Monday 29 June 2009

Chứng khoán thủng đáy 300 điểm
















Chứng khoán thủng đáy 300 điểm

Thứ sáu, 5/12/2008, 10:16 GMT+7
E-mail Bản In
Chứng khoán thủng đáy 300 điểm
Nỗi lo của các nhà đầu tư cuối cùng cũng thành hiện thực. Mức 300 điểm của Vn-Index, giá trị mà chỉ một năm trước còn được coi là bất khả xâm phạm, thì nay đã sụp đổ trước đà bán tháo của các nhà đầu tư.
Chứng khoán Việt Nam tiếp tục cho thấy sự phập phù của mình thời gian gần đây trong phiên giao dịch sáng nay. Những tưởng phiên tăng vào hôm qua sẽ là động lực để chứng khoán đi lên, tuy nhiên ngay sau giờ mở cửa xu hướng xuống lại được xác lập trở lại. Phần phần lớn các cổ phiếu cả penny-chip lẫn blue-chip đồng loạt giảm giá.
Vn-Index giảm 4,77 điểm, tương đương 1,54% xuống còn 303,83 điểm. Lượng cổ phiếu sang tên trong đợt một vẻn vẹn 886 nghìn cổ phiếu, giá trị 20,6 tỷ đồng. Đây cũng là khối lượng giao dịch trong đợt một thấp nhất kể từ 23/7 tới nay.
Giá trị của Vn-Index tới thời điểm này chỉ còn cách ngưỡng tâm lý 300 điểm hơn 3 điểm. Khoảng cách mong manh trên đã tạo sự e ngại cho bên mua và hoảng sợ cho bên bán. Tâm trạng trên đã đeo đẳng các nhà đầu tư trong suốt những phút giao dịch tiếp theo, từ đó khiến chỉ số chính ngày càng rơi sâu hơn.
Sau gần một năm giao dịch, hàn thử biểu của chứng khoán Việt Nam đã rơi xuống dưới ngưỡng 300, mất gần 70% giá trị so với đầu năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Cuối cùng, điều mà tất cả các nhà đầu tư đều lo sợ đã trở thành hiện thực khi Vn-Index giảm mạnh và sụt xuống dưới 300 điểm vào 10h50. Đáng chú ý, ngay cả khi chỉ số chính xuống dưới ngưỡng chống đỡ trên, sức cầu vẫn yếu trong khi lực bán càng mạnh hơn. Điều này cho thấy đa số giới đầu tư vẫn dự đoán, chỉ số chính sẽ còn xuống sâu hơn nữa.
Kết thúc đợt hai, Vn-Index chốt tại 299,39 điểm, mất 9,21 điểm, tương ứng 2,98%. Tổng lượng cổ phiếu được khớp tính tới thời điểm này là 8,47 triệu, giá trị đạt 147,9 tỷ đồng.
Sau đợt khớp lệnh đóng cửa, giá trị của Vn-Index gần như không đổi. Chỉ số chính của HOSE ngừng giao dịch tại 299,68 điểm, thấp hơn tham chiếu 8,92 điểm, tương ứng 2,89%. Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 10,24 triệu chứng khoán, giá trị 240,35 tỷ đồng. Lượng thực hiện qua giao dịch thoả thuận đạt 29 nghìn cổ phiếu, giá trị 2,17 tỷ đồng.
Toàn sàn có 19 mã tăng, 21 mã đứng giá, và 132 mã giảm giá. Đây là lần thứ 4 liên tiếp chỉ số chính quay đầu ngay sau khi tăng điểm.
Lượng mua bán của nhà đầu tư nước ngoài khá cân bằng. Kết thúc phiên, khối ngoại bán ra 1,06 triệu và mua vào 840 nghìn cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
Như vậy kể từ mốc 921 điểm vào đầu năm 2008 tới nay, sau gần 1 năm giao dịch, hàn thử biểu đã mất tới 67% giá trị. Tuy nhiên, nếu xét theo từng mã cổ phiếu, tiêu biểu là các blue chip như SSI, FPT, REE hay STB, mức lỗ mà các nhà đầu tư phải chịu nếu ôm cổ phiếu sẽ còn lớn hơn.
Theo nhận định của ông Ngô Văn Minh, Chuyên gia Phân tích tại Công ty Chứng khoán ECC, thông tin Nhật Bản
ngừng cho Việt Nam vay ưu đãi vì vụ PCI đang có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán. Ngoài ra, theo ông Minh, việc Ngân hàng Công thương (ViettinBank) quyết định IPO vào thời gian tới cũng gây bức xúc cho các nhà đầu tư. Lý do là thị trường OTC vốn đã thừa cung nay lại được bơm thêm tới 53,6 triệu cổ phiếu, chiếm khoảng 4% vốn điều lệ của ViettinBank. Ngoài ra, tâm lý của nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức đều đang khá bi qua nên lần IPO này sẽ khó thành công.
Theo một chuyên gia khác, với xu hướng đi xuống cả về lượng giao dịch lẫn giá trị của Vn-Index, thị trường vẫn chưa bước vào giai đoạn tích lũy. Thế nên, trong ngắn hạn, chứng khoán có thể xác lập thêm những đáy mới.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index cũng có cùng tỷ lệ mất giá 2,89% như Vn-Index. Số điểm trừ của chỉ số này là 3,08 điểm xuống còn 103,54 điểm. Tổng số cổ phiếu trap tay đạt 6,43, giá trị 151,74 tỷ đồng.
Xuân Hòa
source
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2008/12/3BA0922D/

