừa thâu tóm xong công ty cổ phần đầu tư Phát triển Văn hoá (cũng là công ty dưới sàn). Theo bà Lê Thị Thanh Tâm, đại diện Nam Vang, giá trị vốn cổ phần mua là 130 tỉ đồng. Nam Vang đã thông báo rộng rãi về việc thâu tóm này, và thông báo đến cổ đông hiện hữu, tổ chức, cá nhân và người lao động có quan hệ nợ vay... với công ty Văn hoá liên hệ để giải quyết vấn đề nếu có.
Theo một đại diện vốn cổ phần tại Vinabico, trong thông điệp truyền tải đến Vinabico, Kinh Đô cho biết vẫn duy trì thương hiệu Vinabico, con người và phát triển sản xuất. Ông cho rằng, điều này có nghĩa đời sống người lao động tạm thời không thay đổi nhiều.
Tuy nhiên, việc thu mua âm thầm mà đối tác không hề hay biết của Kinh Đô khiến tâm lý không ít doanh nghiệp trở nên cảnh giác.
Giải thích về việc “âm thầm” thâu tóm, ông Lê Phụng Hào, phó tổng giám đốc của Kinh Đô, cho rằng, mua bán công ty nếu thông tin rộng rãi không tốt cho việc kinh doanh.
Theo ThS Lê Đạt Chí, đây là một cuộc mua bán doanh nghiệp bình thường. Khác với trên sàn khi mua bán trên 5% vốn cổ phần phải thông báo với uỷ ban Chứng khoán, hoạt động dưới sàn không quy định điều này. Một công ty có thể “làm thinh” mua cổ phần và không phải thông báo với công ty bị thâu tóm.
Vĩnh Bình
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?newsid=42514&fld=HTMG/2008/1028/42514
Wednesday October 29, 2008 - 09:02pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Chứng khoán lùi về mốc khởi điểm
Thứ Ba, 28/10/2008, 08:31 (GMT+7)
Chứng khoán lùi về mốc khởi điểm
* Tỉ lệ công ty lãi/lỗ là 13/1
Nhà đầu tư lo lắng khi chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM giảm xuống 329,28 điểm sau khi kết thúc phiên giao dịch sáng 27-10 - Ảnh: T.T.D.TT - Phiên giao dịch đầu tuần 27-10, chứng khoán tiếp tục mất điểm cả ở hai sàn. Tại sàn TP.HCM, VN-Index giảm đến 15,83 điểm (tương đương 4,59%), đóng cửa ở mức 329,28 điểm. Hastc-Index lùi dần về mốc 100 điểm khi giảm đến 6,39 điểm (5,73%), còn 105,19 điểm.
Theo các chuyên gia chứng khoán, khi thị trường bị giảm giá bởi các yếu tố tâm lý thì không thể nói đến các mức đáy. Như chỉ số Hastc của sàn Hà Nội, ở phiên giao dịch đầu tiên để có thể tính chỉ số đã được “cấp sẵn” 100 điểm, và nay sau 773 phiên giao dịch đã trở lại gần mức này.
Thêm sức ép tâm lý
“Trong khi thị trường đang diễn biến rất xấu, việc Tổng công ty CP Tài chính dầu khí (PVF) sẽ đưa vào giao dịch 500 triệu cổ phiếu vào đầu tháng tới đã gây nhiều lo ngại đối với nhà đầu tư (NĐT)...” - anh Nguyễn Văn Nam, NĐT tại sàn chứng khoán ACBS, nói. Anh Nam cho rằng cổ phiếu PVF đang đặt ra một dấu hỏi đối với nhiều NĐT, đặc biệt là khả năng tác động của giá cổ phiếu này đối với VN-Index là khá lớn.
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán cũng cho rằng với mức vốn hóa vào loại lớn nhất trên thị trường, chỉ sau DPM, chắc chắn sự tăng hay giảm của cổ phiếu này sẽ góp phần kéo theo xu hướng của thị trường.
Tỉ lệ công ty lãi/lỗ là 13/1
Tính đến ngày 27-10, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã nhận được báo cáo quý 3-2008 của khoảng 140 công ty niêm yết, trong đó số lượng các công ty có kết quả kinh doanh khá tốt chiếm tỉ lệ áp đảo, số lượng những công ty thua lỗ rất ít với chưa đến mười đơn vị.
