Monday 29 June 2009

Bị thương vì “tật”











Nên chăng cho dân vay vốn mua nhà?

Ngày 15.10.2008 Giờ 16:07
Nên chăng cho dân vay vốn mua nhà?
Hệ thống ngân hàng đã bình ổn tính thanh khoản, và còn có hiện tượng thừa tiền vốn khả dụng huy động được. Trong khi đó, người dân thực sự có nhu cầu mua nhà để ở trong khi giá xuống thấp, lại không thể vay vốn ngân hàng…
Hiện tại các ngân hàng đang gặp khó trong việc tìm khách hàng tốt để cho vay, nên triển khai cho những người thực sự có nhu cầu mua nhà để ở vay. Trong ảnh: một doanh nghiệp đang được giải quyết thủ tục vay vốn tại Vietcombank. Ảnh: Lê Quang Nhật
Bất động sản đóng băng: hại nhiều phía
Ngân hàng thừa tiền do lãi suất huy động vào cao nên không thể cho vay thấp được và số tiền khả dụng này vẫn nằm ở ngân hàng. Mỗi tháng các ngân hàng vẫn phải trả lãi nhưng không cho vay được vì sợ rủi ro, vì phải tập trung thu hồi, giảm dư nợ cho vay bất động sản. Do vậy, người có nhu cầu mua nhà thật sự cũng không có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, làm thị trường băng giá thêm.
Hiện tất cả các loại bất động sản (BĐS) từ căn hộ chung cư cao cấp, bình thường và các nền đất đều rớt giá, có khi đến 60% so với lúc giá cao thời điểm cuối năm 2007. Và như một số nhận định gần đây thì giá sẽ chạm đáy khi cuối năm 2008 các ngân hàng tiến hành thanh lý tài sản bán ra hoặc tịch biên như đã xảy ra ở Mỹ.
Nhưng nếu điều này xảy ra thì toàn hệ thống công ty BĐS và nhà đầu tư BĐS sẽ bị vỡ nợ hàng loạt, kéo theo đó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng. Điều này chỉ có lợi cho các nhà đầu tư cá mập, các tập đoàn BĐS nước ngoài có nhiều tiền mặt trong thời điểm hiện nay. Chứ những người dân có nhu cầu thật cũng không thể nào mua được tài sản giá thanh lý.
Số lượng người dân có nhu cầu thật, cần mua căn hộ, nền đất đã hoàn tất hạ tầng, có thể xây dựng được là rất lớn trong thời điểm giá xuống gần sát đáy như hiện nay. Tuy nhiên, họ chỉ có thể có một phần vốn, phần còn lại muốn vay ngân hàng, nhưng rất khó vì lãi suất còn cao khoảng 18 – 20% và việc xét duyệt rất khó khăn. Vì vậy làm cho nhu cầu thật mua nhà đất giá rẻ bị đè bẹp, làm mất tính thanh khoản của thị trường BĐS.
Mặt khác, một số công ty BĐS, nhà đầu tư đất trước đây đã mua vào giá cao nhưng muốn bình quân lại, cũng có thể bán giá thấp như hiện nay để trả tiền cho ngân hàng, nhưng vì các kênh tiếp cận vốn của người có nhu cầu thật quá khó nên cũng không bán được làm ngân hàng khó thu hồi được tiền cho vay trước đây.
Đến lúc cho vay mua nhà?
Giá BĐS đã xuống thấp như hiện nay là do Chính phủ thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, nên có thể nói người mua không sợ bị mua hớ nữa, và ngân hàng cũng có thể cho người dân có nhu cầu vay mua trong thời điểm này là an toàn, vì trị giá cho vay chỉ là 50% giá trị thế chấp mà thôi. Nếu có rủi ro cần thanh lý thì ngân hàng vẫn còn lời. Và việc này giải quyết được đầu ra hợp lý cho các ngân hàng.