Friday December 5, 2008 - 09:07am (EST) Permanent Link 0 Comments
Đau đầu khi mua mắc, bán rẻ

Ngày 03.12.2008 Giờ 14:14
Giá nguyên liệu giảm nhanh
Đau đầu khi mua mắc, bán rẻ
Giá nguyên liệu toàn cầu sụt giảm nhanh khiến một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thương mại lao đao. Không những chẳng được hưởng lợi gì từ toàn bộ giá đầu vào giảm, mà họ đang gánh chịu việc giảm lợi nhuận, thậm chí lỗ khá nặng khi lâm cảnh mua mắc, bán rẻ
Nhà phân phối rút kinh nghiệm
Lỡ ôm nguyên liệu giá cao, doanh nghiệp lớn buộc phải bán lỗ để giữ thị phần. Ảnh: L.Q.N
Cú sốc giá mà hầu hết các nhà phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu đều bị “vấp” là với sản phẩm dầu ăn. Tuỳ theo lượng vốn mua hàng trữ mà mức lỗ cao hoặc thấp. Liên tục tăng giá trong tám tháng liền, cộng thêm dự báo giá dầu ăn còn có thể tăng nữa, nhiều chủ hàng đã bỏ vốn để mua vào. Thế nhưng đến đầu tháng 9.2008 giá lại đảo chiều. Vì vậy, các công ty nhiều lần giảm giá bằng cách khuyến mãi, tăng thêm chiết khấu nhà bán lẻ, giảm giá bán trực tiếp…, mỗi lần giảm 1.000 – 3.000đ/chai, khiến nhà phân phối lỗ nhẹ thì mất khoảng 5%, nặng hơn mất đến gần 20%. Bài học từ dầu ăn được các doanh nghiệp bán lẻ áp dụng với đợt hàng tết. Ông Phan Văn Thiện, phó tổng giám đốc công ty Bibica nhìn nhận: “Có thông tin giá nguyên liệu đầu vào giảm, hầu hết các nhà bán lẻ đều chần chừ không muốn ôm hàng vào kho như mọi năm trước”.
Tương tự như vậy là với nhóm hàng sữa. Ông Lê Hữu Bình, phó tổng giám đốc công ty 3A – nhà phân phối sữa Abbott tại Việt Nam cho biết, hầu hết những người bán lẻ ở trong tình trạng chờ giá giảm, nên không mặn mà với việc mua hàng chạy doanh số để hưởng chiết khấu cao. Với kinh nghiệm của nhà bán lẻ lâu năm, bà Nguyễn Thị Thu, chủ phân phối hàng bách hoá thực phẩm ở Tân Bình nói: “Do thị trường cạnh tranh cao, nên nếu “được” thì mỗi hộp bánh chỉ lãi 1.000 – 2.000đ, nhưng hiện nay hàng ngoại đang chào giá khá thấp, xu hướng dự báo còn giảm giá nữa, lỡ mà “mất” thì có khi mỗi hộp lỗ 4.000 – 5.000đ”. Cũng theo bà Thu, đã có công ty công bố sang đầu năm tới giảm giá sữa, nên tốt nhất là bán đến đâu kêu hàng đến đó. “Đã mất mấy chục triệu trong đợt dầu ăn, nên không chỉ tôi, mà nhiều đại lý khác cũng đều cẩn thận hơn trong dự trữ hàng bán tết”, bà Thu nói.
Doanh nghiệp níu nhau