Đặc biệt, nhiều công ty vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong chín tháng, trong đó có những công ty có mức lợi nhuận trong quý 3 tăng khá mạnh so với quí trước đó như TCR có lợi nhuận tăng đến 1.145%, TYA tăng 358,6%... Hầu hết các công ty mà cổ phiếu giữ vai trò dẫn dắt thị trường cũng đạt xấp xỉ hoặc vượt kế hoạch năm, riêng Công ty REE quý đầu tiên có lãi...
Như Tổng công ty CP Phân bón và hóa chất dầu khí (DPM), tính đến hết tháng 9-2008 đạt tổng doanh thu 4.349 tỉ đồng, tương đương 98,7% kế hoạch, tăng 67,4% so với cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận trước thuế chín tháng đầu năm 2008 đạt 1.583 tỉ đồng, tương đương 133% kế hoạch, tăng 71,5% so với cùng kỳ năm ngoái.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, NĐT nội hiện đang có xu hướng “ngóng” thị trường ngoại và động thái của NĐT nước ngoài. Do vậy, họ chịu sức ép rất lớn trước diễn biến xấu của thị trường chứng khoán thế giới cũng như xu hướng bán ra cổ phiếu liên tục của NĐT nước ngoài. Mặc dù trong tuần qua, xu hướng bán ra của NĐT nước ngoài đã chậm lại, giảm hơn 30% so với tuần trước đó nhưng vẫn áp đảo so với mua vào.
Trong 19 phiên giao dịch kể từ đầu tháng mười đến nay, NĐT nước ngoài đã bán ròng trong 17 phiên. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ đầu tháng chín đến 27-10, NĐT nước ngoài đã bán ròng hơn 850 tỉ đồng cổ phiếu tại sàn chứng khoán TP.HCM, chưa kể sàn Hà Nội và một lượng lớn trái phiếu. “Trong khi các NĐT nước ngoài liên tục bán ra, hầu hết các tổ chức đầu tư trong nước dường như đứng ngoài cuộc chơi, rồi những dự báo không mấy lạc quan về tình hình kinh tế VN trong năm 2009 của một số tổ chức nước ngoài đã tạo sức ép tâm lý đối các NĐT cá nhân trong nước” - một chuyên gia nói.
Quỹ đóng nên khó rút vốn
Về khả năng rút vốn của NĐT nước ngoài, chiều 27-10, một quan chức của Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết chỉ có những NĐT ủy thác qua ngân hàng và một số quỹ mở cần vốn khi trong nước gặp khó khăn. Tuy nhiên, vị quan chức này khẳng định vốn ra khỏi VN chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với giá trị bán ra của NĐT nước ngoài.
Trong một báo cáo mới đây, Ngân hàng HSBC khẳng định “ít có khả năng các NĐT nước ngoài rút vốn khỏi thị trường VN, vì các quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán VN đều là quỹ đóng”. Một số chuyên gia cũng cho rằng mặc dù chưa hết khó khăn nhưng VN vẫn là điểm đến hấp dẫn của NĐT.
Giải mã hiện tượng bán ra của NĐT nước ngoài, nhiều chuyên gia có cùng nhận định rằng bên cạnh một lượng vốn không lớn được rút ra khỏi VN, khả năng đầu cơ giá xuống của NĐT nước ngoài là rất lớn. Cơ sở để đưa ra nhận định này là hầu hết các cổ phiếu tốt, có tính thanh khoản cao đều được đưa ra bán, thay vì bán ra những cổ phiếu bị đánh giá thấp để cơ cấu lại danh mục. “Mặc dù giá cổ phiếu đang ở mức thấp nhưng NĐT nước ngoài sẵn sàng tung hàng ra bán để tiếp tục kéo giá xuống, một khi các NĐT nội vẫn giữ xu hướng nhìn vào động thái của NĐT ngoại. Có lẽ khi thị trường đạt một mức giá kỳ vọng nào đó, NĐT nước ngoài mới bắt đầu mua vào” - ông Hoàng Thạch Lân, trưởng phòng phân tích đầu tư Công ty chứng khoán SME, nói.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, để giúp thị trường ổn định hơn trong thời điểm hiện nay, các cơ quan quản lý cần có động thái giải tỏa tâm lý cho NĐT. “Có lẽ Ủy ban Chứng khoán nhà nước cần công khai về nguồn vốn đang nắm giữ cũng như tham gia thị trường của các quỹ, lượng vốn đã rút ra khỏi thị trường VN, để giúp NĐT có cái nhìn đầy đủ hơn thay vì phải... nghe ngóng tin đồn” - một chuyên gia nói.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng trong tình hình hiện nay nên cân nhắc thu hẹp biên độ dao động giá. Một số chuyên gia cho rằng cần xem xét hoãn việc áp dụng thuế thu nhập chứng khoán vào đầu năm tới, một động thái được đánh giá là sẽ hỗ trợ tâm lý rất tốt đối với thị trường.