Nếu để đến 31.12.2008 mà thị trường BĐS vẫn chưa có tính thanh khoản, trở lại giao dịch bình thường, thì tất cả các khoản nợ BĐS hiện nay ở các ngân hàng sẽ trở thành nợ xấu. Mặc dù có các tài sản thế chấp khác đảm bảo, nhưng các ngân hàng cũng không thể nào thanh lý được hết các tài sản đảm bảo cùng lúc. Vì không thể tìm ra 115.000 tỉ đồng (tổng dư nợ BĐS) ở đâu mà mua và thủ tục thanh lý cũng không đơn giản.
Khi đó, chẳng những nhà đầu tư bị tịch biên tài sản vỡ nợ táng gia bại sản mà hệ thống ngân hàng cũng rung rinh. Và khi đó giá trị cổ phiếu của các ngân hàng dù lớn hay nhỏ cũng sẽ rớt.
Đừng nghĩ là các khoản thế chấp còn an toàn mà không hành động, chỉ ngồi chờ quan sát, mà chúng ta phải chủ động đặt ra bài toán và giải bằng nhiều cách khác nhau.
Cần tạo tính thanh khoản cho thị trường BĐS, giúp các ngân hàng thu hồi bớt khoản cho vay BĐS 115.000 tỉ đồng, và giải ngân cho vay số vốn khả dụng hiện nay của các ngân hàng mà không vượt quá hạn mức tăng trưởng tín dụng 30% do ngân hàng Nhà nước quy định, giúp người dân có nhu cầu thật có thể vay 50% trị giá BĐS định mua với lãi suất vừa phải. Điều đó, giúp các ngân hàng không bị tình trạng nợ xấu cuối năm làm ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu.
Lương Minh Trí
source
http://sgtt.com.vn/detail42.aspx?ColumnId=42&newsid=41812&fld=HTMG/2008/1014/41812

Saturday October 18, 2008 - 05:59am (EDT) Permanent Link 0 Comments
CÔNG BỐ DOANH NGHIỆP HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2008

Ngày 15.01.2008 Giờ 21:24
CÔNG BỐ DOANH NGHIỆP HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2008 DO NGƯỜI TIÊU DÙNG BÌNH CHỌNNgười tiêu dùng trong cả nước thông qua cuộc điều tra theo phương pháp xã hội học đã bình chọn ra 485 doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Năm nay, ngoài ý kiến đánh giá trực tiếp của người tiêu dùng, sau khi có kết quả sơ bộ, báo Sài Gòn Tiếp Thị đã gửi kết quả đến các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và các địa phương (các cơ quan quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm, dược phẩm, thú y, nông nghiệp; cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp thương mại, quản lý thị trường, lao động, tài chính). Các cơ quan này đã tích cực hợp tác, phản hồi cho ban tổ chức các ý kiến thẩm định bằng văn bản. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng được yêu cầu cung cấp hồ sơ thông tin doanh nghiệp, theo đó, các doanh nghiệp phải thông tin đầy đủ các nội dung liên quan đến chất lượng sản phẩm, trách nhiệm với người tiêu dùng, với người lao động, với môi trường và với cộng đồng. Trên cơ sở đó, nhà tổ chức đã xác định, công bố chính thức danh sách doanh nghiệp đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 2008.....................................................................................................................................................*Trong bảng công bố lần này, chúng tôi chỉ giới thiệu các doanh nghiệp đạt danh hiệu đã hoàn thành hồ sơ thông tin doanh nghiệp. Sài Gòn Tiếp Thị không công bố tên các doanh nghiệp chưa hoàn thành thủ tục này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng sẽ được báo Sài Gòn Tiếp Thị công bố trực tiếp bằng văn bản........................................................................................................................................................................................................

