Monday 29 June 2009

Sống dở vì… mua bán “phòng hộ”

















Ngày 26.11.2008 Giờ 16:56
Thị trường xe cuối năm
Giao ngay, bán đúng giá, vẫn ế!
Nếu như năm trước, muốn có xe đi tết khách phải trả thêm cả nghìn USD hoặc phải chờ 3 – 6 tháng, thì nay khách được giao xe ngay, bán đúng giá, nhưng các điểm bán xe vẫn vắng khách
Giá xe nhập khẩu đã giảm, nhưng ít khách mua. Ảnh: L.Q.N
Không chỉ có xe mới tiêu thụ khó mà thị trường xe cũ cũng ít khách. Một tháng trước, giá xe cũ đời 2007 rao bán ở tầm 450 triệu đồng/chiếc, nay đã hạ xuống còn 400 triệu đồng/chiếc.
Cuối năm, xe vẫn bán chậm
Thống kê của hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 10.2008, lượng xe lắp ráp trong nước tiêu thụ được 5.679 chiếc, tăng 499 chiếc so với tháng trước, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng thời điểm này năm ngoái, nhiều doanh nghiệp không có xe để bán. Khách hàng muốn có xe chạy tết phải chi thêm cho đại lý vài nghìn USD. Bây giờ, xe giao ngay, giá hạ mà người mua chẳng thấy.
Còn các nhà nhập khẩu xe không còn nhập về ồ ạt như trước mà đang lo giải quyết lượng hàng tồn. Nhiều đại lý, salon xe cố gắng giải phóng xe tồn từ đầu năm. Ông Nguyễn Thăng Long, chủ salon Auto Pesco, cho biết: “Đang chịu lỗ vài trăm nghìn USD với những siêu xe Rolls-Royce nhập về. Hiện salon còn khoảng 50 chiếc xe cao cấp chưa bán được”. Tình hình khó khăn khiến cho cung cách vận chuyển cũng thay đổi. “Năm ngoái, người ta chấp nhận đưa xe về bằng máy bay với mức phí 17.000 USD/chiếc. Bây giờ, phần lớn các xe được nhập về theo đường tàu biển với mức phí khoảng 3.000 USD/chiếc” – ông Long cho biết thêm.
Nhiều doanh nghiệp lo ngại việc áp dụng luật Thuế tiêu thụ đặc biệt mới với các mức thuế tăng cao dành cho xe từ chín chỗ ngồi trở xuống áp dụng từ 1.4.2009 khiến cho thị trường xe tiếp tục đình đốn. Theo giới kinh doanh, dự kiến phải đến quý 3 năm sau thị trường xe mới có cơ hội khởi sắc khi tình hình kinh tế được cải thiện.
Phí cao, xe cũ khó bán
Ông Nguyễn Đắc Dũng, chủ salon ô tô Hùng Dũng (đường Cộng Hoà, Tân Bình), cho biết: “Giá xe cũ tiếp tục giảm xuống khoảng 2.000 – 3.000 USD/chiếc so với cách đây hai tháng. Giá hạ nhưng lượng xe bán ra giảm. Trước đây trung bình bán được 30 chiếc/tháng, nay còn khoảng chục chiếc”.
Việc tăng phí trước bạ hồi cuối tháng 8 vừa qua gây ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường xe cũ. Kể từ ngày 25.8, phí trước bạ đã tăng đồng loạt lên 10% từ mức 2% đối với xe cũ, 5% đối với xe nhập khẩu. Một khách hàng mua xe tính toán: “Một chiếc xe cũ có giá 500 triệu chúng tôi phải chi ra 50 triệu đóng phí trước bạ là quá nhiều. Thà tôi bỏ ra thêm ít tiền mua chiếc xe mới thì hay hơn”.
Chủ một salon xe tại quận 1 thừa nhận thực trạng, nhiều người mua xe cũ chẳng cần làm thủ tục đăng ký mới mà chỉ làm giấy sang tên là xong, né phí trước bạ.
Theo thống kê của cảnh sát giao thông tại điểm đăng ký xe hơi 282 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh), số lượng xe đăng ký tại TP.HCM giảm mạnh trong hai tháng qua. Lượng xe được đăng ký trong tháng 8 là 3.819 chiếc. Nhưng sang tháng 9, số lượng này chỉ còn 1.595 chiếc; tháng 10 là 1.905 chiếc. Trong khi đó, lượng xe gia đình mới từ năm tới tám chỗ, tiêu thụ ở phía Nam tương ứng trong tháng 9 và 10 là 2.290 chiếc và 2.547 chiếc.
Nguyên Tuấn
source
http://sgtt.com.vn/detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=43853&fld=HTMG/2008/1125/43853

Saturday November 29, 2008 - 08:31pm (EST) Permanent Link 0 Comments
Sống dở vì… mua bán “phòng hộ”

Ngày 28.11.2008 Giờ 16:01
Sống dở vì… mua bán “phòng hộ”
Những biến động về giá dầu thô trên thị trường thế giới từ đầu năm đến nay đã khiến nhiều doanh nghiệp trong nước lâm vào tình trạng dở sống, dở chết, nhất là các doanh nghiệp đã trót ký các hợp đồng nhập khẩu xăng, dầu theo phương thức “hedging” (tạm dịch là phòng hộ)
`
Thua lỗ của Jetstar Pacific đã lên tới hàng trăm tỉ đồng, trong đó có nguyên nhân lớn từ việc mua nhiên liệu theo phương thức phòng hộ. Ảnh: L.Q.N
Đây là phương thức mua bán mang tính chất “tự bảo hiểm”. Theo đó, người mua sẽ trả trước, có kỳ hạn với một mức giá cố định (có thể cao hơn giá của thị trường vào thời điểm mua) để nhằm giảm thiệt hại mà vẫn có nguồn hàng ổn định nếu người mua đánh giá rằng, sản phẩm, dịch vụ đó có chiều hướng biến động (tăng) trong tương lai. Phương thức mua bán này đã được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước và tại Việt Nam, trong một số thời điểm trong năm nay, một số doanh nghiệp đã áp dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và hàng không như công ty Xăng dầu hàng không (Vinapco), thuộc tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và hãng hàng không Jestar Pacific lại đang thua lỗ lớn do triển khai dịch vụ này.
Công ty Vinapco là một trong những công ty đầu tiên nếm quả đắng do áp dụng phương thức mua bán này đúng vào thời điểm giá dầu thế giới lên cao kỷ lục. Theo hợp đồng số 02/Vinapco-Elico ký ngày 13.6.2008, Vinapco ký một hợp đồng mua nhiên liệu Jet-A1 (nhiên liệu cho máy bay) với số lượng lên 15.000 tấn. Nhưng để mua được lượng xăng trên, Vinapco phải trả thêm 1,1 triệu USD. Đến nay, bộ Tài chính không chấp nhận khoản này do Việt Nam chưa hề có khung pháp lý nào cho phép thực hiện phương thức mua bán phòng hộ.
Nhưng cay đắng hơn cả trong việc thử áp dụng nghiệp vụ phòng hộ là công ty cổ phần Jestar Pacific Airlines. Trong thời điểm tháng 4, tháng 5, khi giá dầu thô thế giới liên tục biến động với mức giá rất cao, có lúc lên tới 135 – 145 USD/thùng và có những dự báo, giá dầu thô có thể lên tới 200 USD/thùng, Jestar Pacific đã ký những hợp đồng phòng hộ mua nhiên liệu bay (Jet A1) với mức giá lên tới khoảng 160 USD/thùng (tương ứng với giá dầu thô khoảng 132 – 136 USD/thùng)… Chưa kịp vui mừng do giá dầu lúc đó tiếp tục leo thang thì trong khoảng 1 – 2 tháng sau, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá dầu thế giới lại giảm theo chiều thẳng đứng. Các hợp đồng phòng hộ của Jestar Pacific lại kéo dài thường 3 – 4 tháng nên trong khi giá nhiên liệu bay đã giảm mạnh theo giá dầu thô thì công ty này vẫn phải nhập với số lượng lớn nhiên liệu với giá trong thời điểm cao nhất của thị trường.
Trong một báo cáo của Jestar Pacific hồi đầu tháng này gửi bộ Giao thông vận tải, công ty này cho biết, chỉ trong chín tháng đầu năm, Jetstar Pacific đã lỗ tới 20 triệu USD. Trao đổi với SGTT sáng 27.11, ông Lê Song Lai, thành viên hội đồng quản trị của Jestar Pacific, phó tổng giám đốc tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), đơn vị góp 75,78% vốn tại Jestar Pacific thừa nhận, số thua lỗ của Jestar Pacific đã lên đến hàng trăm tỉ đồng, trong đó có nguyên nhân lớn từ việc mua nhiên liệu theo phương thức phòng hộ. Theo ông Lai, tình hình khó khăn của Jestar Pacific còn kéo dài đến giữa năm sau. Trong việc này, điều đáng ngạc nhiên là mặc dù phía nước ngoài (hãng hàng không Quantas của Úc) chỉ nắm giữ 18% vốn trong Jestar Pacific nhưng lại trực tiếp ký kết các hợp đồng quan trọng như vậy để nhập nhiên liệu, chính từ hãng Quantas. Ông Lai phủ nhận thông tin cho rằng phía nước ngoài đã lũng đoạn, thao túng hoạt động của Jestar Pacific.
Trả lời SGTT, một quan chức của bộ Tài chính cho biết, vừa qua, đã có nhiều công ty nhà nước, trong đó có cả Vietnam Airlines có đề nghị cho triển khai phương thức mua bán phòng hộ và Chính phủ cũng đã giao cho bộ này nghiên cứu. Nhưng bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn nên các công ty của Nhà nước, kể cả các công ty cổ phần có vốn sở hữu nhà nước chiếm đa số chưa được triển khai nghiệp vụ này. Do đó, những công ty như Vinapco hay Jestar Pacific (có sở hữu vốn nhà nước trên 80%) triển khai các nghiệp vụ trên sẽ phải chịu trách nhiệm về các chi phí phát sinh.
Phương thức mua bán phòng hộ có những ưu điểm nhất định nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, nó chỉ hiệu quả khi các doanh nghiệp nắm bắt được nhiều thông tin, đoán biết tương đối rõ xu hướng của thị trường và phương thức này không nên áp dụng trong những thời điểm thị trường có nhiều biến động. Tuy nhiên, đã có nhiều người lại quá đề cao, chỉ nhìn nhận mặt tích cực của phương thức mua bán này. Trong một hội thảo mới đây về phương thức phòng hộ, giám đốc công ty Ginga Việt Nam bà Trần Hồng Diệp quả quyết rằng, đây là cách thức quản lý rủi ro rất hữu hiệu và nếu các công ty xăng dầu Việt Nam áp dụng hình thức này thì việc trợ giá, bù lỗ của nhà nước là không cần thiết. Với thực tế như Vinapco, Jestar Pacific… đã phải nếm trái đắng thì đây là một kinh nghiệm đáng “đồng tiền bát gạo” cho các doanh nghiệp khi muốn triển khai nghiệp vụ mua bán này.
Mạnh Quân
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=43974&fld=HTMG/2008/1127/43974

Friday November 28, 2008 - 10:15am (EST) Permanent Link 0 Comments
Vựa lúa đồng bằng chờ đường ra biển lớn

Ngày 27.11.2008 Giờ 15:30
Vựa lúa đồng bằng chờ đường ra biển lớn
Luồng cho tàu lớn vào các cảng trên sông Hậu lại được đưa ra tại hội nghị tổ chức ngày 24.11 tại TP.HCM. Đây là hội nghị thứ hai trong ba tháng qua bàn về “đường ra biển lớn” cho vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long
Ba năm qua, việc mở luồng nào để thông tàu lớn vẫn còn dạng dự án, trong khi các cầu cảng đã được đầu tư tiền tỉ đành phơi mình đợi tàu.
Cảng Cần Thơ khó hoạt động với công suất lớn vì luồng cạn. Ảnh: TL
Các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tính: chi phí vận chuyển một container từ cảng Cần Thơ đi Singapore chỉ tốn 100 USD, trong khi hiện nay từ Cần Thơ lên cảng Sài Gòn đã mất tới 200 USD. Tuy nhiên, điều đó chỉ thành sự thật, khi luồng lạch Định An được khai thông.
Năm nay, cảng Cần Thơ phấn đấu bốc xếp khoảng 1,35 triệu tấn hàng hoá các loại. Sáu tháng đầu năm, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 965.000 tấn, so với cùng kỳ vượt trên 50%. Trong khi các cảng ở TP.HCM quá tải, cảng Cần Thơ có lúc thưa vắng, do luồng Định An chưa được khai thông. Khi luồng lạch được khai thông, nơi đây là cảng đầu mối.
Nằm trong cụm cảng Cần Thơ, cảng Cái Cui có công suất bốc xếp hàng hoá lớn, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 20.000 tấn. Nằm cạnh khu dân cư, cách khu du lịch Cồn Ấu khoảng 7km, cảng Cái Cui được khánh thành (giai đoạn 1) vào tháng 4.2006, nhưng tàu có trọng tải 10.000 tấn không cặp được bến vì cửa Định An và luồng vào cảng chỉ tiếp nhận được tàu có trọng tải từ 3.000 – 5.000 tấn. Sau đó, tháng 12.2007, cảng Cái Cui được UBND TP Cần Thơ bàn giao cho tổng công ty Hàng hải Việt Nam, trong đó có hơn 64 tỉ đồng đầu tư thiết bị, nhưng hơn chín tháng qua, dự án này án binh bất động.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ nói: “Khi bàn giao cảng Cái Cui cho tổng công ty Hàng hải Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ. Các tỉnh trong vùng nói Cần Thơ có cảng với quy mô lớn nhất ĐBSCL, nhưng lại bàn giao. Bàn giao xong, vốn ngân sách địa phương ứng ra là 86,4 tỉ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ là 53,3 tỉ đồng, theo biên bản thoả thuận, tổng công ty Hàng Hải sẽ trả lại 86,4 tỉ đồng do địa phương đầu tư. Nhưng chín tháng qua, tổng công ty không quyết toán được vì mới kiểm toán 7/8 gói thầu”.
Ông Mai Văn Phúc, tổng giám đốc công ty Hàng Hải Việt Nam thừa nhận tiến độ xây dựng cảng chậm. Ông Nguyễn Tấn Quyên, bí thư TP Cần Thơ, băn khoăn về tiến độ xây dựng và mở luồng khi khối lượng hàng hoá đi – về mỗi năm trong khu vực lên đến hàng chục triệu tấn, mà Cần Thơ không có đường sắt, chỉ có đường bộ.
Ông Trần Hữu Châu, phó tổng giám đốc tổng công ty Hàng hải cho biết, theo kế hoạch, đến năm 2011, sau khi vét luồng xong, cảng Cái Cui mới có thể đón tàu 20.000 tấn ra vào.
Hoàng Lan
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=43845&fld=HTMG/2008/1125/43845

Thursday November 27, 2008 - 08:08am (EST) Permanent Link 0 Comments
Chứng khoán hai sàn rơi tự do

KINH DOANH
> CHỨNG KHOÁN
Thứ tư, 26/11/2008, 11:06 GMT+7
E-mail Bản In
Chứng khoán hai sàn rơi tự do
Bất chấp phiên đi lên của chứng khoán Mỹ, Vn-Index hôm nay quay về xu hướng giảm sau khi tuột mất 8,59 điểm (2,68%), còn 311,74 điểm. Lượng cầu dè dặt khiến khối lượng lẫn giá trị giao dịch ở mức thấp.>
Nhà đầu tư thận trọng với tin tốt từ chứng khoán Mỹ
Động thái phục hồi của chỉ số chứng khoán sàn TP HCM hôm qua đã không dài hơi đến phiên sáng nay. Hết đợt khớp lệnh đầu tiên, Vn-Index vơi 2,14 điểm, giao dịch chỉ đạt 1,36 triệu chứng khoán, tương đương 33,8 tỷ đồng.
Nhà đầu tư dường như không còn hồ hởi đón nhận những phản ứng tích cực từ những khởi sắc của thị trường Mỹ, lực mua tỏ ra yếu sức và đa phần nhắm đến mức sàn. Bảng điện tử ngập chìm trong sắc đỏ, khả năng vực dậy điểm số của Vn-Index càng trở nên khó khăn hơn khi chỉ số này ngày một lùi xa mốc tham chiếu. Đến hết đợt khớp lệnh liên tục, số điểm trừ Vn-Index đã lên đến 7,25. Nhóm 10 mã có giá trị vốn hóa lớn trên HOSE không có lấy mã nào tăng. Khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trao tay nhỏ giọt, với 7,5 triệu, trị giá 194 tỷ đồng.
Bên mua đa phần là những lệnh quy mô nhỏ, chủ yếu thăm dò thị trường khiến khối lượng giao dịch phiên hôm nay ở mức thấp. Ảnh: Đ.Q.
Đà giảm kéo dài cho đến hết phiên giao dịch, ấn định mức chung cuộc 311,74 điểm. Lượng cầu hạn chế và tập trung ở vùng giá thấp khiến mặt bằng giá chưa thể đi lên. Thanh khoản thị trường bị kéo xuống mức thấp nhất, với 11,9 triệu chứng khoán, gồm cả giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận, tương đương 353,7 tỷ đồng.
Một chuyên gia chứng khoán nhận xét nhà đầu tư đang e ngại báo cáo kết quả kinh doanh quý IV của doanh nghiệp niêm yết, những gì chưa rõ ràng, minh bạch trong các quý trước sẽ bộc lộ ra. Áp lực khủng hoảng kinh tế vẫn bao trùm khiến nhà đầu tư nghĩ rằng sự hồi phục của chứng khoán Mỹ chỉ là sự vực dậy sau chuỗi ngày đi xuống chứ chưa phải khởi đầu cho một xu hướng đi lên bền vững. Thêm vào đó là trạng thái bán ròng của khối ngoại càng tạo thêm sự dè chừng trong quyết định mua vào của nhà đầu tư.
Chung cuộc có 27 cổ phiếu tăng, 14 mã đứng giá và 130 cổ phiếu trượt dốc. Nhóm blue-chip gần như đồng loạt mất điểm, trong đó VNM, FPT mất đến 2,5 điểm, DPM, VPL cùng vơi 1.000 đồng một cổ phiếu.
STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch, với 2 triệu cổ phiếu. Kế đến là FPT (629.240 cổ phiếu), HPG (394.130 cổ phiếu), SJS (369.700 cổ phiếu).
Bỏ qua 2 phiên hồi phục liên tiếp, HaSTC-Index của sàn Hà Nội hôm nay mất đi 5,68 điểm (5,4%), chính thức rớt mốc 100, chỉ còn 99,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 7,6 triệu chứng khoán, tương đương 196,9 tỷ đồng.
Bạch Hường
source
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Chung-khoan/2008/11/3BA08CF1/

No comments:

Post a Comment