HẢI ĐĂNG
Chứng khoán thế giới tiếp tục giảm
TT - Thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch đầu tuần đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh của những chỉ số mạnh trong khu vực sau cơn bán tháo cổ phiếu thứ sáu tuần trước.
Chỉ số Nikkei của Nhật rớt 6,4% xuống mức thấp nhất kể từ 10-1982. Việc các lãnh đạo G7 cho biết sẽ quan tâm đến chính sách tiền tệ đã không trấn an được các nhà đầu tư khi mà tỉ giá đồng yen trên USD vẫn ở mức cao nhất trong vòng 13 năm qua.
Tại Philippines, chỉ số chính PSEi mất đến 12,3% sau khi ngân hàng lớn thứ 2 nước này Banco de Oro Unibank tuyên bố lỗ 26,8 triệu USD từ các đầu tư vào Lehman Brothers của Mỹ. Cùng chịu chung số phận là các chỉ số Hang Seng của Hong Kong và chỉ số Sensex của Ấn Độ với mức giảm lần lượt là 12,7% và 2,2%.
Riêng thị trường Hàn Quốc, mức cắt giảm lãi suất của Ngân hàng trung ương từ 5% xuống còn 4,25% đã trấn an phần nào các nhà đầu tư khiến thị trường lên 0,8%, nằm trong số ít những thị trường tăng giá.
Trên thị trường châu Âu, các chỉ số đều sụt giảm từ 2-6,4%. Chỉ số FTSE 100 trên thị trường Anh giảm gần 5%, tương đương 190 điểm. Các chỉ số DAX của Đức và CAC 40 của Pháp cũng rớt lần lượt 4,7% và 6,8%.
Thị trường Mỹ đầu tuần giảm nhẹ khi mở cửa. Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 31,8 điểm, tức 0,38%, trong khi chỉ số Standard & Poor’s mất 0,98%.
TRẦN PHƯƠNG
source
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=285244&ChannelID=86
Tuesday October 28, 2008 - 12:17am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Vì sao đô la Mỹ mạnh lên?
Ngày 24.10.2008 Giờ 07:42
Vì sao đô la Mỹ mạnh lên?
Các nhà phân tích thị trường đang loay hoay tìm cách lý giải vì sao đô la Mỹ, đồng tiền của một nước đang chật vật chống chọi khủng hoảng, lại lên giá mạnh so với hàng loạt đồng tiền của các nước rải đều khắp mọi châu lục
Đồng USD mạnh lên, đẩy giá vàng, dầu hoả và các loại hàng hoá khác xuống sâu. Ảnh: Trần Việt Đức
Đồng won của Hàn Quốc mất giá khoảng 32%, đồng đô la Singapore sụt đến 47%, đô la Úc giảm chừng 33%, đồng rupee của Ấn Độ mất khoảng 20% so với đô la Mỹ chỉ trong vòng mấy tháng đổ lại. Danh sách các đồng tiền mất giá như thế kéo dài đến hàng mấy chục, từ đồng rand của Nam Phi đến đồng peso của Mexico và thậm chí đồng euro nữa…
Không thể giải thích hiện tượng này bằng các quy luật kinh tế thông thường vì các chỉ số cơ bản của các nước nói trên vẫn bình thường. Lẽ ra một khi nước Mỹ phải bơm hàng trăm tỉ đô la để giải cứu các ngân hàng và hàng trăm tỉ đô la khác để tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế thì đồng tiền của họ phải yếu đi, lạm phát tăng cao. Gói giải cứu 700 tỉ đô la chẳng hạn, sẽ từ đâu ra nếu không phải là do Chính phủ Mỹ tiếp tục phát hành giấy nợ, vay của thế giới về xài. Ai cũng vò đầu bứt tai, vì sao một con nợ đang gặp khó, vay với lãi suất thấp mà thiên hạ vẫn ào vào mua trái phiếu Chính phủ Mỹ như hiện nay.
Những lý do được các nhà phân tích đưa ra trong mấy ngày gần đây chỉ xoay quanh chuyện thị trường chứng khoán khắp nơi sụt giảm mạnh nên nhà đầu tư tháo chạy ra khỏi các thị trường mới nổi. Đây là lý do không mấy thuyết phục vì thị trường chứng khoán Mỹ cũng có ngày sụt còn mạnh hơn nơi khác.
Một lý giải khác đáng chú ý hơn cho rằng đừng xem đồng đô la Mỹ là của riêng nước Mỹ mà hãy xem nó như đồng tiền của thương mại và đầu tư toàn thế giới. Một khi kinh tế thế giới suy yếu, các tài sản khác như chứng khoán, địa ốc không còn hấp dẫn nữa thì người ta có xu hướng giữ tiền, trong trường hợp này là đô la Mỹ, để nắm thế chủ động trong mọi giao dịch sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Trong cách nhìn này, khủng hoảng xuất phát từ Mỹ không liên quan gì đến đồng đô la Mỹ một khi thế giới vẫn còn chấp nhận đồng tiền này trong giao thương. Hơn thế nữa, nhận định theo hướng này còn cho rằng Mỹ là nước chao đảo đầu tiên nên cũng sẽ là nước ổn định đầu tiên. Giữ đô la Mỹ sẽ yên tâm hơn khi chưa biết số phận các nước khác sẽ ra sao.
Thế nhưng góc nhìn này chưa giải thích được vì sao đồng đô la Mỹ đã có một thời gian dài suy yếu từ năm ngoái, nhất là so với đồng euro hay đô la Úc, mãi cho đến mấy tháng gần đây mới đảo chiều. Rõ ràng lúc đó, người ta lo ngại tình hình kinh tế Mỹ suy thoái, thâm hụt mậu dịch tăng, những nỗi lo bây giờ đã thành hiện thực.
Cũng vì dự đoán theo hướng đó mà nhiều công ty trên khắp thế giới đang lâm vào cảnh thua lỗ nặng nề do đặt cược vào sự mất giá của đô la Mỹ. Tập đoàn Citic Pacific của Hong Kong chẳng hạn, lỗ mất 2 tỉ đô la do “chơi tỷ giá” khi cứ tin chắc đồng đô la Úc sẽ lên giá.
Có lẽ mọi chuyện có thể giải thích bằng hai từ “đòn bẩy” (leveraging) và “tháo đòn bẩy” (deleveraging). Đô la tiền mặt chỉ có một nhưng tài sản định giá bằng đô la tăng đến cả mấy chục lần, khi đưa lên thị trường chứng khoán, nó còn tăng nhiều lần nữa. Giới tài chính đã dùng đòn bẩy tài chính để khuếch đại lợi nhuận nhiều lần so với số vốn bỏ ra; nay khủng hoảng tài chính làm khuếch đại số lỗ cũng nhiều lần như thế. Hàng ngàn tỉ đô la bốc hơi trên các thị trường chứng khoán chỉ là hình ảnh các đòn bẩy này thi nhau gãy sụp. Và bây giờ họ phải cuống cuồng tháo đòn bẩy trước khi nó gãy sụp. Tự nhiên đô la tiền mặt trở nên được giá vì nó là công cụ chính để tháo đòn bẩy nhanh nhất, ít thiệt hại nhất. Và tự nhiên, cả thế giới thiếu đô la để bôi trơn sự vận hành của nền kinh tế thật, kể cả trong xuất nhập khẩu, trả nợ nước ngoài. Theo dõi tin tức, chúng ta sẽ thấy ở các nước mà đồng tiền sụt giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ đều có hiện tượng thiếu đô la cho nhiều nhu cầu khác nhau, kể cả việc nhà đầu tư nước ngoài rút vốn trong quá trình “tháo đòn bẩy” tài chính. Lúc trước gặp tình huống này chính phủ các nước bán dự trữ ngoại tệ ra, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Mỹ để chống đỡ nhưng nay bán bao nhiêu người ta mua hết bấy nhiêu nên đồng tiền các nước mất giá.
Tình hình này trước sau gì cũng chấm dứt một khi nhu cầu đô la tiền mặt giảm hoặc một khi nền tài chính toàn cầu không còn dựa vào đô la Mỹ làm đồng tiền giao dịch nữa. Chưa ai biết thời điểm đó lúc nào sẽ đến – nhưng lúc đó đô la Mỹ sẽ khó lòng chận đà sụt giảm như năm ngoái. Trước mắt thế giới phải chịu cảnh nghịch lý: Mỹ rơi vào khủng hoảng nhưng đồng tiền mạnh lên, đẩy giá vàng, dầu hỏa và các loại hàng hoá khác xuống sâu.
Quốc Học
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=42307&fld=HTMG/2008/1024/42307
Monday October 27, 2008 - 12:05am (EDT) Permanent Link 0 Comments
20.10: VN-Index tiếp tục giảm
Ngày 20.10.2008 Giờ 15:48
20.10: VN-Index tiếp tục giảm
Phiên giao dịch đầu tuần 20.10, thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến thêm một phiên mất điểm khi VN-Index tiến về gần sát đáy cũ.
Sau một tuần với hai phiên tăng điểm và ba phiên mất điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào tuần này được nhiều nhà đầu tư dự đoán sẽ có nhiều tín hiệu tốt đẹp. Lý do mà các nhà đầu tư đưa ra là hiện có nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III của năm 2008 cộng với việc giá xăng dầu liên tiếp giảm trong tuần qua. Nhưng trái với nhiều dự đoán, thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch đầu tuần không có gì là sôi động.
Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 73 mã tăng giá, 33 mã đứng giá tham chiếu, 26 mã giảm giá và 6 mã không có giao dịch là ALT, BBT, BTC, FPC, HAX, SGH. Chỉ số VN-Index giảm 5,31 điểm, xuống 377,2 điểm tương đương giảm 1,39%.
Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, tình thế vẫn chưa mấy biến chuyển nhiều, giao dịch vẫn khá chậm chạp trong bối cảnh xu hướng thị trường khá khó xác định. Một số cổ phiếu mang tính dẫn dắt thị trường vẫn tiếp tục kìm hãm VN-Index khi đều giảm nhẹ. Xu hướng giảm điểm vẫn còn khá mạnh đã khiến VN-Index tiếp tục có dấu hiệu xuống sức khi càng giao dịch chỉ số này càng mất điểm nhiều hơn.
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index giảm 11,71 điểm, xuống 370,8 điểm tương đương giảm 3,06%. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 10.581.880 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 307,38 tỷ đồng.
Trong tổng số 164 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 11 mã tăng giá, 61 mã giảm giá, 15 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 14 mã tăng trần, 61 mã giảm sàn và 2 mã không có giao dịch là DTT, SGH.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là VNM. Đáng chú ý, trong đó có 4 mã giảm sàn là FPT, PPC, PVD, SSI.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch dẫn đầu thị trường là STB với 851.010 đơn vị được giao dịch thành công, đóng cửa ở mức 21.400 đồng/cổ phiếu (giảm 500 đồng), tương đương 2,28%.
Cũng trong phiên giao dịch này, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là NHC với mức tăng 4,98%, lên 42.200 đồng (tăng 2.000 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 29 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 8,21%, mã DCC đóng cửa chỉ còn 12.300 đồng/cổ phiếu (giảm 1.100 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 11 nghìn cổ phiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 43 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 721.240 đơn vị, bằng 6,82% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PVD được mua vào nhiều nhất với 120.440 đơn vị, chiếm 16,70% tổng khối lượng mua vào của khối này.
Trước tình hình trên, một số nhà đầu tư trên sàn SSI, ACB, Vincom khi được hỏi đều tỏ ra bối rối trong các quyết định của mình. Số nhà đầu tư có ý định mua vào thì không biết liệu đây có phải là thời điểm phù hợp để mua. Còn số nhà đầu tư đang nắm trong tay một số cổ phiếu của các công ty thì không biết có nên bán ra hay tiếp tục chờ đợi. Vì sau một thời gian, thị trường trong nước có xu hướng theo sát diễn biến các thị trường thế giới. Tuần qua, chỉ với hai phiên tăng điểm, thị trường chứng khoán trong nước có vẻ đang "lạc nhịp" nhất định với thị trường chứng khoán thế giới, khi hầu hết các thị trường này theo hướng tăng. Chị Nguyễn Thanh Vân, nhà đầu tư trên sàn Vincom ngán ngẩm: “Tình hình này chẳng biết đường nào mà lần”.
Thu Hằng
source
http://sgtt.com.vn/Detail5.aspx?ColumnId=5&newsid=42116&fld=HTMG/2008/1020/42116
pix-source
http://sgtt.com.vn/
No comments:
Post a Comment