Trong nhóm nguyên liệu đầu vào, giảm giá mạnh nhất phải kể đến bao bì nhãn mác bằng chất liệu nhựa và giấy, nguyên liệu xăng dầu. Theo nguồn tin từ doanh nghiệp có thâm niên lâu năm trong ngành nhựa, hiện đang có trên 200 công ty lớn trong ngành nhựa lỗ nặng, mà công ty K.L ở TP.HCM là một ví dụ điển hình. Chỉ trong vòng một tháng nguyên liệu nhựa xuống giá, giá trị hàng dự trữ của đơn vị này đã bị mất đến gần 15 tỉ đồng. Ông Phạm Thanh Hùng, phụ trách kinh doanh tiếp thị của công ty nhựa Đại Đồng Tiến cho biết: “Hầu như tất cả các công ty lớn, có khả năng mua nguyên liệu trữ cho sản xuất từ ba đến sáu tháng trở lên đều đang trong tình trạng mua giá cao, bán giá rẻ”. Chịu lỗ, nhưng theo lời ông Hùng, “phải làm vậy thì mới giữ được thị trường và thị phần”. Phản ứng giảm giá khá nhanh của các công ty nhỏ có ít dự trữ nguyên liệu buộc các công ty lớn phải theo.
Đáng chú ý ở đây là kỹ thuật cắt giảm lỗ của các doanh nghiệp lớn được thực hiện khá khôn khéo. Ông Nguyễn Đăng Hiến, giám đốc công ty thực phẩm Tân Quang Minh cho biết: “Giá nguyên liệu xuống chỉ còn 40% so với trước, nhưng công ty cung cấp nắp nhựa cho tôi vẫn giữ giá cũ. Tôi yêu cầu giảm giá họ bảo lấy đợt hàng cũ giá không giảm, còn đợt hàng mới thì phải chờ. Sau đó nhà cung cấp bao bì trì hoãn giao hàng giá mới với lý do máy hư”. Ông Hiến cho rằng, dường như có sự liên thông với nhau, các doanh nghiệp ngành nhựa đều giảm giá rất chậm, giảm chưa đúng mức giá nguyên liệu đã xuống.
Giám đốc điều hành của một công ty nhựa có doanh thu thuộc loại cao tại TP.HCM nhìn nhận: “Nếu giảm giá bán ra tương ứng với mức giảm giá nguyên liệu thì một số doanh nghiệp có thể lâm vào cảnh phá sản”. Hiện các công ty đều cùng nhau giảm từ 10%, tối đa 20% so với giá trước đây. Theo phân tích của vị giám đốc điều hành này, các doanh nghiệp có khả năng chịu lỗ ở mức này cho đến khi chỉ tồn 10% lượng nguyên liệu đã đặt mua. Ông này nói rõ, lãi vay ngân hàng từ lúc ở mức trên 21%, mua nguyên liệu từ mức giá đỉnh, nay tất cả đều xuống, khoản chênh lệch này đang làm mất đi không chỉ phần lãi, phần vốn mà phần cơ nghiệp của khá nhiều người.
Bích Thuỷ
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=44205&fld=HTMG/2008/1203/44205

Wednesday December 3, 2008 - 08:50am (EST) Permanent Link 0 Comments
Mở chuỗi chờ thời, tự đầu tư sống được

Ngày 03.12.2008 Giờ 16:22
Kinh doanh cửa hàng tiện ích
Mở chuỗi chờ thời, tự đầu tư sống được
Chuỗi cửa hàng tiện ích từng xuất hiện rồi biến mất ở TP.HCM. Chỉ trong vòng một năm qua, số lượng cửa hàng tiện ích tại TP.HCM đã tăng gấp đôi
Không chỉ các hệ thống tên tuổi như Shop&Go, Speedy, cửa hàng Co.op, Vissan gia tăng số lượng điểm bán, mà khá nhiều tiệm tạp hoá, cửa hàng bách hoá thực phẩm của tiểu thương cũng nâng cấp thành cửa hàng tiện ích.
Mạnh ai nấy mở
Phần lớn chuỗi cửa hàng tiện ích là đón đầu tương lai. Ảnh: Hồng Thái
Chiếm số lượng nhiều nhất hiện nay là hệ thống G7Mart với khoảng 30 điểm do công ty trực tiếp đầu tư và khoảng 200 điểm dưới dạng cửa hàng tư nhân liên kết với công ty. Kế tiếp là hệ thống cửa hàng Co.op với 67 cửa hàng trong phạm vi TP.HCM. Đứng hàng thứ ba là hệ thống cửa hàng bách hoá thực phẩm của Vissan với 50 điểm bán ở khắp các quận huyện.
Các hệ thống khác như Shop&Go, Speedy, siêu thị 24H, Best&Buy (của hệ thống siêu thị Citimart)… cũng gia tăng số lượng. Khá nhiều công ty đầu tư có chọn lọc từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng để biến điểm bán lẻ của nhà phân phối thành cửa hàng tiện ích vừa bán vừa quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Đánh giá hiệu quả qua năm cửa hàng tại ba quận Tân Phú, quận 5 và quận 6, ông Trần Văn Lập, phó phòng kinh doanh nội địa công ty
Cầu Tre cho biết: “Ngoài sản phẩm công ty, còn có thêm khoảng 200 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Mục tiêu của chúng tôi là mở mạng lưới bán lẻ vừa để gia tăng mạng lưới bán hàng cho công ty, vừa để giới thiệu các mặt hàng do công ty chế biến đến với người tiêu dùng”.
Dự kiến vào cuối năm nay, hệ thống Co.opmart sẽ chính thức mở chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op – siêu thị mini. Hai hệ thống cửa hàng tiện ích khác chuẩn bị ra mắt thị trường là Satramart (tổng công ty thương mại Sài Gòn) và hàng trăm cửa hàng do tổng công ty lương thực Miền Nam liên kết với đối tác nước ngoài đầu tư.
Chờ thời
Bà Nguyễn Thị Tuyết Hoa, phó tổng giám đốc Saigon Co.op nhìn nhận: “Dù đã có hàng trăm cửa hàng tiện ích, nhưng mô hình này chưa phù hợp với thị trường Việt Nam lắm”. Theo bà Hoa, cửa hàng tiện ích bị cạnh tranh bởi giá cả, bởi sự thân thuộc trong dịch vụ bán hàng, bởi sự đa dạng của hàng hoá bày bán từ các tiệm tạp hoá, sạp chợ, xe đẩy bán thực phẩm tận nhà. Dù vậy, việc phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích trong một năm trở lại đây là đón đầu nhu cầu ở tương lai. “Khi mức độ đô thị hoá ngày càng cao, các cửa hàng tiện ích sẽ là đất sống của các nhà bán lẻ”, bà Hoa nói.
Trái với các nước, cửa hàng tiện ích hiện chấp nhận bán giá thấp hơn siêu thị để thu hút khách. Nếu tính đủ chi phí đầu tư từ 1 – 2 tỉ đồng cho tủ mát, quầy kệ, máy tính tiền, hệ thống máy tính theo dõi hàng hoá, thì các cửa hàng bán giá lỗ như phân tích của một nhà đầu tư chuỗi cửa hàng tiện ích. Trong lúc chờ cơ hội, chủ cửa hàng tiện ích trông chờ vào hỗ trợ kinh phí quảng cáo tại các cửa hàng.
Riêng hệ thống G7Mart, theo bà Võ Thị Hà Giang, phụ trách đối ngoại, công ty đang sắp xếp và đầu tư chiều sâu để phát triển theo mô hình nhượng quyền.
Theo nhìn nhận của một số người đang đầu tư hệ thống cửa hàng tiện ích, làm ăn có lãi và có khả năng phát triển tốt nhất hiện nay là cửa hàng tiện ích tự phát do các tiểu thương đầu tư. Với các mặt bằng sẵn có của gia đình, với lượng khách quen thuộc, họ thay đổi cách sắp xếp hàng hoá, đầu tư vốn làm quầy kệ đẹp mắt hơn, và quan trọng nhất là họ vẫn bán với giá của tiệm tạp hoá, nên khách đến ngày càng đông hơn, nơi khác không thể cạnh tranh lại. Chủ cửa hàng bách hoá thực phẩm ở khu vực ngã tư Bảy Hiền cho biết: sắp tới tôi sẽ học theo cửa hàng Hàn Quốc, thuê thêm nhân viên tổ chức dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách hàng ở quanh đây.
Bích Thảo
source
http://sgtt.com.vn/detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=44235&fld=HTMG/2008/1203/44235

Wednesday December 3, 2008 - 08:47am (EST) Permanent Link 0 Comments
Giá xăng đã lùi về mốc đầu tháng 5.2007

Ngày 02.12.2008 Giờ 07:49
Giá xăng đã lùi về mốc đầu tháng 5.2007
Lần giảm giá xăng dầu thứ 9 trong năm nay đưa giá xăng trở về mốc tháng 5.2007. Ảnh: L.Q.N
Từ chiều tối 1.12.2008, giá xăng và diesel giảm tiếp 1.000 đồng/lít, dầu hoả và dầu mazut giảm 500đ/lít, theo quyết định của Liên bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, xăng A 92 từ 13.000 đ/lít nay còn 12.000đ/lít, A 95: 12.500đ/lít. Dầu hoả từ 13.500 còn 13.000 đ/lít; dầu mazut 3,5S từ 9.000 còn 8.500 đ/kg; dầu diesel 0,05 từ 13.000 còn 12.000 đ/lít.
Đây là lần giảm giá thứ 9 trong năm 2008 này.
Với mức giá 12.000đ/lít xăng A92 đã đưa giá xăng về mốc đầu tháng 5.2007, khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bắt đầu được tự quyết định giá xăng, và đã đồng loạt tăng giá lên 800đ/lít vào ngày 7.5.2008 (xăng A92 là 11.800đ, A90 là 11.600đ/lít; A83 là 11.400đ/lít).
Cùng với quyết định giảm giá xăng dầu, bộ Tài chính đã có Quyết định số 110/2008/QĐ-BTC ngày 1.12.2008 tăng thuế suất thuế nhập khẩu xăng, dầu hỏa và mazut từ mức 25% lên 35%, tăng 10% so với trước, áp dụng từ ngày 2.12.2008.
Giá dầu thế giới ngày 1.12 tại New York đã rớt khỏi ngưỡng 50 USD/thùng duy trì cả tháng nay, còn 49,28 USD/thùng, mức thấp nhất trong 3 năm nay.
Những lần giảm giá xăng dầu trong năm 2008
Ngày
Mức giảm (đ/lít)
Xăng A 92
Xăng A 95
Dầu hoả
Diesel 0,05% S
1.12
1.000
12.000
12.500
13.000
12.000
15.11
1.000
13.000
13.500
13.500
13.000
8.11
1.000
14.000
14.500
14.500
13.000
31.10
500
15.000
15.500
15.500
14.000
18.10
500
15.500
16.000
16.000
14.500
17.10
500
16.000
16.500
16.500
15.200
8.10
500
16.500
17.000
18.000
15.500
27.8
1.000
17.000
17.500
18.000
15.950
14.8
1.000
18.000
18.500
19.000
15.950
P.V
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=44119&fld=HTMG/2008/1202/44119

No comments:

Post a Comment