Saturday October 18, 2008 - 05:54am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Giá vận tải biển đang giảm mạnh

Ngày 17.10.2008 Giờ 16:15
Giá vận tải biển đang giảm mạnh
Uỷ ban châu Âu (EC) áp đặt giải tán hiệp hội Tàu biển Viễn đông từ hôm nay (17.10) vì lý do vi phạm luật cạnh tranh. Ngay lập tức, giá vận tải biển giảm xuống
Từ 17.10, các hãng tàu sẽ tự quy định các mức phụ phí. Ảnh: Lê Quang Nhật
Theo thông báo của hiệp hội Tàu biển Viễn đông (FEFC), phụ phí xăng dầu (BAF), phụ phí chuyển đổi tiền tệ (CAF) áp dụng từ 1.9- 17.10 là 766 USD/TEU và 17,9% cho các lô hàng vận chuyển từ Việt Nam đi các cảng châu Âu. Đó là thông báo cuối cùng của FEFC vì hiệp hội này sẽ giải tán cũng từ ngày 17.10.2008.
Mạnh ai nấy giảm giá
Sau khi hiệp hội giải tán, các hãng tàu sẽ tự quy định mức thu phụ phí. Lập tức, một số hãng thông báo mức phụ phí mới, giảm đáng kể so với trước. Mức phụ phí xăng dầu và chuyển đổi tiền tệ do hãng Maersk công bố lần lượt là 720 USD/TEU và 14%, CMA là 717 và 14,79%, Hapag Lloyd là 712 USD/TEU và 17,7%...
Đại diện của một hãng tàu lớn của Đài Loan xin được giấu tên, cho biết: không còn hiệp hội, các hãng tàu đang mạnh ai nấy sống. Giá cước từ Việt Nam đi châu Âu đã giảm khoảng 40% so với cuối tháng 3 năm nay trong khi lượng hàng hoá cũng giảm tương ứng. Nếu không tính phụ phí thì giá cước đi các cảng chính như Rotterdam, Antwerp, Hamburg, Le Havre chỉ còn 400 – 500 USD/container 20 feet so với 900 USD của quý 1 năm nay.
Đại diện của hãng tàu CSAV cho biết mọi năm cứ tháng 10 là vào mùa cao điểm xuất hàng chuẩn bị Noel ở châu Âu. Nhưng năm nay lượng hàng xuất khẩu vẫn không thấy tăng. Vì thiếu hàng, một vài hãng tàu nhỏ đã liên tục hạ giá cước. Ngoài ra mức sụt giảm mạnh lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đi châu Âu đã ảnh hưởng mạnh đến vận chuyển đường biển của Việt Nam. Khi thị trường này giảm, các hãng tàu tăng số chỗ cho các nước lân cận như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan.
Doanh nghiệp được lợi
FEFC ra đời từ năm 1879, có vai trò điều phối hoạt động giữa 17 thành viên, đưa ra thông báo thống nhất về việc tăng giảm cước và các loại phí. Hãng tàu thành viên FEFC là những hãng tàu có khai thác tuyến đường biển từ châu Á đi châu Âu và Địa Trung Hải.
Theo ông Oliver Nguyễn, văn phòng đại diện công ty Eurofar tại TP.HCM, việc giải tán hiệp hội mang lại cơ hội có được giá cước cạnh tranh từ các hãng tàu. Trước đây các hãng tàu thường thông qua FEFC để đồng loạt tăng giá cước hoặc phụ phí mà các doanh nghiệp phải miễn cưỡng chấp nhận. Không còn hiệp hội, các nhà xuất nhập khẩu, các công ty logistics sẽ thương lượng với từng hãng tàu để có giá cước cạnh tranh.
Tin từ các hãng tàu cho hay, EC áp đặt giải tán FEFC vì lí do vi phạm luật cạnh tranh. Thực ra việc giải tán FEFC đã được đưa lên bàn thảo luận của EC từ nhiều năm trước. Theo EC thì các hãng tàu khai thác tuyến từ Viễn đông đi châu Âu trong nhiều thập kỷ qua đã thông qua FEFC để áp đặt cước phí gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vi phạm luật chống độc quyền.
Ông Phạm Hùng Quốc Kha, giám đốc công ty Diamond Planet, cho biết đã cận kề mùa cao điểm năm nay mà các hãng tàu không còn thông báo thiếu chỗ, thiếu container hay tăng phí mùa cao điểm (peak season surcharge) như cùng kỳ năm trước.
Vỹ Tân
source
http://sgtt.com.vn/Detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=41939&fld=HTMG/2008/1016/41939
Friday October 17, 2008 - 08:33am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Quy hoạch chi tiết dự án Saigon Sports City, phường An Phú, quận 2

LTS: Bắt đầu từ tháng 10, hàng tuần, vào sáng thứ hai, SGTT đăng tải quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 của một số khu dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố. Loạt thông tin quy hoạch này của SGTT có sự hợp tác của trung tâm Thông tin quy hoạch – sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM
Quy hoạch chi tiết dự án Saigon Sports City, phường An Phú, quận 2
Trong số báo này, SGTT giới thiệu sơ đồ vị trí, đồ án tổng mặt bằng sử dụng đất và những định hướng, chỉ tiêu cơ bản của dự án
Thông tin tóm tắt về dự án
Saigon Sports City giới hạn bởi nút giao thông cầu Rạch Chiếc, sông Rạch Chiếc, một phần Rạch Mương Kinh, khu sân golf, đường cao tốc dự kiến, phần khác Rạch Mương Kinh cắt ngang dự án.
Khu vực quy hoạch rộng 64,047 hecta, chỉ tiêu sử dụng đất 53,37m2/người, mật độ dân số bình quân 187,36 người/ha, tầng cao trung bình tối đa 16,9 tầng. Hệ số sử dụng đất 1,29 lần, trong đó khu thể thao 0,5 lần, khu trung tâm kết hợp ở cao tầng 2 lần, mật độ xây dựng trung bình 30%.
Tuần sau đón xem đồ án khu dân cư phường Cát Lái, quận 2.
Đồ án do trung tâm Thông tin quy hoạch – sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM thực hiện. SGTT và trung tâm Thông tin quy hoạch – sở Quy hoạch kiến trúc TP.HCM giữ bản quyền.
KHU 2: TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KẾT HỢP Ở CAO TẦNG
STT
Số lô
Chức năngsử dụng đất
Diện tích đất (ha)
Tổng DTXD (m2)
Hệ số sửdụng đất
Tầng cao(tầng)
1
K1
Khu nhà ở cao tầng
1,86
26.050
1,40
1 đến 30
2
K2
Khu nhà ở cao tầng
4,23
100.000
2,36
1 đến 30
3
K3a
Khu nhà ở cao tầng
2,31
32.340
1,40
1 đến 30
4
K3b
Khu nhà ở cao tầng
3,39
47.500
1,40
1 đến 30
5
K4
Khu nhà ở cao tầng
3,69
99.800
2,70
1 đến 30
6
K5
Khu nhà ở cao tầng
3,69
84.250
2,28
1 đến 30
7
K6
Khu nhà ở cao tầng
2,83
51.060
1,8
1 đến 30
8
L1
Khu thương mại và dịch vụ phức hợp
3,43
295.733
8,62
1 đến 30
9
L2
Khu giáo dục (trường cấp 1, 2)
1,15
20.160
1,75
4 đến 8
10
Cây xanh
7,12
0
11
Đường giao thông nội bộ
4,22
0
source
http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=41095&fld=HTMG/2008/0930/41095
Ngày 26.09.2008 Giờ 07:41
Gộp chung giấy hồng và giấy đỏ?
Một dự luật mới đang được lấy ý kiến gộp chung các loại giấy hồng, giấy đỏ hiện đang áp dụng thành một loại giấy mới
Dự án luật Đăng ký bất động sản (đang được lấy ý kiến đóng góp) được xây dựng trên nguyên tắc tất cả các thông tin liên quan đến bất động sản phải được đăng ký một cách chính xác, công khai, minh bạch. Tại buổi góp ý cho dự án luật do đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày hôm qua 25.9, nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn về sự cần thiết ra đời của luật này.
Hiện nay, ở TP.HCM có trung tâm Thông tin và đăng ký nhà đất làm nhiệm vụ đăng ký biến động nhà, đất và làm đầu mối về cập nhật đăng ký biến động, cung cấp thông tin theo yêu cầu cho các đối tượng sử dụng. Theo ông Trần Du Lịch, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, dự luật nhằm tập trung thông tin, dữ liệu và những biến động về tình trạng bất động sản về một đầu mối để cung cấp thông tin cho người dân. Đây là tiền đề tiến tới thực hiện dịch vụ công.
Ông Đào Anh Kiệt, giám đốc sở Tài nguyên môi trường TP.HCM cho rằng những quy định đang được lấy ý kiến sẽ thể hiện được tính công khai, minh bạch về thông tin của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, bà Đỗ Thị Loan, tổng thư ký hiệp hội Bất động sản TP.HCM băn khoăn: có cần thiết phải có một luật riêng về đăng ký bất động sản không? Theo bà Loan, luật này có ra đời cũng không làm cho thị trường đăng ký bất động sản minh bạch hơn.
Theo dự án luật, sẽ không còn các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở (gọi là giấy hồng), hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy đỏ). Sẽ có một loại giấy khác, là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nêu rõ hiện trạng bất động sản, người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất và những biến động của bất động sản đó. Theo nhận xét, loại giấy mới này sẽ khắc phục được các nhược điểm hiện nay là tồn tại nhiều loại giấy.
Theo bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật), đăng ký bất động sản là dịch vụ công nhằm phục vụ người dân thực hiện các quyền dân sự của mình đối với bất động sản. Như vậy, việc đăng ký không phải là bắt buộc, nhưng cũng theo chính dự luật này, việc không đăng ký bị coi là vi phạm pháp luật về đăng ký bất động sản. Rõ ràng, việc đăng ký mang tính bắt buộc chứ không phải dịch vụ công.
Giảng viên trường đại học Luật TP.HCM Đỗ Minh Khôi chỉ ra những mâu thuẫn của chính các điều khoản trong dự án luật. Theo ông, hoạt động đăng ký là việc văn phòng đăng ký bất động sản ghi vào sổ giải quyết cho sự không minh bạch của thị trường bất động sản hiện nay. Nó chỉ ghi nhận, cung cấp thông tin cho người dân, cho thị trường, chứ không làm phát sinh quyền của người đi đăng ký. Trong khi đó, theo dự án luật này, việc đăng ký lại phát sinh quyền sở hữu của người đi đăng ký, đồng thời văn phòng đăng ký bất động sản là đơn vị sự nghiệp có thu, không phải cơ quan hành chính nhà nước, thì làm sao có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như trong dự án luật.
source
http://sgtt.com.vn/detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=40920&fld=HTMG/2008/0925/40920
Ngày 26.08.2008 Giờ 07:29
Bị thương vì “tật”
Khi vừa kết thúc phiên xử một “trung gia” làng địa ốc Sài Gòn, ông Lâm Văn Chúc (công ty địa ốc Phúc Đức) le lưỡi: “Quá ớn! Tui bỏ tật tự soạn thảo hợp đồng”
Phiên sơ thẩm lần thứ hai vừa diễn ra tại TAND quận 2 mới đây đã tuyên huỷ một phần hợp đồng cam kết giữa ông Chúc với bên nguyên đơn, huỷ hợp đồng uỷ quyền cũng với nguyên đơn, công nhận hợp đồng mua bán nhà giữa ông với bà B. có hiệu lực.
Bà Nga (phía nguyên đơn) đề nghị ông Chúc thế chấp một căn nhà mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch để vay bốn tỉ đồng. Căn nhà này do ông Viễn đứng tên.
Hợp đồng cam kết ký xong vào tháng 6.2005, công ty Phúc Đức thế chấp ngôi nhà, mượn ngân hàng, đưa bốn tỉ đồng cho ông Viễn.
Đến giữa năm 2006, gia đình nguyên đơn (ông Viễn, bà Nga, anh em của họ) đem ngôi nhà cho ông A. thuê một phần và đã nhận tổng cộng 400 triệu đồng của ông A. Sau đó năm tháng, họ không cho thuê nữa nhưng đến đầu năm 2007 lại tiếp tục đem cho bà C. thuê một phần trong ba năm. Ông A. cũng được cho thuê lại.
Về phía ông Chúc, vào thời điểm phía gia đình nguyên đơn cho ông A. thuê nhà, ông Chúc đã bán ngôi nhà trên cho bà B. với giá 4,5 tỉ đồng. Sổ hồng sở hữu nhà đã được giao cho bà B. Nhưng do bà Nga không chịu giao nhà nên ngót hai năm nay bà B. không thể vô ngôi nhà đó được. Bà B. phát đơn kiện ra toà.
Trong suốt phiên toà phúc thẩm lần trước cũng như phiên sơ thẩm lần này, phía bà Nga đều đề nghị huỷ hợp đồng mua bán nhà giữa ông Chúc với bà B., trả lại nhà cho phía bà Nga.
Tuy nhiên, do có các chứng cứ cho thấy trong hợp đồng cam kết, phía bà Nga đã đồng ý cho công ty Phúc Đức “được thay mặt và nhân danh mình để thế chấp, bảo lãnh, mua bán, tặng cho, chuyển nhượng ngôi nhà” trong vòng 20 năm, đồng thời nếu quá ba tháng mà không trả lãi vay ngân hàng, hoặc quá chín tháng mà không đáo hạn… thì phía công ty có quyền bán ngôi nhà. Phía bà Nga đã vi phạm các điều khoản này, nên toà sơ thẩm tuyên hợp đồng bán nhà của ông Chúc cho bà B. là hợp pháp.
Mấu chốt trong vụ kiện rắc rối này nằm ở sai sót rất nhỏ. Đó là, phía ông Viễn ký hợp đồng cam kết cho thế chấp ngôi nhà là ký với công ty địa ốc Phúc Đức, nhưng trong hợp đồng uỷ quyền lại thoả thuận cho ông Chúc thực hiện quyền thế chấp. Nghĩa là việc công ty Phúc Đức đứng ra thế chấp ngôi nhà cho ngân hàng là sai. Đáng lẽ, theo hợp đồng, việc này phải do đích thân ông Chúc làm.
Ông Chúc khi tự bảo vệ cho mình trước phiên toà phúc thẩm lần thứ nhất, vẫn rất hồn nhiên rằng ông là chủ công ty thì ký với công ty hay ký với tên ông cũng vậy. Lập luận này thật dễ chấp nhận với không ít ông chủ doanh nghiệp gia đình, nhưng sai! Bởi lẽ, ở công ty nhà nước hay bất kỳ pháp nhân nào mà giám đốc công ty không phải chủ sở hữu công ty đó, thì cá nhân người được uỷ quyền và tư cách đại diện cho công ty không phải là một. Trong tình huống đó, hợp đồng thế chấp ngôi nhà cho ngân hàng có thể bị huỷ, kéo theo hợp đồng bán ngôi nhà cho bà B. có thể bị huỷ luôn. Lúc đó ông Chúc có thể phải bồi thường cả cho người mua lẫn người sở hữu cũ của ngôi nhà.
Rất may cho ông Chúc và bà B., công ty Phúc Đức là sở hữu của ông và ông là đại diện theo pháp luật (cộng với thực tế các hợp đồng cam kết và uỷ quyền đã được thực hiện theo đúng nội dung ký kết) nên việc thế chấp ngôi nhà được công nhận phù hợp pháp luật.
Hoàng Xuân
source
http://sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=39467&fld=HTMG/2008/0826/39467

Friday October 17, 2008 - 04:06am (EDT) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment