Monday 29 June 2009

Công nhân lao đao vì bị nợ lương
















Công nhân lao đao vì bị nợ lương

Chuyển giao điều hành ở Bông Bạch Tuyết
Công nhân lao đao vì bị nợ lương
Công nhân ngồi chờ lương trước cổng công ty vào sáng 3.3.2009
Ngày 3.3, hơn 100 công nhân đã tập trung đến nhà máy công ty cổ phần bông Bạch Tuyết (BBT) ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP.HCM yêu cầu BBT trả nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc
Ai sẽ trả lương?
Tại đại hội cổ đông bất thường lần ba ngày 19.2.2009 của BBT, hội đồng cổ đông đã thông qua việc bãi nhiệm bốn thành viên hội đồng quản trị cũ và bầu thành viên hội đồng quản trị mới. Tuy nhiên, đã hơn hai tuần bị bãi nhiệm nhưng ban lãnh đạo cũ chưa bàn giao con dấu cho ban lãnh đạo mới. Sự trì trệ trong việc chuyển giao quyền điều hành từ ban lãnh đạo cũ sang ban lãnh đạo mới khiến cho tình hình giải quyết nợ lương, trợ cấp thôi việc cho công nhân còn nhiều lôi thôi.
Chị Nguyễn Mai Huệ, công nhân BBT đang lao đao vì không được trả lương trong khi còn mẹ già và hai đứa con cần chăm sóc. Chị Huệ cho biết, chị làm việc ở BBT đã hơn hai năm, từ tháng 7.2008 tới giờ vẫn chưa được giải quyết tiền lương. Chị đã nhiều lần chầu chực tại công đoàn để xin giải quyết đến giờ vẫn chưa có kết quả.
Còn anh Nguyễn Văn Cường, ngày đêm mất ngủ vì mong có lương để trở về quê. Anh Cường cho biết hơn sáu tháng nay anh không nhận được đồng lương nào. Tương tự Bà Trần Thị Bé đã làm ở BBT gần 20 năm nhưng vẫn chưa nhận được trợ cấp thôi việc.
Nhiều công nhân cho biết, hàng tháng công ty vẫn trừ tiền bảo hiểm xã hội của công nhân nhưng lại nợ bảo hiểm xã hội. BBT cũng không đóng bảo hiểm y tế, nên công nhân mỗi khi ốm đau thường đi vay mượn để chữa trị.
Đề nghị công an vào cuộc
Trong thời gian này ở công ty BBT lại đang xuất hiện hiện tượng tẩu tán tài sản của chung. Trước đó ngày 2.3, ban tổng giám đốc tổng công ty dệt may Gia Định đã có cuộc họp khẩn cấp với hội đồng quản trị, ban giám đốc mới công ty cổ phần BBT để bàn biện pháp chống tẩu tán, phá hoại tài sản. Các thành viên đã thống nhất chuyển cơ quan điều tra để khởi tố hành vi huỷ hoại tài sản theo luật Hình sự.
Ông Phạm Gia Hậu, chủ tịch công đoàn BBT cho biết hiện tượng tẩu tán tài sản, sản phẩm ở công ty bông Bạch Tuyết đã kéo dài. Trước đó, ngày 28.2 tấm panô quảng cáo của công ty cũng bị ai đó tháo dỡ. Ông Ngô Xuân Hương, giám đốc xưởng sản xuất bông Bạch Tuyết đặt vấn đề rằng, đại hội cổ đông đã bầu hội đồng quản trị mới nhưng tại sao ban lãnh đạo cũ không chịu bàn giao con dấu. Hiện nay công đoàn huy động một đội tự quản ngày đêm bảo vệ tài sản, nhằm bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Ông Hương đề nghị, các cấp chính quyền phải can thiệp để ban lãnh đạo cũ bàn giao con dấu cho ban giám đốc mới để công ty sớm khôi phục sản xuất, công nhân có việc làm.
bài và ảnh Hoàng Dung
Toà triệu tập bông Bạch Tuyết và dệt may Gia định
Dù đã bị bãi nhiệm khỏi chức vị tổng giám đốc trong đại hội cổ đông bất thường lần thứ 3 của (BBT) vừa qua, ông Tạ Xuân Thọ cùng ban điều hành đã bị bãi nhiệm vẫn chưa bàn giao công việc, con dấu… cho ban điều hành mới đã được đại hội thông qua.
Lý do, theo ông Thọ, là dệt may Gia Định có dấu hiệu vi phạm quyền cổ đông trong việc tổ chức đại hội cổ đông, nội dung biên bản họp đại hội lập sai với quy định luật Doanh nghiệp, không trung thực và chính xác… BBT đã gởi đơn thư mang nội dung trên cùng với đơn khiếu nại dệt may
Gia định vi phạm quyền cổ đông của cổ đông BBT đến các cơ quan chức năng. Ngày 3.2, toà án nhân dân TP.HCM đã gởi giấy triệu tập nguyên đơn là bông Bạch Tuyết cùng bị đơn là ông Lê Đông Triều trong vụ án tranh chấp thành viên công ty BBT.
Trong lúc đó, ngày 2.3, BBT cũng đã gởi đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng điều tra vụ việc phá huỷ, tẩu tán tài sản tại công ty.
H.Sương
source
http://sgtt.com.vn/detail29.aspx?newsid=47785&fld=HTMG/2009/0303/47785

Tuesday March 3, 2009 - 11:07pm (EST) Permanent Link 0 Comments
Rối tính thuế bán nhà, đất

Rối tính thuế bán nhà, đất
* Một người bán nửa căn nhà hay hai căn nhà thì tính thuế thu nhập cá nhân ra sao?
Tổng cục Thuế cần hướng dẫn cụ thể hơn về hồ sơ kê khai, tính thuế TNCN khi bán nhà, đất - Ảnh minh họa: HTDTheo Luật Thuế thu nhập cá nhân, từ ngày 1-1-2009, cá nhân bán nhà, đất thứ hai trở lên thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Nếu cá nhân bán nhà, đất duy nhất thì được miễn thuế TNCN. Điều này tưởng dễ dàng, thuận lợi cho người dân nhưng thực tế lại phát sinh một số vướng mắc.
Luật chưa quy định
Năm 2007, chị Nguyễn Hồng Châu (quận 12) có mua hai căn nhà, một ở quận Bình Tân và một ở quận 12. Nay vì cần tiền nên chị bán hai căn nhà này cùng lúc. Căn nhà ở quận 12 bán giá 800 triệu đồng, căn nhà ở quận Bình Tân bán giá 600 triệu đồng. Theo luật, chị được miễn thuế TNCN đối với một căn nhà và phải đóng thuế TNCN đối với căn nhà còn lại. Nếu chị được miễn thuế căn nhà giá 800 triệu đồng thì đương nhiên mức thuế phải nộp sẽ thấp hơn nhiều so với miễn thuế căn nhà giá 600 triệu đồng. Cái khó là làm sao xác định căn nhà nào được miễn thuế, căn nhà nào phải nộp thuế trong khi chưa có văn bản nào hướng dẫn về điều này.
Bán nửa căn nhà phải nộp thuế?
Ông Hoàng Nguyên (quận 3) muốn bán một phần căn nhà gia đình ông đang ở (căn nhà ông có giá trị rất lớn). Ông cũng thắc mắc không biết trường hợp của ông có phải đóng thuế TNCN không.
Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Chi cục phó Chi cục Thuế quận 3, trường hợp ông Hoàng Nguyên muốn bán một nửa căn nhà nhưng phần còn lại gia đình ông vẫn sinh sống thì phần đã bán vẫn phải đóng thuế TNCN. Trường hợp người dân có hộ khẩu ở tỉnh khác có một căn nhà và bán nhà tại TP.HCM cũng bị buộc phải đóng thuế TNCN. Nếu trường hợp hai vợ chồng có sở hữu chung một căn nhà và trong nhà đó có nhiều người con cùng sinh sống. Khi không ở nhà đó, cặp vợ chồng bán đi và mua căn nhà khác để ở thì đương nhiên được miễn thuế TNCN. Căn nhà mới nếu do người con đứng tên chủ sở hữu và tiếp tục không ở nữa, gia đình bán đi mua căn nhà khác nữa thì vẫn được miễn thuế TNCN bởi vì đó là căn nhà duy nhất.
Dựa vào cam kết là chính
Vấn đề đặt ra là làm sao các cơ quan thuế biết được người dân bán căn nhà duy nhất hay thứ hai, thứ ba... để thu đúng, thu đủ thuế TNCN? Ông Nguyễn Yểng, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 6 (TP.HCM), cho biết hiện nay tại nhiều chi cục thuế vẫn phải căn cứ theo sự cam kết của người dân là chính. Người dân phải cam kết với cơ quan thuế ngoài căn nhà đang bán không còn sở hữu hoặc đồng sở hữu căn nhà nào khác.
Một số chi cục thuế đã phải cử cán bộ thuế đi xác minh thực tế. Có nơi lại yêu cầu cá nhân đến kê khai thuế phải có giấy xác nhận của UBND phường, xã nơi họ có hộ khẩu. “Cá nhân phải kê khai trung thực, bởi nếu gian dối sau này sẽ bị truy thu nghiêm khắc” - ông Hòa khuyến cáo.
Theo quy định, khi phát hiện cá nhân có hành vi trốn thuế hoặc gian lận thuế, cơ quan thuế sẽ phạt hành chính theo Điều 108 Luật Quản lý thuế. Ngoài việc phải nộp đủ số tiền đã trốn thuế hoặc gian lận thuế, người vi phạm còn bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền trốn thuế, số tiền gian lận thuế.
Theo MINH TRÍ - THÀNH NHÂNPháp Luật TP.HCM
source
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=303168&ChannelID=204

Tuesday February 24, 2009 - 08:00pm (EST) Permanent Link 0 Comments
Làm cát trên sông Mekong

Từ Campuchia, một lượng lớn cát đã được hút lên từ các bãi ngầm trên sông Mekong tạm nhập vào Việt Nam để tái xuất sang Singapore. Ngành khai thác cát của Campuchia và cũng là cơ hội hợp tác làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên một “công nghệ” mới đã nảy sinh, cát trên các sông Việt Nam cũng “núp bóng” cát Campuchia đi qua cửa khẩu. SGTT đã làm cuộc hành trình ngược dòng Mekong xâm nhập vào “thế giới” cát nhiều áp lực và thăng trầm này…
Kỳ 1: Cát tạm nhập tái xuất
Từ biên giới cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (Tân Châu), ngược sông Mekong, chúng tôi đến các mỏ cát ở Campuchia
Sông Mekong trên đất bạn mùa lũ nước mấp mé bờ sông đỏ ngầu phù sa. Lúc chúng tôi xuất hành đã quá 12h trưa nên dọc hai bên ranh giới cửa khẩu sông Tiền (đoạn sông Mekong chảy vào đất Việt) đã có hàng chục chiếc sà lan chở đầy cát neo đậu chờ làm thủ tục xuất khẩu qua biên giới. Cửa khẩu trông như một thương cảng cát.
Nhân công lao động Việt Nam làm việc tất bật trên các cần cẩu, xà lan khai thác cát
Áp lực trên mỏ Panam
Sau khoảng 4 giờ đi bằng đường thuỷ, chúng tôi đã đến được mỏ cát Panam ở (huyện Let Đet, tỉnh Nét Lương, Campuchia) cách biên giới khoảng 60km, đây là một trong những mỏ cát có trữ lượng lớn và đang là nơi khai thác cát phục vụ xuất khẩu đi nước thứ ba qua đường sông Tiền. Tại đây từ 6h sáng đến khoảng 18h chiều, sông Mekong như một công trường lớn với hàng chục cần cẩu làm việc liên tục. Hỏi chuyện giá cả và phương thức làm ăn, chủ một cần cẩu từ An Giang lên cho biết việc khai thác cát tại mỏ Panam được các chủ mỏ quản lý khá chặt, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tranh thủ tối đa thời gian phương tiện để đảm bảo năng suất. Không có trường hợp cạnh tranh lấy cát, phần ai người nấy làm, nhưng hầu như lúc nào công nhân vận hành máy cần cẩu sà lan cũng tất bật. Sà lan chở cát cũng khai thác hết công suất cho các chuyến đi và về. Ngôi ôm tô cơm nhai vội, một máy trưởng sà lan đến từ Vĩnh Long nói, trung bình mỗi sà lan tải trọng 1.000 tấn, nếu đảm bảo được kế hoạch sẽ đi được 10 – 12 chuyến/tháng. Mỗi doanh nghiệp có khoảng 2 – 3 chiếc cẩu cạp cát dưới sông, cứ thế rê cần đi trong vùng được cho phép khai thác trên sông.
Một người làm chủ trên chiếc xáng cạp cho hay, do áp lực giao nhận hàng “thỉnh thoảng lại có một tai nạn chìm sà lan hay cần cẩu hỏng hóc tại mỏ. Mới đây trong tháng 10.2008, một sà lan chở đầy cát đã bị lật úp khi người lái tàu đẩy nhanh tốc độ di chuyển qua một khúc sông nước chảy xiết”. Nhiều doanh nghiệp đã phải từ bỏ “thế giới cát” khi không đủ tiềm lực tài chính và phương tiện vận chuyển khi áp lực giao hàng và chi phí vận chuyển gia tăng. Một người ở mỏ cát nói: “Mấy tháng trước đã có doanh nghiệp do muốn độc quyền khai thác đã tự ý đẩy giá thuê sà lan lên cao làm cho các doanh nghiệp “tép riu” khác khốn đốn. Một sà lan tải trọng 1.200 tấn giá thuê trước đó chỉ khoảng 80 – 90 triệu đồng, nhưng nay tăng lên 170 – 190 triệu đồng/tháng. Trước đó một cần cẩu loại 60 tấn có giá cho thuê khoảng 50 – 60 triệu đồng nhưng bây giờ 140 – 150 triệu đồng/cẩu. Trong khi đó giá bán cát loại cỡ hạt 2.3 tính luôn tiền vận chuyển từ Panam về biên giới Vĩnh Xương (An Giang) chỉ tăng từ 60.000 – 100.000đ/khối.
Tại Campuchia, tiền thuê phương tiện sà lan, cần cẩu đã tăng trên 60%, giá xăng dầu tăng trên 100% trong khi giá bán cát chỉ tăng 30 – 40%. Ấy vậy mà vẫn có nhiều doanh nghiệp tìm cách qua đây làm ăn như con thiêu thân.
Theo một cán bộ hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương, mỗi ngày có khoảng 50 lượt sà lan tải trọng trên dưới 1.000 tấn chở cát qua lại biên giới. Hầu hết cát khai thác từ Campuchia ngay khi qua cửa khẩu được các công ty tổ chức sang mạn sà lan chở thẳng đi Cần Thơ hoặc bốc lên các bãi cát ở dọc sông Tiền. Từ đây hạt cát sẽ được gia công trộn lẫn và làm giá trước khi xuất khẩu.
Và lời mời của ông chủ mỏ
Tuy nhiên tại mỏ Panam, khi chúng tôi hỏi giá cả và thủ tục mua bán thì hầu hết các chủ xáng cạp và nhân viên đều từ chối trả lời. Cả những ông chủ sà lan chở cát lớn cũng lắc đầu vì không “thấu đáo hết nội tình”. Ông Hai Còn, chủ một xáng cạp người Việt nói: “Chúng tôi khai thác cát gia công đã năm năm nay, chỉ biết tới tháng lãnh tiền. Ít khi gặp chủ mỏ cát phía Campuchia và doanh nghiệp Việt Nam. Muốn biết cụ thể phải liên hệ thông qua trung gian và gặp chủ cát như ông Rươl, ông Ra, ông S.Thi…”.
Cuối cùng chúng tôi cũng liên hệ được với người tên Ra được người lái tàu giới thiệu là chủ mỏ cát ở Campuchia. Ông Ra tỏ ra rất bận rộn nên chỉ làm việc qua điện thoại, ông mở lời mời ngắn gọn với khách: “Muốn làm thì cứ lên đây. Chúng tôi nói một lần thôi, giá bán tại bến nước loại cỡ hạt từ 2.3 đến 2.4 là 2,3 USD/m3. Tôi bao làm hồ sơ thuế xuất khẩu các thứ phía bên Campuchia (thủ tục giấy tờ hợp lệ qua cửa khẩu Campucchia). Bên các anh có sà lan thì cứ lên khai thác và chở đi. Cát của tụi tui tốt lắm!”. Như vậy muốn mua cát giá gốc ở Campuchia thì doanh nghiệp phải tự tổ chức khai thác và vận chuyển, còn việc quản lý khối lượng cát khai thác đã có người giám sát tại cửa khẩu. Bởi chỉ có con đường duy nhất là vận chuyển cát theo lối độc đạo sông Mekong xuôi về Việt Nam.
Trên đường về, chúng tôi tìm gặp được một người Campuchia tên L., ông là người chuyên làm môi giới và lo thủ tục xuất nhập khẩu cho một số công ty vào khai thác cát ở Campuchia. Ông L. cho chúng tôi biết hiện nay phía trên sông Mekong còn một số đoạn sông bị bồi lắng, những mỏ cát có trữ lượng lớn đang được Chính phủ Campuchia xem xét cấp phép khai thác. “Đã có 2 – 3 công ty nhờ tôi thăm dò thông tin và làm hồ sơ xin khai thác”. Ông L. nói và úp mở không nêu rõ tên công ty nào, nhưng khuyên chúng tôi nên tính toán kỹ trước khi đầu tư qua Campuchia làm ăn.
Bài và ảnh: Bảo Long
Kỳ sau: Đổ xô làm cát tạm nhập tái xuất
source
http://sgtt.com.vn/Detail24.aspx?ColumnId=24&newsid=47273&fld=HTMG/2009/0222/47273

Monday February 23, 2009 - 10:05pm (EST) Permanent Link 0 Comments
Vn-Index rơi tự do

Thứ tư, 18/2/2009, 14:06 GMT+7
E-mail Bản In
Vn-Index rơi tự do
Chứng khoán toàn cầu mất điểm mạnh, giá điện trong nước dự kiến tăng, nhiều doanh nghiệp niêm yết báo cáo lỗ và khối ngoại bán ròng, khiến Vn-Index hôm nay rơi tự do ngay từ đầu phiên. Mốc 260 điểm bị xuyên thủng.
Kết thúc phiên giao dịch, Vn-Index đóng cửa tại 255,09 điểm, giảm 7,98 điểm (3,03%). Đây là phiên mất điểm liên tiếp thứ 7 của Vn-Index. Thanh khoản của thị trường giảm sút, với tổng khối lượng giao dịch qua khớp lệnh đạt 11 triệu đơn vị, trị giá 208,6 tỷ đồng.
Toàn thị trường chỉ 15 mã tăng điểm, 142 mã giảm và 20 cổ phiếu đứng giá. Các blue-chip phần lớn giảm giá.
source
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2009/02/3BA0B69C/

Wednesday February 18, 2009 - 04:55am (EST) Permanent Link 0 Comments
Thanh long đi Mỹ đứt gánh giữa đường

Ngày 16.02.2009 Giờ 14:05
Thanh long đi Mỹ đứt gánh giữa đường
Sau thời gian chào hàng, giờ đây, việc xuất khẩu thanh long vào Mỹ không còn được doanh nghiệp hào hứng, nhắc tới nữa. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Thanh long đủ chuẩn sang Mỹ giờ đây lại phải xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Sơn Nghĩa
Câu chuyện trái thanh long được xuất khẩu vào thị trường Mỹ là sự kiện quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm 2008. Không chỉ có bán giá cao, việc thanh long đi Mỹ còn chứng minh nông dân có đầy đủ trình độ sản xuất ra sản phẩm đạt tới yêu cầu khắt khe nhất của thị trường.
Tự hại mình
Ngay sau khi được cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, đầu tháng 11.2008, hai doanh nghiệp của Việt Nam là công ty cổ phần Sơn Sơn và công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận) đã xuất ba lô hàng (gần năm container) thanh long sang Mỹ với giá trung bình lên tới 4 – 4,5 USD/kg. Những người nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận sẽ khá lên, nếu doanh nghiệp tiếp tục đưa thanh long đi Mỹ đều đặn, đồng thời duy trì mức giá thu mua 14.000 – 15.000đ/kg thanh long tại ruộng.
Tuy nhiên, sau ba lô hàng đầu tiên kể trên, đến nay, việc xuất khẩu thanh long đi Mỹ đã bị ngưng lại hoàn toàn. “Chẳng có ai còn hào hứng với thị trường Mỹ nữa, tất cả doanh nghiệp đều đã ngưng xuất khẩu”, bà Lê Tấn Thị Việt Thanh, giám đốc công ty TNHH Bảo Thanh, TP.HCM khẳng định như vậy.
Theo tìm hiểu của SGTT, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng trên là do thanh long bị mất giá. Việc giá xuất khẩu giảm hoàn toàn không phải thanh long “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng Mỹ, mà ở đây, do chính doanh nghiệp “chơi lụi” lẫn nhau, cạnh tranh bằng cách phá giá hòng xuất được nhiều hàng. Giám đốc một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây tiết lộ, nếu như giá xuất của những lô hàng đầu tiên hồi cuối năm 2008 vào khoảng 4,5 USD/kg (CIF), thì sau đó, giá 1kg thanh long đã bị doanh nghiệp hạ xuống còn 2 – 3 USD, gần ngang bằng với giá thanh long thu mua tại vườn cho nông dân. “Chào giá như vậy thì lấy đâu ra lời, chỉ có nước làm gian dối, đóng hàng xô vào container lừa khách hàng”, vị giám đốc trên bức xúc.
Còn theo ông Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Hàm Minh (Bình Thuận), đơn vị được APHIS công nhận thanh long đạt tiêu chuẩn được phép xuất khẩu, việc thị trường xuất khẩu thanh long vào Mỹ bị tắc còn do đơn vị phụ trách chiếu xạ là công ty cổ phần Sơn Sơn không nhận hàng. “Nhiều lần chúng tôi gọi điện vào đặt hàng chiếu xạ thanh long nhưng người của công ty trả lời là bận, không chịu tiếp nhận”, ông Thuận tâm sự. Do đầu ra từ Mỹ bị tắc, nên giờ đây, những trái thanh long đạt tiêu chuẩn sang Mỹ lại phải tìm đường đi vào thị trường truyền thống… Trung Quốc. “Giá thanh long xô tại vườn hiện nay khoảng 12.000 – 12.500đ/kg, thấp hơn nhiều so với 19.000 – 20.000đ/kg so với cùng kỳ 2008 và thời điểm được xuất khẩu vào Mỹ”, ông Thuận nói thêm.
Đứt gánh giữa đường
Ông Trầm Trọng Ngân, tổng giám đốc công ty cổ phần Sơn Sơn cho biết, việc từ chối tiếp nhận thanh long chiếu xạ là do công ty đang sửa chữa lại nhà xưởng nên không thể vận hành được dây chuyền chiếu xạ. Sự cố này, theo ông Ngân, đã xảy ra từ… khá lâu, chưa biết đến bao giờ mới khắc phục lại được. Như vậy, xuất khẩu thanh long vào Mỹ sẽ tiếp tục bị “đứt gánh giữa đường”, vì cho đến thời điểm này, APHIS chỉ cấp giấy chứng nhận duy nhất cho Sơn Sơn được phép chiếu xạ thanh long trước khi xuất khẩu vào thị trường này.
Nhiều doanh nghiệp còn cho rằng, do thời gian vận chuyển trên biển khá dài, nên khi tới Mỹ, trái thanh long không đạt tiêu chuẩn bảo quản. Ông Trần Ngọc Hiệp, giám đốc công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu tính toán: “Trái thanh long từ khi thu hoạch, đến xử lý, đóng gói… mất khoảng 10 ngày, cộng thêm thời gian vận chuyển bằng tàu biển từ Việt Nam sang Mỹ mất 20 ngày”. Trong khi đó, với phương pháp bảo quản hiện nay, thanh long chỉ có thể giữ được chất lượng tối đa là 40 ngày. “Như vậy, khi sang đến Mỹ, thanh long chỉ còn đúng 10 ngày để bán. Do đó, chất lượng trái thanh long bị giảm sút, khiến cho thời gian tiêu thụ chậm lại và giá bán bị giảm xuống là khó tránh khỏi”, ông Hiệp cho biết. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây còn cho biết thêm, thanh long Việt Nam chỉ tiêu thụ tại các chợ người Hoa và chợ người Việt, không có kho, tủ trữ lạnh nên tỷ lệ hư hỏng lên tới 40%, những trái bán được thì chất lượng giảm thấy rõ.
Tại sao doanh nghiệp không xuất khẩu thanh long bằng đường hàng không? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Kỳ, tổng thư ký hiệp hội Trái cây Việt Nam lý giải, giá cước vận chuyển trái cây bằng đường này đi các nước hiện khá cao. Chẳng hạn, thanh long xuất khẩu sang Mỹ, nếu đi bằng máy bay, tiền cước vào khoảng 3 USD/kg, ngang bằng với giá trị của trái thanh long nên doanh nghiệp không thể kham nổi. Mức giá này, theo ông Kỳ, chênh lệch khá lớn so với Thái Lan hay một số nước khác trong khu vực. “Chính phủ Thái Lan đưa ra hẳn một chương trình hỗ trợ cước phí cho doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, phí vận chuyển bằng đường hàng không đi Mỹ của họ chỉ khoảng 0,5 USD/kg trái cây tươi”, ông Kỳ khẳng định. Theo ông Kỳ, Thái Lan hiện đang có công nghệ bảo quản trái cây tươi tốt hơn ta, nhưng trái cây xuất khẩu của nước này sang các thị trường xa như châu Âu, Mỹ… cũng không mấy hiệu quả nếu đi bằng tàu biển vì thời gian vận chuyển quá dài, làm cho trái cây bị giảm sút về chất lượng.
Hoàng Bảy
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=46959&fld=HTMG/2009/0215/46959

Monday February 16, 2009 - 10:41am (EST) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment